Trong sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, chúng ta thường hay nghe vụ Liên Xô cắt bán đảo Crimea cho Ukraine năm 1954 là "kỷ niệm 300 năm Ukraine gia nhập đế quốc Nga". Kỳ thực sự kiện "gia nhập" đó là gì?
Trên thực tế, sự kiện được giới sử học Nga lấy làm mốc cho sự gia nhập của Ukraine vào Nga là "Hiệp định tháng 3" năm 1654 ký kết giữa chính quyền Nga và các thủ lĩnh Cossack của Ukraine. Bản chất của sự kiện này nằm trong cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa các thế lực Nga, Ba Lan và những người Cossack. Trong bài viết này, mình giới thiệu ngắn gọn các sự kiện đã dẫn tới sự sáp nhập của người Cossack Ukraine vào Nga năm 1654, cũng như các sự kiện liên quan khác.
Tới giữa thế kỷ 17, vùng đất tương ứng phần lớn lãnh thổ Ukraine ngày nay là một vùng phụ thuộc lỏng lẻo của Khối thịnh vượng chung Ba Lan - Lithuania (nhưng ở đây chúng ta hiểu ngắn gọn là Ba Lan). Nơi đây là địa bàn sống của người Cossack - vốn không phải là một dân tộc mà là tập hợp những người dân (đa phần là nông nô) chạy trốn khỏi Nga, Ba Lan,... tới các thảo nguyên phía Nam để tự do sinh sống. Riêng vùng cực Nam Ukraine (tức bao gồm bán đảo Crimea) thời điểm đó là Hãn quốc Crimea - chư hầu của Đế quốc Ottoman. Cai trị Hãn quốc Crimea là dân tộc Tatar (đọc là Tác-ta, chính là dân tộc nhắc tới trong chữ "Sát Thát" mà binh lính nhà Trần viết lên tay trong kháng chiến chống Nguyên-Mông). Người Tatar có lịch sử lâu dài chiến tranh với Nga, Ba Lan từ thời Đế quốc Mông Cổ xâm lược châu Âu.
Bản đồ khu vực Biển Đen thế kỷ 17 - xoay quanh Hãn quốc Crimea (màu đỏ nhạt) - thể hiện Crimea là chư hầu đế quốc Ottoman (đỏ đậm). Màu tím ở phía Tây Bắc - tương ứng phần lớn lãnh thổ Ukraine hiện nay - thuộc Ba Lan. Màu nâu đất ở phía Đông Bắc là Sa quốc Nga.
Người Cossack vốn có lối sống tự do, hoãng dã trên các thảo nguyên Đông Nam Âu từ lâu đời. Nhưng vào thế kỷ 17, sự tự do này bị chèn ép bởi chính quyền khối Thịnh vượng chung Ba Lan, chủ yếu liên quan tới vấn đề đất đai, thuế má, nô lệ và tôn giáo. Cụ thể vấn đề tôn giáo là người Ba Lan cố gắng ép người Cossack, từ bỏ đạo Chính thống, theo Công giáo La Mã của người Ba Lan. Vấn đề khác như đất đai, liên quan đến các đầu sỏ chính trị Ba Lan nắm quá nhiều đất đai Ukraine. Ví dụ như tướng Stanislav Konetspolsky của Ba Lan, nắm giữ đất đai tương ứng với 170 thị trấn và 740 ngôi làng Ukraine.
