Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?

Ngày 15/8/1945, Nhật Bản đã bị đánh bại bởi quân đồng minh. Tại thời điểm đó, không một ai có thể nghĩ rằng đất nước thất trận đó có thể trở thành một trong ba nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chưa bao giờ trong lịch sử có nền kinh tế của một quốc gia hồi phục nhanh như vậy sau chiến tranh và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giai đoạn hồi phục của nền kinh tế Nhật Bản được biết đến như là một phép màu của kinh tế bởi vì sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản là phi thường.
Nền kinh tế Nhật Bản chịu thiệt hại nặng nề kể từ thế chiến thứ 2. Vào thời điểm cuối thế chiến 2, kinh tế Nhật nhỏ hơn đáng kể so với thời kỳ trước chiến tranh.
Đầu tiên, hãy tìm hiểu những thách thức mà nền kinh tế Nhật Bản phải đối mặt tại thời điểm hậu chiến tranh. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách họ vượt qua thời điểm khó khăn đó và trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Những thách thức của nền kinh tế Nhật Bản sau thế chiến 2.


Nhật Bản chịu tổn thất từ 1.8 – 2.8 triệu người trong chiến tranh thế giới thứ 2. Mức sản xuất trong thời kỳ chiến tranh chỉ bằng 1/10 so với giai đoạn chiến tranh. Nhật Bản phải đối mặt với rất nhiều vấn đề làm tê liệt nền kinh tế của họ.
Hãy cùng tìm hiểu những thách thức kinh tế mà Nhật Bản phải đối mặt trong thời kỳ hậu chiến tranh.
Thất nghiệp cao.
13.1 triệu người phục vụ tại ngũ trở về quê và trở nên thất nghiệp. Hàng triệu người di cư cũng tới Nhật Bản từ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, điều này càng góp phần vào tỷ lệ thất nghiệp cao.
Sau chiến tranh, hầu hết quân nhân và dân thường đều không có việc làm. Thất nghiệp rất cao trong thời kỳ hậu chiến tranh. Một lý do khác góp phần vào tỷ lệ thất nghiệp cao là các vùng đất và nhà máy đều bị chiến tranh tàn phá.
Vì vậy những người làm việc trong nhà máy đều trở thành thất nghiệp do nhà máy nơi họ làm việc đã bị phá hủy bởi các cuộc đánh bom.
Khủng hoảng lương thực.


Từ năm 1944 trở đi, ngay kể cả vùng nông thôn, sân thể thao của các trường học đều đã được chuyển thành ruộng trồng khoai lang. Và chúng tôi ăn tất cả các phần của cây khoai lang từ lá cho tới rễ…Về protein, chúng tôi ăn bọ cánh cứng, ấu trùng bọ cánh cứng, và các loại côn trùng khác mà chúng tôi tìm thấy ở rễ cây mà chúng tôi hái, chúng tôi rang hoặc nghiền chúng. Ngay cả ở nông thôn, thực phẩm cũng khan hiếm.
-The Untold History of Ramen
Hàn Quốc và Đài Loan từng là thuộc địa sản xuất lúa gạo của Nhật Bản.
Sau chiến tranh, khi những thuộc địa của Nhật Bản được trao trả độc lập, việc cung cấp lương thực phụ thuộc hoàn toàn vào sản lượng của họ.
Thời tiết khắc nghiệt đã dẫn tới một mùa vụ thất bát vào năm 1944 và 1945. Cả chính quyền Nhật Bản và Mỹ đều không điều chỉnh hợp lý việc sản xuất và phân bổ thực phẩm trên toàn quốc.
Một sự giảm sút sản xuất lương thực toàn cầu vào năm 1945 và 1946 đã làm cho tình trạng này ngày càng trở nên tồi tệ.
Trong thời gian chiếm đóng, Đảng Cộng Sản đã lợi dụng cuộc khủng hoảng nạn đói bằng cách đổ lỗi cho chính quyền Hoa Kỳ ở Nhật Bản. Để hạ bệ cuộc truyền thông này và ngăn chặn sự hình thành của Đảng Cộng Sản Nhật Bản. Hoa Kỳ đã gửi ngũ cốc và quân đội tới nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình ủng hộ Cộng Sản.
Năm 1947, chính quyền Mỹ đã thành lập chương trình bữa trưa ở trường học Nhật Bản để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em ở các thành phố bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng lương thực.
Tổ chức từ thiện và tôn giáo Hoa Kỳ phát triển các cơ quan cứu trợ được cấp phép ở Châu Á để cung cấp lương thực, quần áo và các khoản viện trợ khác.
Các khoản viện trợ của Mỹ cho Nhật Bản được ước tính lên tới 1.65 tỷ đô la từ năm 1946 tới 1950.
Lạm phát cao.


