“Đợi thằng bé lớn hơn chút nữa rồi dạy cũng được.”
“Nó lớn rồi thì nó tự biết thôi.”
“Co nít có biết gì đâu. Cứ để vậy đi, dạy rồi con bé làm theo thì sao!”
“Bây giờ con tôi đang học cấp 3 rồi, tôi dạy cháu còn kịp không?”
Đây là một trong số những câu hỏi, câu trả lời mình nhận được khi làm việc với phụ huynh. Mình hiểu rằng, việc ba mẹ có những phản ứng như vậy là điều đương nhiên.
Mình đã từng thấy nhiều bạn tuổi teens, thậm chí là người trưởng thành không thể phân biệt được âm hộ, âm đạo và lỗ tiểu hay thậm chí không biết cách dùng bao cao su khi quan hệ,... Vì vậy, dù con bạn đang ở độ tuổi nào, giáo dục giới tính vẫn là điều cần thiết.
Dưới đây là hướng dẫn cơ bản giúp ba mẹ giáo dục giới tính phù hợp với độ tuổi cho bạn nhỏ nhà mình.
Mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Và cách các con phản ứng khi được giáo dục giới tính cũng khác nhau. Vậy nên dưới đây là những hướng dẫn sơ bộ và khái quát về những gì trẻ có thể hiểu được về tình dục và sinh sản ở các giai đoạn các khác nhau.
Trẻ mới biết đi có thể gọi tên tất cả các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Sử dụng tên chính xác của các bộ phận này giúp trẻ giao tiếp tốt hơn về mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe, chấn thương hoặc lạm dụng tình dục. Đồng thời cũng giúp con hiểu rằng, những bộ phận riêng tư bình thường như những bộ phận khác (tay, chân, mắt, mũi,...) trên cơ thể. Từ đó, con sẽ nhìn cơ thể mình bằng sự tích cực và tự tin.
Ở độ tuổi này, trẻ cũng bắt đầu khám phá cơ thể mình, bao gồm cả việc chạm vào bộ phận sinh dục. Điều này hoàn toàn bình thường. Nhưng ba mẹ cần dạy trẻ đâu là thời điểm và vị trí thích hợp để làm điều đó.
Hầu hết trẻ mẫu giáo đều nên hiểu những điều cơ bản về sinh sản: tinh trùng và trứng kết hợp với nhau, và em bé lớn ở trong tử cung.
Tùy thuộc vào mức độ hiểu biết và sự quan tâm của trẻ, cha mẹ có thể kể cho con nghe về câu chuyện chào đời của mình.
Trẻ nên hiểu, cơ thể của con là của riêng con, và không ai có thể chạm vào nếu không có sự cho phép của con. Nhất là không ai có quyền yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục của con ngoại trừ ba mẹ khi đang chăm sóc con (tắm rửa, thay đồ). Và con cần phải nói cho ba mẹ biết khi có người làm điều này với con.
Trẻ cũng nên học cách hỏi trước khi chạm vào người khác (ôm, cù, kể cả hôn má) và nên bắt đầu tìm hiểu về ranh giới (ví dụ, hiểu rằng khi ai đó bước ra xa, con nên tôn trọng không gian của người đó).
Ba mẹ cần dạy trẻ về quyền riêng tư xung quanh các vấn đề cơ thể. Ví dụ, con nên biết khi nào thích hợp để khỏa thân.
Trẻ cần có hiểu biết cơ bản rằng một số người là dị tính, đồng tính, song tính; và có một số biểu hiện về giới tính. Giới tính không được xác định bởi bộ phận sinh dục của một người.
Trẻ nên biết các quy ước xã hội cơ bản về quyền riêng tư, ảnh khỏa thân và tôn trọng người khác trong các mối quan hệ. Hầu hết, ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu khám phá cơ thể của mình. Trẻ nên hiểu rằng, mặc dù đó là điều bình thường nhưng nên được thực hiện một cách riêng tư.
Dạy trẻ sử dụng máy tính, các thiết bị di động và thông tin trên các phương tiện truyền thông cũng là điều cần thiết. Trẻ cần được dạy về các quy tắc nói chuyện với người lạ, chia sẻ hình ảnh trực tuyến và con phải làm gì nếu con gặp điều gì không thoải mái trên các nền tảng này.