Để chống lại các áp bức này, hàng chục cuộc nổi dậy lớn nhỏ của người Cossack đã nổ ra chống lại chính quyền Ba Lan. 5 cuộc nổi dậy lớn nhất thường được nhắc tới là:
-Cuộc nổi dậy Zhmailo năm 1625
-Cuộc nổi dậy của Fedorovich năm 1630
-Cuộc nổi dậy của Sulima năm 1635
-Cuộc nổi dậy của Pavlyuk năm 1637
-Cuộc nổi dậy của Ostryanitsa và Guni năm 1638
Sau cuộc nổi dậy năm 1638 thất bại, người Cossack rơi vào một thời kỳ khủng hoảng do Ba Lan tăng cường đàn áp: dân số giảm, người dân ly tán, đất sống bị thu hẹp, bị đàn áp nặng nề,... Giới sử học gọi châm biếm thời kỳ này là "золотого покоя" (hòa bình Vàng) theo cách gọi của Ba Lan, kéo dài 10 năm từ 1638 tới 1648. Giai đoạn "hòa bình Vàng" có ý nghĩa trong 10 năm đó, không có cuộc nổi dậy nào của Cossack nổ ra. Nhưng lý do không phải do người Cossack chịu chung sống hòa bình, mà là do họ bị đàn áp quá nặng nề, triệt tiêu nguồn lực chiến đấu.
Sau thời kỳ 10 năm yên ả, cuộc nổi dậy của người Cossack ở Ukraine trở lại vào năm 1648. Chuyện là ở làng Subotov, miền trung Ukraine ngày nay, có một chủ đất Cossack giàu có tên là Bohdan Khmelnytsky vốn trung thành với vua Ba Lan Vladislav IV, thậm chí có mối quan hệ bạn bè thân thiết với nhà vua. Nhưng vào năm 1648, quân đội Ba Lan tràn vào cướp phá điền trang lớn của Bohdan Khmelnytsky, bắt đi vợ và các con trai ông. Bohdan Khmelnytsky sau đó tìm cách kiện những kẻ cướp bóc ở tòa án Ba Lan, thậm chí cả nhà vua, nhưng cuối cùng quan tòa đã xử có lợi cho những kẻ cướp bóc.
Bị mất tài sản và gia đình, Bohdan Khmelnytsky từ bỏ lòng trung thành với Ba Lan. Ông lui về phía Nam tới vùng Zaporozhia, tập hợp những thợ săn Cossack dũng mãnh thành lập một đội quân tự xưng là "binh đoàn Zaporozhia". Bản thân Bohdan Khmelnytsky tự xưng là "hetman" (dịch là Thống soái) của binh đoàn, tuyên bố chiến đấu chống lại người Ba Lan. Quân Zaporozhia còn xin liên minh với quân đội của Hãn quốc Crimea, hứa chia cho họ tài sản và tù binh chiếm được từ quân Ba Lan nếu chiến thắng. Hãn quốc Crimea đã đồng ý và gửi kỵ binh đến giúp đỡ cuộc nổi dậy của quân Zaporozhia.
Cuộc chiến của người Cossack thu được những thắng lợi ban đầu. Hai trận đánh lớn đầu năm 1648 ở Zhovti Vody (tháng 4) và ở Korsun (tháng 5) đã tiêu diệt hoàn toàn lực lượng 3 vạn quân Ba Lan ở miền Nam Ukraine. Hầu hết tù binh Ba Lan (khoảng 7.000 người) sau đó được trao cho Hãn quốc Crimea làm nô lệ như lời tạ ơn của người Ukraine. Đến hết năm 1648, một nửa lãnh thổ Ukraine đã được quân của thống soái Khmelnytsky giải phóng.
Ngày 23/12/1648, thống soái Khmelnytsky tiến vào giải phóng kinh đô Kiev ngay trước Giáng sinh, một sự kiện mang tính biểu tượng lịch sử. Sau sự kiện này, Khmelnytsky tạm dừng các chiến dịch quân sự và cố gắng gửi thư đàm phán với người Ba Lan để chấm dứt chiến tranh, khôi phục lại các quyền lợi cho người Cossack Ukraine. Tuy nhiên, toan tính này thất bại với cái chết của vua Ba Lan Vladislav IV năm 1648, khiến phe chủ chiến giành được ưu thế trong triều đình Ba Lan, ủng hộ đàn áp cuộc khởi nghĩa người Cossack.