Sau khi kết thúc chiến tranh, một lượng lớn tiền tệ đã được đưa vào nền kinh tế. Dưới hình thức chi phí quân sự tạm thời và thanh toán hàng hóa quân sự.
Nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp cao và khủng hoảng lương thực. Chính phủ Nhật Bản đã in lượng lớn tiền để thanh toán cho các khoản trợ cấp đồng thời áp đặt kiểm soát giá cả. Đó chắc chắn không phải chính sách kinh tế hiệu quả.
Chính sách kiểm soát giá cả đã không hiệu quả, và in thêm tiền đã dẫn tới lạm phát tăng hàng trăm phần trăm từ 1946 – 1949. Đó là lạm phát cao nhất của Nhật Bản từ trước tới nay.



Để giải quyết các thách thức kinh tế và sự gia tăng của nền công nghiệp sản xuất. Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra các chính sách đưa quốc gia này trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới.
Rất nhiều quốc gia học hỏi các chính sách kinh tế này và cố gắng thực hiện áp dụng chúng vào nền kinh tế của quốc gia họ nhằm đạt được các thành tựu kinh tế như vậy.
Vậy những chính sách kinh tế nào đã đưa Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới?

Chính sách công nghiệp mới.


Chính sách này được đề xuất từ Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế (MITI) vào năm 1959. MITI đã gửi những nhà thiết kế công nghiệp Nhật Bản ra nước ngoài để học hỏi các kỹ năng và công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm Nhật Bản. Tại thời điểm đó, chúng được xem như là các sản phẩm sao chép rẻ tiền của sản phẩm phương Tây.
MITI đã chuyển nền kinh tế Nhật Bản từ chế tạo các sản phẩm với giá thành thấp sang sản xuất sản phẩm công nghệ và chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đồng thời, họ cung cấp các khoản vay lãi suất thấp và cắt giảm thuế cho các công ty, doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp phát triển cao. Vì vậy, các công ty cũng thúc đẩy được tăng trưởng của họ. Nó làm tăng tốc chung cho nền kinh tế Nhật Bản.
Họ đồng thời cung cấp các khoản vay trực tiếp hoặc đảm bảo một khoản vay từ một ngân hàng tư nhân cho các công ty.
MITI cũng đã cung cấp đất chính phủ với chi phí thấp. Vì vậy, các công ty sản xuất các sản phẩm của họ trên đất của chính phủ với chi phí thấp, điều này giúp họ cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Mục tiêu là thúc đẩy phát triển công nghiệp bằng cách hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân và cung cấp cho họ bằng sáng chế, hợp đồng chính phủ và cắt giảm thuế nhằm gia tăng sản xuất.
Kết quả là sản xuất oto của Nhật Bản đã tăng gần 1000% từ 1964 – 1984, chiếm ¼ thị trường oto thế giới. Theo như một số học giả, không có một tổ chức hoặc chính phủ nào có tác động kinh tế lớn hơn MITI.
Chính sách công nghiệp này đã chứng minh được sự thành công của nó. Nhật Bản nhanh chóng từ nước sản xuất sản phẩm tiêu dùng giá rẻ với chi phí thấp thành nước sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.

Kế hoạch gấp đôi thu nhập.


Kế hoạch nhân đôi thu nhập là kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn được đề xuất bởi Thủ tướng Nhật Bản Hayato Ikeda vào mùa thu năm 1960.
Kế hoạch kêu gọi tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế Nhật Bản trong 10 năm thông qua việc cắt giảm thuế, đầu tư có mục tiêu, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, và khuyến khích gia tăng xuất khẩu và phát triển công nghiệp.
Để gia tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế Nhật Bản trong 10 năm. Kế hoạch kêu gọi gia tăng GDP hàng năm ở mức 7.2%.
Đáng ngạc nhiên là tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm của Nhật Bản vượt 10% trong suốt thời gian kế hoạch, và quy mô nền kinh tế đã gấp đôi trong vòng chưa đầy 7 năm.
Kế hoạch gấp đôi thu nhập đã vượt xa kỳ vọng. Nó chứng minh sự thành công của chính sách kinh tế này và giúp kinh tế Nhật Bản trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất.
Rất nhiều khía cạnh khác của kế hoạch gấp đôi thu nhập đang được các quốc gia khác học tập với hy vọng sao chép được sự gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế như vậy với đầu tàu là xuất khẩu.
Cải cách ruộng đất.


