Như các bạn đã biết, trong các tác phẩm giả tưởng, thường sẽ tồn tại một phe phái gọi là ma tộc với kẻ đừng đầu mà Ma Vương (魔王), tất nhiên trong Tensura cũng vậy, chỉ có điều số lượng Ma Vương trong Tensura nó… hơi nhiều thôi.
魔王 (Maou) ngoài cách dịch là Ma Vương ra thì còn có thể dịch thành Quỷ Vương, nói chung là tùy người dịch mà họ sẽ chọn cụm từ nào cảm thấy phù hợp hơn, dù sao thì thường, các bộ khác cũng chỉ có một danh hiệu 魔王 như vậy thôi nên dịch thành Ma Vương hay Quỷ Vương cũng không khác nhau là mấy.
Tuy vậy trong Tensura, nó lại tồn tại song hành cả Ma Vương (魔王) và Quỷ Vương (鬼王), thế nên cần phải phân biệt hai cái này.
Như các bạn đã biết thì trong Tensura có thể chia ra làm hai thế lực chính, đó là Nhân Loại và Ma Vật (Ma Tộc).
Nếu như Nhân Loại chỉ có một chủng tộc duy nhất là con người, với cấp bậc danh hiệu cao nhất là Dũng Giả, thì Ma Vật lại khá là đa dạng chủng tộc, ví dụ như Tử Quỷ (Goblin), Đại Quỷ (Ogre), Trư Đầu (Orc), hoặc Ác Ma (Demon),… tất nhiên đứng đầu tất cả chính là những người sở hữu danh hiệu Ma Vương, tức vua của Ma Vật.
Ngoài danh hiệu “Ma Vương” đứng đầu cả giới Ma Vật ra, thì ở mỗi một chủng tộc Ma Vật, thường sẽ có thêm một kẻ mang danh hiệu “Vương” đứng đầu chủng tộc đó nữa.
Chẳng hạn như tộc Goblin thì có Goblin King Riguldo (cái danh hiệu này được ghi bằng Katakana, không có Kanji đi kèm), còn tộc Đại Quỷ thì có Quỷ Vương Benimaru, tộc Trư Nhân thì có Trư Nhân Vương Gerudo,…
Nói chung thì ở đây có sự phân biệt khác rạch ròi giữa Ma Vương và Quỷ Vương ấy.
Ma Vương (魔王): Đây là vua của cả giới Ma Vật.
Quỷ Vương (鬼王): Danh hiệu dành cho người đứng đầu tộc Đại Quỷ.
Có thể nói là cái tên nói lên tất cả luôn, vậy nên trong Tensura, những người như Rimuru, Guy hay Millim sẽ được gọi là Ma Vương, còn Quỷ Vương thì chỉ có mỗi Benimaru thôi.
Đấy là đặc trưng của bộ truyện rồi, nên cách dịch nó cũng không giống những bộ khác.
Chẳng biết nên khen hay chê, phân chia rạch ròi như vậy thì nó làm bộ truyện thêm phần chi tiết và hấp dẫn, nhưng đối với người dịch thì nó toàn khiến họ khóc ra máu ấy…
Dành cho bạn nào thắc mắc rằng Ma Vương với Quỷ Vương thì cái nào “mạnh” hơn hay “cao cấp” hơn.
Đầu tiên là về cái vế “mạnh”, do Quỷ Vương chỉ có mỗi Benimaru, còn Ma Vương thì dùng để gọi cả bầy luôn, thế nên trường hợp này sẽ không thể so sánh bên nào mạnh hơn bên nào.
Tiếp theo là về vế “cao cấp”, mặc dù đã giải thích ở trên rồi nhưng sẽ tóm gọn lại dưới này thêm một lần nữa: Ma Vương cao cấp hơn, vì nó là danh hiệu dành cho những kẻ đứng trên đỉnh cao của Ma Vật, còn Quỷ Vương thấp cấp hơn, vì nó chỉ là danh hiệu dành cho người đứng đầu một chủng tộc, Trư Nhân Vương hoặc các danh hiệu Vương khác, “thường” thì đều xếp dưới Ma Vương cả.
Thực tế, danh hiệu Ma Vương (Chân Ma Vương đã thức tỉnh ấy) là một cấp bậc rất cao, nó chỉ đứng dưới mỗi bọn Long Chủng thôi, Quỷ Vương hoặc đám khác không có tuổi sánh đâu…
Những người sở hữu danh hiệu Ma Vương, tính đến thời điểm hiện tại:
Guy, Millim, Lamrys, Dagruel, Luminous, Dino, Kazaream, Callion, Frey, Kleiman, Leon, Rimuru.