Dù thất bại trước người Cossack trong thời gian đầu, nhưng tình hình trở nên có lợi cho Ba Lan vào năm 1649. Chiến tranh 30 năm (1618-1848) kết thúc giúp họ có thời gian bổ sung binh lực lính đánh thuê từ Đức, Ý, Thụy Điển,... Vua Jan II mới lên ngôi của Ba Lan cũng đứng ra yêu cầu hãn quốc Crimea ngừng can thiệp vào Ukraine, đổi lại bằng những phần quà giá trị lớn. Trong khi đó, quân đội của người Cossack trải qua trận dịch hạch lớn làm nhiều người bỏ mạng.
Nhờ những điều kiện đó, năm 1649 quân Ba Lan nối lại cuộc tấn công nhằm đàn áp người cossack. Quân Cossack dù chống trả thành công giai đoạn đầu, nhưng ngày càng đuối sức trước sức mạnh vượt trội của quân Ba Lan, đặc biệt là lực lượng kỵ binh Winged hussar lừng lẫy châu Âu thời bấy giờ. Ngày 31/7/1649, 7.000 quân Ba Lan đánh thắng 3 vạn quân cossack Ukraine một trận lớn ở Loyev, khiến lực lượng cossack tổn thất nặng nề và phải chịu đầu hàng. Một hiệp định đầu hàng ký sau đó cho phép người cossack được tự trị, nhưng phải giải giáp quân đội và thề trung thành với Vua Ba Lan, mở ra thời kỳ đình chiến ngắn ngủi.
Hòa bình được 2 năm, quân Ba Lan nối lại cuộc xâm lược nhằm tiêu diệt tận gốc mối nguy từ người Cossack Ukraine. Mùa hè năm 1651, quân Ba Lan càn quét Ukraine, liên tục đánh bại quân Cossack những trận lớn. Trong trận Berestetskaya tháng 7/1651, quân Ba Lan chỉ mất khoảng 1.000 người đã đánh tan lực lượng đông đảo tới 20 vạn quân Cossack và đồng minh Hãn quốc Crimea, tiêu diệt 3 vạn quân địch. Đây được coi là một trong những trận đánh lớn nhất châu Âu thế kỷ 17 với sự tham chiến của 10 vạn quân Ba Lan và 20 vạn quân Cossack Ukraine cùng Đồng minh Hãn quốc Crimea. Trong trận chiến này, lực lượng kỵ binh Hussar huyền thoại của Ba Lan đã tạo nên danh tiếng lẫy lừng của mình bằng cách giáp chiến đánh bại hỏa lực súng và pháo binh mạnh mẽ của quân liên Cossack-Crimea. Cũng trong trận chiến, một chỉ huy rất nổi tiếng của Hãn quốc Crimea thế kỷ 17 là Tugai Bey đã bị quân Ba Lan tiêu diệt.
Trong 2 năm sau đó, từ 1651 tới 1653, các cuộc tấn công của Ba Lan đã tàn phá Ukraine và khiến quân Cossack đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn. Đứng trước thảm cảnh vong quốc, thủ lĩnh Bohdan Khmelnitsky của người Cossack đã quyết định cầu xin sự giúp đỡ của Sa quốc Nga. Cuối năm 1653, thủ lĩnh Bohdan Khmelnitsky gửi một bức thư tới Sa hoàng Alexei Mikhailovich. Trong thư, Bohdan Khmelnitsky khẩn cầu nước Nga giúp đỡ người Cossack chống lại họa xâm lăng của Ba Lan. Đổi lại, Bohdan Khmelnitsky bày tỏ lòng trung thành của người Cossack với Sa hoàng nếu được giúp đỡ.
