Mình gặp M, một sinh viên mới tốt nghiệp vào một ngày hè oi ả. Thằng bé nói, dạo này chán quá chị ạ vì em đã nghỉ việc chỉ sau 2 tháng đi làm. Vì sao ấy ạ, thì em không biết mình làm được gì ở đấy nữa, không biết tương lai sẽ đi về đâu.
T, một người đồng nghiệp cũ xuất sắc của mình, chuyển tới công ty thứ 3 trong vòng 3 năm. T là người nhanh nhạy và có chuyên môn rất tốt, nhưng liên tục nhảy việc vì luôn cảm thấy có gì đó “chưa đủ” ở sếp, đồng nghiệp, con đường thăng tiến…
Thực tế là, ngay cả khi còn là lính mới tò te, hay đã ở vai trò đồng sáng lập của một startup như hiện nay, luôn có những lúc mình cảm thấy chán làm việc vcđ (xin lỗi nhưng cảm giác chính xác là vậy đó). Có những ngày thực sự rất là NẢN trong công việc vì một tỷ thứ áp lực vô hình. Những ai đang đọc bài này dù là nhân viên hay quản lý, hãy nói thật cho mình biết bạn có từng cảm thấy vậy không?
Nếu bạn biết tới những khái niệm “Blue Monday” (Nỗi buồn thứ 2) và “TGIF” (Ơn giời thứ 6 đây rồi) thì bạn không cá biệt đâu, vì thực ra có hẳn một thế hệ người tự định nghĩa mình là “nằm thẳng”: họ quá mệt mỏi với việc phải cố gắng trong môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh khốc liệt, thậm chí từ chối gia nhập vào lực lượng lao động. Một khảo sát của Deloitte Global cho biết, 40% Gen Z và 24% Gen Y muốn nhảy việc trong giai đoạn 2021-2022.
Trong suốt gần mười năm đi làm trong các môi trường khác nhau, mình dần dần nhận ra rằng mỗi người chúng ta không cần một điểm “cân bằng” hoàn hảo, có lẽ ta chỉ cần tìm ra điểm “phù hợp”. Và điều quan trọng nhất thực ra là học cách để tìm thấy sự thỏa mãn với chính công việc mình đang có - bất kể bạn có một người sếp chưa đủ tâm lý, một môi trường làm việc không quá cởi mở, hay một cơ chế đãi ngộ chưa thật hấp dẫn. Cần "Học cách Yêu-công-việc-mình-làm".
Mình rất thích một khái niệm được Stefan Falk đưa ra trong cuốn Intrinsic Motivation là "FEO (Focus on Exciting Outcome)", tạm dịch là “tập trung vào những thứ làm bạn cảm thấy hứng khởi”. Hôm nay có điều gì thực sự khiến bạn rất vui khi hoàn thành? Bạn sẽ hứng khởi kể lại cho người yêu/vợ chồng/con cái/bố mẹ của mình điều gì đáng nhớ nhất ở chỗ làm sau khi kết thúc một ngày dài? Tuần này có mục tiêu nào khiến bạn hào hứng? Và tháng này? Và năm nay?
T, một người đồng nghiệp cũ xuất sắc của mình, chuyển tới công ty thứ 3 trong vòng 3 năm. T là người nhanh nhạy và có chuyên môn rất tốt, nhưng liên tục nhảy việc vì luôn cảm thấy có gì đó “chưa đủ” ở sếp, đồng nghiệp, con đường thăng tiến…
Thực tế là, ngay cả khi còn là lính mới tò te, hay đã ở vai trò đồng sáng lập của một startup như hiện nay, luôn có những lúc mình cảm thấy chán làm việc vcđ (xin lỗi nhưng cảm giác chính xác là vậy đó). Có những ngày thực sự rất là NẢN trong công việc vì một tỷ thứ áp lực vô hình. Những ai đang đọc bài này dù là nhân viên hay quản lý, hãy nói thật cho mình biết bạn có từng cảm thấy vậy không?