Những người sở hữu danh hiệu Vương đứng đầu một chủng tộc, tính đến thời điểm hiện tại:
Lưu ý: Những cái tên tiếng Anh trong ngoặc là sử dụng theo tác giả đặt (Furigana), chứ không phải lấy từ bản tiếng Anh ra đâu nhé.
- Tử Quỷ (Goblin): Goblin King – Riguldo.
- Đại Quỷ (Ogre): Quỷ Vương – Benimaru.<br>
- Trư Nhân (High Orc): Trư Nhân Vương – Gerudo.<br>
- Ác Ma (Demon): Ác Ma Vương – Guy, Diablo, Testarossa, Carerra, Ultima, Rain, Misery.<br>
- Yêu Ma (Phantom): Yêu Ma Vương – Feldway.<br>
- Trùng Ma (Insertor): Trùng Ma Vương – Zelanus.<br>
- …Tất nhiên là còn những chủng tộc khác nữa, nhưng kệ đi, vì đây là ví dụ thôi…<br>
Ngoại lệ:
Do Ác Ma Tộc có đến 7 Trụ Cột, thế nên danh hiệu “Vương” của Ác Ma cũng có 7 cái.
Ác Ma Vương, Yêu Ma Vương, Trùng Ma Vương, tuy đây chỉ là danh hiệu của kẻ đứng đầu một chủng tộc, nhưng đám này đều sở hữu sức mạnh tầm cỡ Ma Vương đã thức tỉnh đấy, thế nên danh hiệu cao chưa chắc đã mạnh đâu, đó trên giấy tờ thôi…
Chúa Quỷ:
Hừm, thực ra mình khá thích danh hiệu này đấy, tuy nhiên vẫn phải giải thích rõ, trong Tensura không có cái được gọi là Chúa Quỷ, nó chỉ có mỗi Ma Vương (魔王) thôi.
Chúa Quỷ là cụm từ xuất phát từ bản dịch Web Novel của bộ truyện, bản Web Novel đấy lúc thì được dịch từ Nhật (bản gốc), lúc thì được dịch từ tiếng Anh (do bên Tây dịch lại từ bản gốc), thế nên thuật ngữ được sử dụng khá là lộn xộn, trong đó có từ Chúa Quỷ.
Ma Vương (魔王) dịch sang tiếng Anh là Demon Lord (áp dụng riêng bộ Slime thôi nhé, một số nơi khác họ có thể dịch là Demon King, Devil Lord hoặc Devil King nữa).
Sau đó dịch giả dịch từ tiếng Anh về, và thế là cụm Demon Lord đấy được dịch thành Quỷ Vương hoặc Chúa Quỷ (Lord – Chúa Tể, Demon – Quỷ). =)))
Vốn dĩ thì dịch vậy cũng chả sai, nhưng hai cách dịch kia mà áp dụng vào Tensura (nói riêng) thì lại sai, sai như nào mình có giải thích bên trên rồi đấy, do Tensura có sự phân biệt các danh hiệu với nhau thôi.
Dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia rất khó mà truyền đạt lại đúng toàn bộ ý nghĩa lắm, thế nên việc dịch đường vòng Nhật -> Anh -> Việt sẽ dẫn đến việc bản tiếng Việt sai lệch kha khá so với bản tiếng Nhật, do nó trải qua tận 2 lần chuyển đổi ngôn ngữ, mặc dù cốt truyện không ảnh hưởng, nhưng về đọc hiểu và chi tiết hình huống thì sẽ có sai sót. “Cốt” truyện cũng chỉ là cái khung xương thôi, “chi tiết” mới là thứ quan trọng cho những bạn muốn tìm hiểu sâu về tác phẩm.
Ngoài lề một chút: Nhân vật Chúa Quỷ Kibutsuji Muzan trong Kimetsu no Yaiba, thực tế hắn ta được gọi là “鬼の王” tức “Quỷ Vương” hoặc “Vua của loài Quỷ” chứ không hẳn là “Chúa Quỷ” như mọi người vẫn nghĩ, nhưng thực tế Chúa Quỷ Muzan vẫn là một cách dịch hay đúng không nào (mình rất thích cách dịch này), chỉ có mỗi Muzan là sở hữu danh hiệu đó thôi nên dịch phóng khoáng vẫn ổn, không cần phải sát gốc hay gò bó như Tensura.