Nhận được bức thư của thủ lĩnh Cossack, Sa hoàng Nga quyết định cử một phái đoàn tới Kiev để "ghi nhận" lòng trung thành của người Cossack. Tháng 1/1654, phái đoàn Nga tới Kiev để tiếp nhận lời thề. Một cuộc gặp mặt lớn của người dân Kiev đã được các thủ lĩnh Cossack triệu tập. Kết quả là một lời tuyên thệ trung thành của các thủ lĩnh Cossack được đưa tới Sa hoàng, với sự chứng thực của 122.542 cư dân. Sau khi chứng kiến lời tuyên thệ, đại diện Nga trao cho các thủ lĩnh Cossack các vật phẩm tặng từ Sa hoàng cho lòng trung thành, bao gồm: cờ, áo giáp, mũ và chùy.
Tháng 3/1654, các văn bản lời thề trung thành của Cossack được đưa về Moscow tới tay Sa hoàng, được đưa ra cho triều thần Nga xem xét. Chúng được chính thức chấp nhận vào ngày 14/3/1654, cũng coi như sự kiện chính thức đánh dấu việc Ukraine sáp nhập vào Đế quốc Nga.
Mãi mãi với Mátxcơva, mãi mãi với nhân dân Nga ” - tranh của họa sĩ người Ukraine Mikhail Khmelko vẽ năm 1951, thể hiện sự kiện Kiev tuyên thệ trung thành với Nga . Một bức tranh đình đám và được đánh giá rất cao thời kỳ Xô Viết, nay lưu giữ Bảo tàng nghệ thuật quốc gia Ukraine.
Dĩ nhiên, người Nga phải thực hiện lời hứa của họ để đổi lấy sự sáp nhập của Ukraine - đó là chống lại Ba Lan. Bất chấp những khó khăn về quân sự, Nga vẫn phát động một cuộc chiến chống lại Ba Lan năm 1654 để giúp người Ukraine tránh khỏi họa vong quốc. Cuộc xâm lược của Nga vào Ba Lan diễn ra khá khó khăn, không thu được nhiều thắng lợi. Nhưng điều đó cũng không quan trọng, vì năm 1655, Thụy Điển đã xâm lược Ba Lan, tạo nên thảm họa lớn nhất lịch sử Ba Lan mà họ gọi là "potop" (đại hồng thủy) - tàn phá 3/4 lãnh thổ và làm mất 1/3 dân số quốc gia này.
Với thất bại gần như sụp đổ của Ba Lan trước Thụy Điển, Ukraine đã được đảm bảo tách khỏi ảnh hưởng của Ba Lan một cách lâu dài. Điều này giúp họ thoát được trước mắt là sự đàn áp của giáo hội Công giáo La Mã ở Ba Lan, duy trì tín ngưỡng Chính thống của mình.Mặc dù vậy, mối quan hệ giữa người Cossack và người Nga sau khi sáp nhập cũng không phải hoàn hảo. Sự sáp nhập vào Nga đánh đổi bằng việc áp đặt chế độ nông nô lên người Cossack, quá trình Nga hóa mạnh mẽ, trong khi các vấn đề về thuế và ruộng đất cũng không khá hơn là bao. Những khúc mắc trong quan hệ giữa người Cossack và Nga (chủ yếu xoay quanh chế độ nông nô hà khắc) đã dẫn đến những cuộc nổi dậy lớn của người Cossack ở Nga, kéo dài tới thế kỷ 18 mới chấm dứt.
Trên thực tế, sự kiện được giới sử học Nga lấy làm mốc cho sự gia nhập của Ukraine vào Nga là "Hiệp định tháng 3" năm 1654 ký kết giữa chính quyền Nga và các thủ lĩnh Cossack của Ukraine. Bản chất của sự kiện này nằm trong cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa các thế lực Nga, Ba Lan và những người Cossack. Trong bài viết này, mình giới thiệu ngắn gọn các sự kiện đã dẫn tới sự sáp nhập của người Cossack Ukraine vào Nga năm 1654, cũng như các sự kiện liên quan khác.
