I. Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là gì ?
BPD là một loại rối loạn nhân cách về cảm xúc và hành vi mà ở đó, chủ thể có sự cực đoan về cảm xúc, thường xuyên sợ hãi với những nỗi sợ của sự cô đơn, phản bội,…chủ yếu trong các mối quan hệ người-người.Lý do của cái tên Rối loạn nhân cách ranh giới là vì bệnh nhân thường xuyên đứng ở các “ranh giới trắng đen” trong hành vi và có xu hướng thay đổi nó rất nhanh. Ngoài ra BPD cũng rất hay bị nhầm lẫn vì các dấu hiệu khá tương đồng với các rối loạn khác (Rối loạn lưỡng cực (BD), rối loạn lo âu (AD), Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD)…) đòi hỏi người chuẩn đoán phải có trình độ mới có thể phân biệt rạch ròi các loại rối loạn khác với BPD.
II. Dấu hiệu và triệu chứng:
1. Dấu hiệu
- Sự căm ghét và tự hủy hoại bản thân: một người dễ bị BPD khi lòng tự trọng của họ xuống thấp, điều này tạo ra những xung đột nội tâm như tự phê phán, tự làm tổn thương tinh thần và thể chất chính mình.- Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc: Nếu người bình thường có thể dẫn cảm xúc đi theo trình tự thì người có rối loạn về cảm xúc thường hay biến chuyển cảm xúc của họ không có thứ tự, biến chuyển ngay lập tức mọi thứ diễn ra như thể nó là ngẫu nhiên nhưng thực tế người mắc bệnh vẫn đang phải đấu tranh để kiểm soát được cảm xúc của mình trong mọi tình huống thường ngày. Việc này thường không quá gây chú ý vì người bệnh thường sẽ “nội tâm hóa” các hành vi thất thường này. Một vài trường hợp có thể mắc phải nhiều chứng bệnh rối loạn khác cùng lúc với BPD như rối loạn lưỡng cực (BD).
- “Sự tấn công” tỏa ra bên ngoài (hoặc cả vào bên trong): Người bị BPD có những hành động tấn công vào tinh thần lẫn thể chất ra bên ngoài như việc chửi rủa hay gây hấn bằng hành động với người khác. Tuy nhiên những trường hợp không thể giải phóng (Hoặc họ có xu hướng nội tâm hóa), người mắc phải sẽ có hành vi hướng sự tức giận đó vào chính mình dưới dạng sự tự căm phẫn hay kìm nén để tạo ra một “quả bom nổ chậm” trong cảm xúc. Sự tức giận đó đến từ những sự thất vọng lặp đi lặp lại hoặc những yếu tố gây căng thẳng khác nhau.
- Nỗi sợ trong việc bị bỏ rơi (sợ bị từ chối): Điều một người có dấu hiệu BPD rõ ràng chính là khi họ sợ bị bỏ rơi. Sự từ chối hay rời đi là một điều tồi tệ với bất kỳ ai nhưng với những người có dấu hiệu rối loạn, họ cảm thấy đây là một dấu hiệu rất tệ bị khuếch đại hóa: Sự lo âu về việc họ sẽ không trở lại, họ sẽ bỏ mình mà đi… Điều này càng làm mọi thứ tệ đi thay vì sẽ tốt hơn như mong đợi của người mắc rối loạn, ngoài ra nó còn dẫn đến dấu hiệu tiếp theo.
- Sự bất ổn trong các mối quan hệ: Người mắc BPD thường có những sự bất ổn định khi đi vào các mối quan hệ từ bạn bè, người thân, hay cả người yêu,… Họ thường có xu hướng tưởng tượng, lý tưởng hóa các mối quan hệ trước và sau đó khả năng cao sẽ thất vọng, đỗ vỡ từ trong tâm hồn, sinh ra các hành động bốc đồng và vô tình phá vỡ mối quan hệ.
- Hành động bốc đồng: Đây thường là dấu hiệu của các rối loạn khác như Rối loạn lưỡng cực nhưng dấu hiệu của một sự tự chủ cảm xúc kém từ người bị BPD cũng là một nguyên nhân dẫn đến các hành động như dùng chất kích thích, lạm dụng tình dục, ăn uống vô độ….
- Sự phân ly trong tâm trí: Những người mắc rối loạn thường xuyên có những khoảnh khắc để tâm trí của mình mất kết nối với những gì mình đang làm, họ có thể làm việc nhưng vô cảm như thể tâm hồn họ vừa “bay” ra khỏi cơ thể.