Tháng 10/1946, dưới sự cải cách ruộng đất của Nhật Bản, những địa chủ sở hữu nhiều hơn số lượng cho phép phải bán phần đất thừa cho chính phủ tại mức giá cố định. Sau đó, chính phủ đã bán đất ở mức thấp hơn cho người thuê đất đang canh tác trên đất.
Từ 1947 – 1949, xấp xỉ 38% đất canh tác đã được mua dưới chương trình cải cách ruộng đất và bán lại tại mức giá thấp cho nông dân những người đang canh tác trên mảnh đất đó.
Năm 1950, ba triệu nông dân đã sở hữu đất của riêng họ. Nó đã phá bỏ quyền lực của địa chủ đã thống trị từ lâu.
Cải cách kinh tế đã giúp nông dân nghèo cải thiện điều kiện cuộc sống bằng việc canh tác trên chính mảnh đất của họ, nó cũng đóng góp vào cải thiện nền kinh tế Nhật Bản.

Vai trò của Mỹ đối với phép màu kinh tế Nhật Bản.



Hậu chiến tranh, Mục tiêu của Hoa Kỳ là phi quân sự hóa và dân chủ hóa Nhật Bản. Vì vậy, năm 1947 hiến pháp Nhật Bản yêu cầu Nhật Bản phải từ bỏ quyền sở hữu lực lượng quân sự của họ và nằm dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ.
Vì vậy, số tiền đáng lẽ được chi cho quân sự sẽ được dùng cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ giúp nền kinh tế Nhật Bản phục hồi.

Đồng Yên rẻ.



Năm 1949, một trong những nhân tố giúp tăng trưởng nền kinh tế là đồng Yên rẻ. Mỹ đã cố định tỷ giá 1 đô la Mỹ đổi 360 Yên Nhật như một phần của thỏa thuận Bretton.
Vì vậy, Hoa Kỳ sẽ thấy hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu từ Nhật Bản rẻ hơn. Điều này thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản sang Hoa Kỳ, nơi trở thành thị trường lớn nhất cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Đồng Yên rẻ đã giúp doanh nghiệp Nhật Bản cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới và cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với mức giá thấp hơn.
Nó đã giúp cho các doanh nghiệp Nhật Bản chiếm thị phần từ các công Mỹ trên chính mảnh đất Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không thể cung cấp các sản phẩm chất lượng cao tại mức giá thấp như mức giá mà các doanh nghiệp Nhật Bản cung cấp.
Năm 1956, thu nhập quốc gia thực tế của Nhật Bản đã cao hơn 53% so với mức trung bình từ năm 1934 – 1936, và cao hơn 60% so với năm 1950.
Breaking Zaibatsu.
Zaibatsu là thuật ngữ dùng để mô tả tập đoàn kinh doanh thuộc sở hữu gia đình chiếm một phần đáng kể trong nền kinh tế Nhật Bản. Cấu trúc của Zaibatsu đứng đầu là công ty cổ phần thuộc sở hữu bởi một số gia đình giàu có.
Công ty cổ phần này bao gồm hàng trăm công ty con và một ngân hàng. Vì vậy, họ cung cấp các khoản vay từ ngân hàng họ sở hữu tới các công ty của họ với mức lãi suất thấp để thúc đẩy đế chế kinh doanh của họ.
Với sự nổ ra của thế chiến 2, The Big Four Zaibatsu (bao gồm: Mitsubishi, Sumitomo, Yasuda, và Mitsui) kiểm soát lên tới trên 30% các lĩnh vực: khai khoáng, hóa chất và công nghiệp kim loại, và kiểm soát trên 50% thị trường máy móc và thiết bị, một phần đáng kể của đội tàu buôn thương mại quốc tế, chiếm trên 70% thị trường thương mại chứng khoán.
Tuy nhiên sau khi chiến tranh, chính quyền Mỹ đã phá hủy Zaibatsu và tịch thu tài sản của họ. Chính quyền Mỹ cố gắng phá bỏ các doanh nghiệp được sở hữu bởi Zaibatsu. Mặc dù vậy, việc giải tán hoàn toàn Zaibatsu không bao giờ đạt được bởi lực lượng đồng minh do quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ tập trung hơn vào xây dựng kinh tế Nhật bản như một thành lũy chống lại phe Cộng Sản hơn là trừng phạt các lực lượng Nhật Bản. Điều đó đã tạo sự giúp đỡ lớn cho kinh tế Nhật.
Khi nền kinh tế lớn nhất thế giới muốn nền kinh tế của bạn hồi phục điều đó có nghĩa bạn nhận được sự giúp đỡ rất lớn.