1/ Bối cảnh người Cossack thuộc Ba Lan thế kỷ 17
Tới giữa thế kỷ 17, vùng đất tương ứng phần lớn lãnh thổ Ukraine ngày nay là một vùng phụ thuộc lỏng lẻo của Khối thịnh vượng chung Ba Lan - Lithuania (nhưng ở đây chúng ta hiểu ngắn gọn là Ba Lan). Nơi đây là địa bàn sống của người Cossack - vốn không phải là một dân tộc mà là tập hợp những người dân (đa phần là nông nô) chạy trốn khỏi Nga, Ba Lan,... tới các thảo nguyên phía Nam để tự do sinh sống. Riêng vùng cực Nam Ukraine (tức bao gồm bán đảo Crimea) thời điểm đó là Hãn quốc Crimea - chư hầu của Đế quốc Ottoman. Cai trị Hãn quốc Crimea là dân tộc Tatar (đọc là Tác-ta, chính là dân tộc nhắc tới trong chữ "Sát Thát" mà binh lính nhà Trần viết lên tay trong kháng chiến chống Nguyên-Mông). Người Tatar có lịch sử lâu dài chiến tranh với Nga, Ba Lan từ thời Đế quốc Mông Cổ xâm lược châu Âu.
Đám cưới người Cossack - một trong những bức họa nổi tiếng nhất về người Cossack - vẽ bởi họa sĩ Ba Lan Józef Brandt vào thế kỷ 19. |
Người Cossack vốn có lối sống tự do, hoãng dã trên các thảo nguyên Đông Nam Âu từ lâu đời. Nhưng vào thế kỷ 17, sự tự do này bị chèn ép bởi chính quyền khối Thịnh vượng chung Ba Lan, chủ yếu liên quan tới vấn đề đất đai, thuế má, nô lệ và tôn giáo. Cụ thể vấn đề tôn giáo là người Ba Lan cố gắng ép người Cossack, từ bỏ đạo Chính thống, theo Công giáo La Mã của người Ba Lan. Vấn đề khác như đất đai, liên quan đến các đầu sỏ chính trị Ba Lan nắm quá nhiều đất đai Ukraine. Ví dụ như tướng Stanislav Konetspolsky của Ba Lan, nắm giữ đất đai tương ứng với 170 thị trấn và 740 ngôi làng Ukraine.
Để chống lại các áp bức này, hàng chục cuộc nổi dậy lớn nhỏ của người Cossack đã nổ ra chống lại chính quyền Ba Lan. 5 cuộc nổi dậy lớn nhất thường được nhắc tới là:
-Cuộc nổi dậy Zhmailo năm 1625
-Cuộc nổi dậy của Fedorovich năm 1630
-Cuộc nổi dậy của Sulima năm 1635
-Cuộc nổi dậy của Pavlyuk năm 1637
-Cuộc nổi dậy của Ostryanitsa và Guni năm 1638
Sau cuộc nổi dậy năm 1638 thất bại, người Cossack rơi vào một thời kỳ khủng hoảng do Ba Lan tăng cường đàn áp: dân số giảm, người dân ly tán, đất sống bị thu hẹp, bị đàn áp nặng nề,... Giới sử học gọi châm biếm thời kỳ này là "золотого покоя" (hòa bình Vàng) theo cách gọi của Ba Lan, kéo dài 10 năm từ 1638 tới 1648. Giai đoạn "hòa bình Vàng" có ý nghĩa trong 10 năm đó, không có cuộc nổi dậy nào của Cossack nổ ra. Nhưng lý do không phải do người Cossack chịu chung sống hòa bình, mà là do họ bị đàn áp quá nặng nề, triệt tiêu nguồn lực chiến đấu.
2/ Cuộc nổi dậy của Khmelnitsky.