2. Triệu chứng:
Với những nguyên nhân trên, khá rõ ràng khi BPD đã ăn sâu và mạnh vào người bệnh, nó sẽ có thể khiến chủ thể làm những điều sau- Tự hành hạ bản thân, phá hoại thể chất và có hành vi muốn tự sát.
- Cảm xúc thay đổi thất thường, khó khăn trong việc giành lấy quyền kiểm soát cảm xúc và có thêm nhiều nỗi sợ (sợ bỏ rơi, sợ trống rỗng, sợ bị phản bội…)
- Lạm dụng mạnh mẽ các chất kích thích, tạo ra nhiều hành vi bốc đồng, thiếu suy nghĩ hơn
- Luôn cố gắng níu giữ các mối quan hệ một cách “mù quáng”
- Thay đổi quan điểm và thái độ nhanh chóng
III. Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân của Rối loạn nhân cách ranh giới nhưng điển hình có thể chia làm 2 dạng là sinh học di truyền và quá trình phát triển của chủ thể.- Vấn đề sinh học của chủ thể có thể tạo ra BPD bẩm sinh từ nhỏ như việc di truyền từ bố mẹ mắc các rối loạn, hoặc các tổn thương, vấn đề về não có thể gây ra các sự khó khăn trong kiểm soát cảm xúc và hành vi dẫn đến BPD và nhiều rối loạn khác.
- Vấn đề phát triển là một nguyên nhân điển hình dẫn đến các hội chứng rối loạn và không ngoại trừ BPD. Các nhà nghiên cứu tại đại học Ruhr-University Bochum ở Đức sau khảo sát đã kết luận “80% người được chẩn đoán mắc BPD có tiền sử về lạm dụng tình dục, sự bỏ rơi vào thời thơ ấu và các vấn đề liên quan”
IV. Chúng ta cần làm gì để giúp đỡ những người bị BPD
Những người đã và đang bị BPD thường sẽ đi theo chiều hướng càng ngày càng tệ vì vấn đề trước luôn là “mồi lửa” để vấn đề sau bùng chảy, sự bỏ rơi rất dễ dẫn đến sự bốc đồng trong suy nghĩ chính là nguồn cơn của những mối quan hệ tiếp theo bị đổ vỡ và rời đi tiếp tục như thế theo một vòng tròn không lối thoát. Vậy nên cách tốt nhất mà một người bị BPD có thể làm chính là tìm những chuyên gia tâm lý sử dụng những liệu pháp khoa học để tìm lại chính mình.Thế nhưng chúng ta (những người có thể đang may mắn khi chưa bị BPD) sẽ cần làm gì để cùng giúp những con người tội nghiệp đó thoát khỏi sự suy sụp trong quá trình hồi phục?
1. Chấp nhận hoặc hiểu cho những góc nhìn thật “quái dị” của họ:
BPD khiến chủ thể phản ứng một cách mất kiểm soát với rất nhiều vấn đề, vậy nên việc cố gắng chứng minh bản thân đúng hay tìm cách để đôi co với những bệnh nhân BPD chỉ khiến chúng tệ đi.Thay vào đó, hãy chấp nhận hoặc thông cảm cho những gì họ đang làm với mình, chịu thiệt hơn bình thường một chút để tạo nên sự hòa hợp với họ. Sự thông cảm và thấu hiểu dành cho những người có khi còn chẳng hiểu nổi mình chính là động lực lớn nhất để họ cố gắng tự đưa mình ra khỏi sự tuyệt vọng thay vì cứ chì chiết và cứ bảo rằng họ đang làm những điều ngu ngốc.
2. Tạo ra “ranh giới” với những người mắc BPD:
Ngoài việc hòa hợp và cố gắng hòa chung với những người bị BPD, ta cũng phải đặt ra những ranh giới để khiến họ không bị càng ngày càng lún sâu vào cái hố của sự mất kiểm soát đó ta có thể:- Tập giải thích cho họ về những sự thật trong các mối quan hệ không lý tưởng như họ luôn nghĩ.
- An ủi về những điều họ đang tự dằn vặt về bản thân và cố gắng giúp họ hiểu ra giá trị cá nhân.
- Tạo ra lập trường của riêng mình nhưng mềm mại trong cách chia sẻ; không cứng rắn, mạnh mẽ hay vồ vập, ta có thể chọn cách tiếp cận từ từ chậm rãi để đưa ra quan điểm cá nhân và không “làm vỡ” tâm hồn mong manh của họ.
451
|
5/11/2023 7:36:22 PM