Kế hoạch Dodge.



Kế hoạch Dodge là một chính sách tài chính và tiền tệ thu hẹp được đề xuất bởi nhà kinh tế người Mỹ Joshep Dodge cho Nhật Bản nhằm hồi phục và loại bỏ lạm phát sau thế chiến 2.
Kế hoạch Dodge là một phần của mục tiêu lớn hơn nhằm dân chủ hóa và đưa Nhật Bản trở thành một ví dụ của đất nước tư bản đối với các quốc gia Cộng Sản khác trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Nhằm đạt mục tiêu của tăng cường sức mạnh của nền kinh tế Nhật và loại bỏ lạm phát. Chính quyền Mỹ đã bổ nhiệm Joshep Dodge là cố vấn chính sách kinh tế. Tháng 2/1949, Dodge tới Nhật Bản để xem xét trực tiếp tình hình. Ngày 7/3/1949, ông công bố kế hoạch của mình với những điểm chính như sau:
  • Cân bằng ngân sách quốc gia nhằm giảm thiểu lạm phát.
  • Thu thuế có hiệu quả.
  • Giải thể Recontruction Finance Bank vì các khoản cho vay không hiệu quả.
  • Giảm phạm vi can thiệp của chính phủ.
  • Cố định tỷ giá đồng Yên tại 360 Yên đổi 1 đô la Mỹ nhằm thúc đẩy xuất khẩu.
Mặc dù kế hoạch của Dodge đã thành công trong việc giúp nền kinh tế Nhật Bản độc lập và kiểm soát lạm phát trong dài hạn. Tuy nhiên trong ngắn hạn, nó cũng gây ra những khó khăn đáng kể cho người lao động Nhật Bản dẫn tới sự sa thải hàng loạt khi nền kinh tế vào giai đoạn suy thoái.
Giai đoạn kinh tế suy thoái này còn được biết biết đến như là suy thoái Dodge. Nền kinh tế Nhật Bản khi đó đã lao dốc. Nhưng tới năm 1950, Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, điều này giúp cho nền kinh tế Nhật Bản hồi phục một lần nữa.

Chiến tranh Triều Tiên.



Khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, lực lượng quân sự Mỹ nhận ra rằng sản xuất và dịch vụ ở Nhật Bản sau đó chuyển chúng tới Triều Tiên sẽ mang lại hiệu quả lớn nhất. Chính vì vậy, Nhật Bản đã trở thành nhà cung cấp hàng hóa thiết yếu cho quân đội Mỹ và nam Triều Tiên trong suốt cuộc chiến. Nền kinh tế Nhật Bản hưởng lợi lớn về sự gia tăng sản xuất.
Nguồn thu nhập bổ sung cho Nhật Bản đến từ quân đội Hoa Kỳ, và thường dân được sử dụng để mua nguyên liệu thô nhằm tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn. Trong suốt cuộc chiến tranh Triều Tiên, các khoản thanh toán từ chính phủ Hoa Kỳ đã mang lại sự tăng trưởng cho kinh tế Nhật Bản, chiếm tới 27% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản.
Từ năm 1941 tới 1946, tổng thu nhập quốc gia của Nhật Bản giảm 50%. Tuy nhiên, từ năm 1946 tới 1957, nó đã tăng tới 170%.

Lực lượng lao động chất lượng cao.