Sau thời kỳ 10 năm yên ả, cuộc nổi dậy của người Cossack ở Ukraine trở lại vào năm 1648. Chuyện là ở làng Subotov, miền trung Ukraine ngày nay, có một chủ đất Cossack giàu có tên là Bohdan Khmelnytsky vốn trung thành với vua Ba Lan Vladislav IV, thậm chí có mối quan hệ bạn bè thân thiết với nhà vua. Nhưng vào năm 1648, quân đội Ba Lan tràn vào cướp phá điền trang lớn của Bohdan Khmelnytsky, bắt đi vợ và các con trai ông. Bohdan Khmelnytsky sau đó tìm cách kiện những kẻ cướp bóc ở tòa án Ba Lan, thậm chí cả nhà vua, nhưng cuối cùng quan tòa đã xử có lợi cho những kẻ cướp bóc.
Vua Vladislav IV của Ba Lan |
Thủ lĩnh người Cossack Ukraine - Bohdan Khmelnitsky |
Bị mất tài sản và gia đình, Bohdan Khmelnytsky từ bỏ lòng trung thành với Ba Lan. Ông lui về phía Nam tới vùng Zaporozhia, tập hợp những thợ săn Cossack dũng mãnh thành lập một đội quân tự xưng là "binh đoàn Zaporozhia". Bản thân Bohdan Khmelnytsky tự xưng là "hetman" (dịch là Thống soái) của binh đoàn, tuyên bố chiến đấu chống lại người Ba Lan. Quân Zaporozhia còn xin liên minh với quân đội của Hãn quốc Crimea, hứa chia cho họ tài sản và tù binh chiếm được từ quân Ba Lan nếu chiến thắng. Hãn quốc Crimea đã đồng ý và gửi kỵ binh đến giúp đỡ cuộc nổi dậy của quân Zaporozhia.
Cuộc chiến của người Cossack thu được những thắng lợi ban đầu. Hai trận đánh lớn đầu năm 1648 ở Zhovti Vody (tháng 4) và ở Korsun (tháng 5) đã tiêu diệt hoàn toàn lực lượng 3 vạn quân Ba Lan ở miền Nam Ukraine. Hầu hết tù binh Ba Lan (khoảng 7.000 người) sau đó được trao cho Hãn quốc Crimea làm nô lệ như lời tạ ơn của người Ukraine. Đến hết năm 1648, một nửa lãnh thổ Ukraine đã được quân của thống soái Khmelnytsky giải phóng.
Ngày 23/12/1648, thống soái Khmelnytsky tiến vào giải phóng kinh đô Kiev ngay trước Giáng sinh, một sự kiện mang tính biểu tượng lịch sử. Sau sự kiện này, Khmelnytsky tạm dừng các chiến dịch quân sự và cố gắng gửi thư đàm phán với người Ba Lan để chấm dứt chiến tranh, khôi phục lại các quyền lợi cho người Cossack Ukraine. Tuy nhiên, toan tính này thất bại với cái chết của vua Ba Lan Vladislav IV năm 1648, khiến phe chủ chiến giành được ưu thế trong triều đình Ba Lan, ủng hộ đàn áp cuộc khởi nghĩa người Cossack.
Trận Zhovtymi Vody tháng 4/1648 |
Trận Korsun tháng 5/1648 |
Bohdan Khmelnitsky giải phóng Kiev. Tranh của họa sĩ Nikolai Ivasyuk, cuối thế kỷ 19 |
3/ Quân Ba Lan đàn áp nổi dậy năm 1649
Dù thất bại trước người Cossack trong thời gian đầu, nhưng tình hình trở nên có lợi cho Ba Lan vào năm 1649. Chiến tranh 30 năm (1618-1848) kết thúc giúp họ có thời gian bổ sung binh lực lính đánh thuê từ Đức, Ý, Thụy Điển,... Vua Jan II mới lên ngôi của Ba Lan cũng đứng ra yêu cầu hãn quốc Crimea ngừng can thiệp vào Ukraine, đổi lại bằng những phần quà giá trị lớn. Trong khi đó, quân đội của người Cossack trải qua trận dịch hạch lớn làm nhiều người bỏ mạng.