Nếu bạn biết tới những khái niệm “Blue Monday” (Nỗi buồn thứ 2) và “TGIF” (Ơn giời thứ 6 đây rồi) thì bạn không cá biệt đâu, vì thực ra có hẳn một thế hệ người tự định nghĩa mình là “nằm thẳng”: họ quá mệt mỏi với việc phải cố gắng trong môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh khốc liệt, thậm chí từ chối gia nhập vào lực lượng lao động. Một khảo sát của Deloitte Global cho biết, 40% Gen Z và 24% Gen Y muốn nhảy việc trong giai đoạn 2021-2022.
Lying flat generation - Thế hệ "nằm thẳng" |
Và đây là lúc thẳng thắn thừa nhận sự thật đau lòng: cái gọi là “work-life balance” chẳng hề khả thi khi mà công việc luôn đòi hỏi bạn cống hiến từ 8-10h mỗi ngày. Chúng ta sẽ chẳng thể nào cân bằng nổi nếu tâm trí cứ luôn rối bòng bong với khối lượng công việc và những áp lực xoay quanh nó.
Cách duy nhất để giải quyết triệt để vấn đề, là đối diện với nó
Trong suốt gần mười năm đi làm trong các môi trường khác nhau, mình dần dần nhận ra rằng mỗi người chúng ta không cần một điểm “cân bằng” hoàn hảo, có lẽ ta chỉ cần tìm ra điểm “phù hợp”. Và điều quan trọng nhất thực ra là học cách để tìm thấy sự thỏa mãn với chính công việc mình đang có - bất kể bạn có một người sếp chưa đủ tâm lý, một môi trường làm việc không quá cởi mở, hay một cơ chế đãi ngộ chưa thật hấp dẫn. Cần "Học cách Yêu-công-việc-mình-làm".
Mình rất thích một khái niệm được Stefan Falk đưa ra trong cuốn Intrinsic Motivation là "FEO (Focus on Exciting Outcome)", tạm dịch là “tập trung vào những thứ làm bạn cảm thấy hứng khởi”. Hôm nay có điều gì thực sự khiến bạn rất vui khi hoàn thành? Bạn sẽ hứng khởi kể lại cho người yêu/vợ chồng/con cái/bố mẹ của mình điều gì đáng nhớ nhất ở chỗ làm sau khi kết thúc một ngày dài? Tuần này có mục tiêu nào khiến bạn hào hứng? Và tháng này? Và năm nay?
Tình yêu công việc bền vững |
Trong vòng 4 tháng nghiên cứu và tìm hiểu về cuốn sách này, mình và các đồng nghiệp ở Spiderum đã thực hành nhiều công cụ được Stefan Falk đưa ra trong cuốn Intrinsic Motivation nhằm giúp các cá nhân tìm thấy niềm vui bền vững trong công việc thay vì tưởng thưởng bề ngoài. Tất nhiên bọn mình không phải những người đầu tiên, những công cụ này đã được Stefan sử dụng để huấn luyện cho khoảng 4.000 nhà lãnh đạo tại 60 tổ chức khác nhau ở Bắc Mỹ và châu Âu để giúp họ nâng cao hiệu suất công việc. Có thể liệt kê một vài ví dụ bọn mình đã trực tiếp áp dụng và thấy hiệu quả rõ rệt, như là:
- Daily Journaling (viết Nhật ký ngày): Đối thoại với chính mình để trả lời 3 câu hỏi: Hôm nay mình cảm thấy vui nhất về điều gì? Có việc gì khó khăn & cách giải quyết ra sao? Mình biết ơn ai/cái gì trong ngày hôm nay?
Trong giai đoạn căng thẳng cực độ, việc thực hành viết Nhật ký ngày đã giúp cho mình vượt qua những cảm xúc tiêu cực nhất cũng như có niềm tin vào bản thân hơn rất nhiều. Nó cũng giúp cho tâm trí được bình ổn và cảm xúc được kiểm soát tốt hơn, tránh những việc “buồn quá mức” hay “vui quá đà”. Việc viết giúp mình nhận ra: hóa ra mình đã làm được nhiều việc tốt hơn mình tưởng, thay vì chỉ tập trung vào những sự kiện tiêu cực.
Mình cực kỳ ấn tượng với những gì việc thực hành viết Daily Journal đã tác động tới bản thân mình, và vì thế, chắc chắn mình sẽ viết riêng một bài để nói sâu về Daily Journal. Mong các bạn ủng hộ ^^!