Một trong những yếu tố khiến Nhật Bản trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu là lực lượng lao động được giáo dục tốt. Lực lượng lao động được giáo dục tốt đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa Nhật Bản trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Năm 1868, cuộc cải cách giáo dục thời Minh Trị đã thúc đẩy phổ cập giáo dục, mở thêm nhiều trường công lập để giáo dục nhiều người Nhật hơn và thuê giáo viên nước ngoài về giảng dạy và mở rộng thêm nhiều môn học.
Vào thời điểm đó, cuộc cải cách giáo dục này đã giúp người Nhật trở thành một trong những lực lượng lao động có trình độ học vấn cao nhất toàn Châu Á.
Mặc dù bị đánh bại trong chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng lao động được giáo dục tốt của Nhật Bản đã đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đối với đất nước của họ.
Hơn nữa sau thế chiến 2, hệ thống giáo dục Nhật Bản ngày càng trở nên tốt hơn điều này giúp ích rất nhiều cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhấn mạnh vào chất lượng.
Vào thời điểm đó, tỷ lệ quản lý trên tiền lương là nhỏ. Công nhân cảm thấy có sự kết nối với ban quản lý công ty. Vì vậy, nếu ban quản lý của một công ty Nhật Bản nói với người lao động rằng họ là thành viên của một gia đình, Người lao động sẽ cảm thấy sự liên kết và gắn bó với công ty.
Vì vậy, người lao động Nhật Bản biết rằng kẻ thù của họ không phải là quản lý, mà là sự cạnh tranh của họ. Điều này cũng thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao hơn.
Đến năm 1953, sản xuất ở Nhật Bản đã quay trở lại mức sản xuất vào năm 1937. Vào những năm 1950, các sản phẩm của Nhật Bản có giá rẻ và chất lượng thấp. Nhưng vào những năm 1970, các sản phẩm của Nhật Bản đại diện cho các sản phẩm thương hiệu chất lượng cao.
Lực lượng lao động được giáo dục tốt và có động lực. Sự nhấn mạnh vào chất lượng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và đồng Yên rẻ giải thích cho sự tăng trưởng kinh tế hai con số của Nhật Bản.
Làm việc chăm chỉ.
Nếu có một điều mà người Nhật nổi tiếng thì đó là làm việc chăm chỉ hơn hầu hết các quốc gia khác. Mặc dù, Làm việc nhiều giờ không nhất thiết có nghĩa là làm việc hiệu quả. Nhưng sự làm việc chăm chỉ trong nhiều giờ của người Nhật trong những năm 1950, 1960 và 1970 đã giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế họ.
Văn hóa Nhật Bản coi lợi ích của một nhóm, một công ty hơn là một cá nhân. Hầu hết mọi người cảm thấy mình là một phần của công ty hoặc xã hội, điều này khiến họ làm việc chăm chỉ hơn để tạo ra một sản phẩm chất lượng. Đó là một trong những lý do tại sao người Nhật làm việc chăm chỉ hơn các quốc gia phương Tây khác, những quốc gia chú trọng nhiều hơn đến quyền tự do cá nhân.

Tỷ lệ tiết kiệm cao.



Nền kinh tế Nhật Bản đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng vượt bậc, điều này sẽ không bao giờ xảy ra nếu không có sự tiết kiệm cao của người Nhật. Người dân của h thích tiết kiệm nhiều hơn là tiêu dùng. So với các quốc gia khác như Hoa Kỳ hay Pháp, nền kinh tế Nhật Bản có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn hẳn đặc biệt là trong những năm 1950 – 1970. Những khoản tiết kiệm cao hơn này sau đó được đầu tư vào vốn sản xuất để tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn giúp thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tỷ lệ tiết kiệm cao dường như là một sở thích văn hóa đã cho phép Nhật Bản trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tổng kết.


Nền kinh tế Nhật Bản đã đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) trong suốt nhiều năm từ năm 1968 -2010. Sau đó bị vượt qua bởi Trung Quốc. Những năm 1950 – 1970 là những năm vàng son của Nhật Bản, nhờ đó Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai chỉ trong vòng 3 thập kỷ.
Năm 1945, dân số nông thôn của Nhật Bản ở mức 50%. Nhưng đến năm 1970, nó đã giảm xuống dưới 20%. Từ năm 1955 - 1975, nền kinh tế Nhật Bản đã có sự tăng trưởng thần kỳ hơn 435%.
Và Nhật Bản cũng là 1 trong số ít các quốc gia đạt được phép màu kinh tế cho tới thời điểm hiện tại.

198 | 7/5/2023 3:32:13 PM
Bình luận
Để lại bình luận Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết liên quan
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
BoJ đã chính thức trở thành ngân hàng cuối cùng trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo khi quốc gia này đang phải đối mặt với hàng thập kỷ giảm phát.