Nhờ những điều kiện đó, năm 1649 quân Ba Lan nối lại cuộc tấn công nhằm đàn áp người cossack. Quân Cossack dù chống trả thành công giai đoạn đầu, nhưng ngày càng đuối sức trước sức mạnh vượt trội của quân Ba Lan, đặc biệt là lực lượng kỵ binh Winged hussar lừng lẫy châu Âu thời bấy giờ. Ngày 31/7/1649, 7.000 quân Ba Lan đánh thắng 3 vạn quân cossack Ukraine một trận lớn ở Loyev, khiến lực lượng cossack tổn thất nặng nề và phải chịu đầu hàng. Một hiệp định đầu hàng ký sau đó cho phép người cossack được tự trị, nhưng phải giải giáp quân đội và thề trung thành với Vua Ba Lan, mở ra thời kỳ đình chiến ngắn ngủi.
Vua Jan II của Ba Lan |
Tranh vẽ trận Loyev năm 1649 |
4/ Cuộc xâm lược của Ba Lan (1651) và thất bại của Cossack.
Hòa bình được 2 năm, quân Ba Lan nối lại cuộc xâm lược nhằm tiêu diệt tận gốc mối nguy từ người Cossack Ukraine. Mùa hè năm 1651, quân Ba Lan càn quét Ukraine, liên tục đánh bại quân Cossack những trận lớn. Trong trận Berestetskaya tháng 7/1651, quân Ba Lan chỉ mất khoảng 1.000 người đã đánh tan lực lượng đông đảo tới 20 vạn quân Cossack và đồng minh Hãn quốc Crimea, tiêu diệt 3 vạn quân địch. Đây được coi là một trong những trận đánh lớn nhất châu Âu thế kỷ 17 với sự tham chiến của 10 vạn quân Ba Lan và 20 vạn quân Cossack Ukraine cùng Đồng minh Hãn quốc Crimea. Trong trận chiến này, lực lượng kỵ binh Hussar huyền thoại của Ba Lan đã tạo nên danh tiếng lẫy lừng của mình bằng cách giáp chiến đánh bại hỏa lực súng và pháo binh mạnh mẽ của quân liên Cossack-Crimea. Cũng trong trận chiến, một chỉ huy rất nổi tiếng của Hãn quốc Crimea thế kỷ 17 là Tugai Bey đã bị quân Ba Lan tiêu diệt.
Lược đồ trận Berestetskaya tháng 7/1651. |
Tranh vẽ trận Berestetskaya ở Ukraine hiện đại (khoảng năm 2000) |
Cái chết của Tugai Bey - chỉ huy quân Hãn quốc Crimea trong trận Berestetskaya. |
Trong 2 năm sau đó, từ 1651 tới 1653, các cuộc tấn công của Ba Lan đã tàn phá Ukraine và khiến quân Cossack đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn. Đứng trước thảm cảnh vong quốc, thủ lĩnh Bohdan Khmelnitsky của người Cossack đã quyết định cầu xin sự giúp đỡ của Sa quốc Nga. Cuối năm 1653, thủ lĩnh Bohdan Khmelnitsky gửi một bức thư tới Sa hoàng Alexei Mikhailovich. Trong thư, Bohdan Khmelnitsky khẩn cầu nước Nga giúp đỡ người Cossack chống lại họa xâm lăng của Ba Lan. Đổi lại, Bohdan Khmelnitsky bày tỏ lòng trung thành của người Cossack với Sa hoàng nếu được giúp đỡ.