- Đừng là nạn nhân, hãy là thám tử: Đây là việc thay đổi mindset đổ lỗi bằng việc đứng ra ngoài từ góc độ khách quan để phân tích, bóc tách sự việc. Vấn đề lớn nhất của thất bại không phải là bản thân của sự thất bại, mà là nỗi đau tinh thần nó gây ra. Điều tương tự cũng xảy ra khi chúng ta trải nghiệm thành công - cảm xúc vui mừng có thể dễ dàng khiến chúng ta đánh giá quá cao bản thân.
- Đưa mọi thứ cần làm lên lịch (Calendar view) thay vì Checklist: Việc đưa các task lên lịch sẽ giúp cho bạn quản lý tốt không chỉ về mặt số lượng, mà còn là mức độ ưu tiên, khoảng thời gian cần thiết để chuẩn bị, và nhìn rõ sự liên kết giữa các task. Đây là một công cụ cực kỳ đơn giản mà hiệu quả, been there done that nhé!
Áp dụng tư duy logic trong những trường hợp bạn không chắc chắn:
Bởi vì đến cuối cùng, chúng ta không thể cứ mãi chán công việc chỉ vì không hợp sếp hoặc không thích đồng nghiệp.
Chúng ta làm việc vì những mục tiêu lớn hơn thế chứ? Và vì chính bản thân mình chứ?
- Daily Journaling (viết Nhật ký ngày): Đối thoại với chính mình để trả lời 3 câu hỏi: Hôm nay mình cảm thấy vui nhất về điều gì? Có việc gì khó khăn & cách giải quyết ra sao? Mình biết ơn ai/cái gì trong ngày hôm nay?
Trong giai đoạn căng thẳng cực độ, việc thực hành viết Nhật ký ngày đã giúp cho mình vượt qua những cảm xúc tiêu cực nhất cũng như có niềm tin vào bản thân hơn rất nhiều. Nó cũng giúp cho tâm trí được bình ổn và cảm xúc được kiểm soát tốt hơn, tránh những việc “buồn quá mức” hay “vui quá đà”. Việc viết giúp mình nhận ra: hóa ra mình đã làm được nhiều việc tốt hơn mình tưởng, thay vì chỉ tập trung vào những sự kiện tiêu cực.
Mình cực kỳ ấn tượng với những gì việc thực hành viết Daily Journal đã tác động tới bản thân mình, và vì thế, chắc chắn mình sẽ viết riêng một bài để nói sâu về Daily Journal. Mong các bạn ủng hộ ^^!
- Đừng là nạn nhân, hãy là thám tử: Đây là việc thay đổi mindset đổ lỗi bằng việc đứng ra ngoài từ góc độ khách quan để phân tích, bóc tách sự việc. Vấn đề lớn nhất của thất bại không phải là bản thân của sự thất bại, mà là nỗi đau tinh thần nó gây ra. Điều tương tự cũng xảy ra khi chúng ta trải nghiệm thành công - cảm xúc vui mừng có thể dễ dàng khiến chúng ta đánh giá quá cao bản thân.
- Đưa mọi thứ cần làm lên lịch (Calendar view) thay vì Checklist: Việc đưa các task lên lịch sẽ giúp cho bạn quản lý tốt không chỉ về mặt số lượng, mà còn là mức độ ưu tiên, khoảng thời gian cần thiết để chuẩn bị, và nhìn rõ sự liên kết giữa các task. Đây là một công cụ cực kỳ đơn giản mà hiệu quả, been there done that nhé!
Áp dụng tư duy logic trong những trường hợp bạn không chắc chắn:
- Đều mà tôi hoàn toàn chắc chắn mình nên làm?
- Điều mà tôi nghĩ mình nên làm nhưng chưa chắc chắn? Tôi có thể hỏi ai?
- Trong số những điều nên làm, tôi mù tịt về cái gì? Tôi có thể hỏi ai?
Bởi vì đến cuối cùng, chúng ta không thể cứ mãi chán công việc chỉ vì không hợp sếp hoặc không thích đồng nghiệp.
Chúng ta làm việc vì những mục tiêu lớn hơn thế chứ? Và vì chính bản thân mình chứ?
264
|
6/16/2023 1:16:04 PM