Sa hoàng Alexei Mikhailovich của Nga |
Bức thư tay của thủ lĩnh Bohdan Khmelnitsky gửi Sa hoàng Alexei Mikhailovich năm 1653, lưu giữ trong bảo tàng ở Nga ngày nay. |
5/ Sự gia nhập của cossack và sự giúp đỡ của Nga
Nhận được bức thư của thủ lĩnh Cossack, Sa hoàng Nga quyết định cử một phái đoàn tới Kiev để "ghi nhận" lòng trung thành của người Cossack. Tháng 1/1654, phái đoàn Nga tới Kiev để tiếp nhận lời thề. Một cuộc gặp mặt lớn của người dân Kiev đã được các thủ lĩnh Cossack triệu tập. Kết quả là một lời tuyên thệ trung thành của các thủ lĩnh Cossack được đưa tới Sa hoàng, với sự chứng thực của 122.542 cư dân. Sau khi chứng kiến lời tuyên thệ, đại diện Nga trao cho các thủ lĩnh Cossack các vật phẩm tặng từ Sa hoàng cho lòng trung thành, bao gồm: cờ, áo giáp, mũ và chùy.
Tháng 3/1654, các văn bản lời thề trung thành của Cossack được đưa về Moscow tới tay Sa hoàng, được đưa ra cho triều thần Nga xem xét. Chúng được chính thức chấp nhận vào ngày 14/3/1654, cũng coi như sự kiện chính thức đánh dấu việc Ukraine sáp nhập vào Đế quốc Nga.
Tem bưu chính Liên Xô năm 1954, tranh vẽ thể hiện cảnh người dân Kiev tuyên thệ trung thành với Sa hoàng Nga. |
Dĩ nhiên, người Nga phải thực hiện lời hứa của họ để đổi lấy sự sáp nhập của Ukraine - đó là chống lại Ba Lan. Bất chấp những khó khăn về quân sự, Nga vẫn phát động một cuộc chiến chống lại Ba Lan năm 1654 để giúp người Ukraine tránh khỏi họa vong quốc. Cuộc xâm lược của Nga vào Ba Lan diễn ra khá khó khăn, không thu được nhiều thắng lợi. Nhưng điều đó cũng không quan trọng, vì năm 1655, Thụy Điển đã xâm lược Ba Lan, tạo nên thảm họa lớn nhất lịch sử Ba Lan mà họ gọi là "potop" (đại hồng thủy) - tàn phá 3/4 lãnh thổ và làm mất 1/3 dân số quốc gia này.
Bản đồ thể hiện lãnh thổ khối Ba Lan-Lithuania bị Thụy Điển chiếm đóng trong cuộc xâm lược năm 1655 (màu xanh nhạt). Quân Thụy Điển đã chiếm 3/4 lãnh thổ Ba Lan - Lithuania trong sự kiện này. |
Quân Ba Lan bảo vệ nhà thờ Jasna Góra trong cuộc xâm lược của Thụy Điển. |
6/ Ảnh hưởng của sự kiện
Với thất bại gần như sụp đổ của Ba Lan trước Thụy Điển, Ukraine đã được đảm bảo tách khỏi ảnh hưởng của Ba Lan một cách lâu dài. Điều này giúp họ thoát được trước mắt là sự đàn áp của giáo hội Công giáo La Mã ở Ba Lan, duy trì tín ngưỡng Chính thống của mình.Mặc dù vậy, mối quan hệ giữa người Cossack và người Nga sau khi sáp nhập cũng không phải hoàn hảo. Sự sáp nhập vào Nga đánh đổi bằng việc áp đặt chế độ nông nô lên người Cossack, quá trình Nga hóa mạnh mẽ, trong khi các vấn đề về thuế và ruộng đất cũng không khá hơn là bao. Những khúc mắc trong quan hệ giữa người Cossack và Nga (chủ yếu xoay quanh chế độ nông nô hà khắc) đã dẫn đến những cuộc nổi dậy lớn của người Cossack ở Nga, kéo dài tới thế kỷ 18 mới chấm dứt.
185
|
10/15/2023 8:58:54 AM