Đồng thời trẻ cũng nên được dạy những điều cơ bản về tuổi dậy thì. Một số trẻ sẽ bước vào giai đoạn này trước 10 tuổi. Bé trai và bé gái nên có những bài học riêng biệt. Trẻ cũng nên biết về tầm quan trọng của việc vệ sinh và chăm sóc bản thân ở tuổi dậy thì.
Được trang bị những kiến thức này sớm sẽ giúp trẻ chuẩn bị cho những thay đổi tiếp theo của cơ thể. Và cha mẹ hãy trấn an con rằng, những thay đổi này là bình thường và lành mạnh.
Ngoài việc củng cố tất cả những điều đã học ở trên, lứa tuổi thanh thiếu niên nên được dạy về quan hệ tình dục và tránh thai an toàn. Đồng thời phải có các thông tin cơ bản về mang thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STIs).
Những người trước tuổi vị thành niên nên hiểu, điều gì tạo nên một mối qua hệ tích cực và dấu hiệu của một mối quan hệ tiêu cực.
Thanh thiếu niên nên có kiến thức nâng cao về an toàn Internet, bao gồm cả bắt nạt và nhắn tin tình dục. Họ nên biết những rủi ro khi chia sẻ ảnh khỏa thân hoặc ảnh khiêu dâm của bản thân hay của người khác.
Họ cũng cần hiểu cách phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến cách mọi người nhìn cơ thể của họ (những mặc định như: con gái phải có ngực, gầy; hay con trai phải cao to,...).
Các bạn tuổi teen nên học sâu các kiến thức về kinh nguyệt và mộng tinh, để biết những hoạt động đó là bình thường và khỏe mạnh. Đặc biệt là các kiến thức về sinh sản, mang thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như các lựa chọn tránh thai khác nhau và cách sử dụng để quan hệ tình dục an toàn.
Mỗi độ tuổi sẽ có những “giáo trình” khác nhau nên ba mẹ không cần lo lắng việc giáo dục giới tính không phù hợp với con. Tùy vào độ tuổi, khả năng tiếp thu, môi trường sống, ba mẹ có thể quyết định dạy cho con những gì cần thiết.
“Nó lớn rồi thì nó tự biết thôi.”
“Co nít có biết gì đâu. Cứ để vậy đi, dạy rồi con bé làm theo thì sao!”
“Bây giờ con tôi đang học cấp 3 rồi, tôi dạy cháu còn kịp không?”
Đây là một trong số những câu hỏi, câu trả lời mình nhận được khi làm việc với phụ huynh. Mình hiểu rằng, việc ba mẹ có những phản ứng như vậy là điều đương nhiên.
Mình đã từng thấy nhiều bạn tuổi teens, thậm chí là người trưởng thành không thể phân biệt được âm hộ, âm đạo và lỗ tiểu hay thậm chí không biết cách dùng bao cao su khi quan hệ,... Vì vậy, dù con bạn đang ở độ tuổi nào, giáo dục giới tính vẫn là điều cần thiết.
Dưới đây là hướng dẫn cơ bản giúp ba mẹ giáo dục giới tính phù hợp với độ tuổi cho bạn nhỏ nhà mình.
Một số lưu ý khi cha mẹ bắt đầu hành trình giáo dục giới tính cho con
Khi nói chuyện với con về chủ đề giới tính và tình dục, ba mẹ hãy giải thích mọi thứ phù hợp với độ tuổi, khả năng tiếp thu của con
Ba mẹ không cần phải giải thích mọi thứ cùng một lúc. Hãy từ từ, và bắt đầu bằng những kiến thức đơn giản, dễ hiểu và cơ bản nhất. Nếu bạn nhồi nhét thông tin cho con thì cả ba mẹ và con đều cảm thấy mệt mỏi.
Sử dụng tên chính xác cho các bộ phận để gửi đến con thông điệp rằng, những bộ phận này là hoàn toàn bình thường và không có gì phải xấu hổ
Nói “Ba/mẹ không biết” khi cần: Trẻ không cần ba mẹ chúng là một chuyên gia - trẻ chỉ cần biết rằng, chúng có thể hỏi bạn bất cứ điều gì khi chúng cần.
Nếu con đặt câu hỏi mà ba mẹ chưa tìm được câu trả lời, hãy nói với con rằng “bố/mẹ rất vui vì con đã hỏi, nhưng bố mẹ chưa rõ câu trả lời nên bố mẹ sẽ tìm kiếm thêm thông tin và trả lời con sau”
Ba mẹ không cần phải giải thích mọi thứ cùng một lúc. Hãy từ từ, và bắt đầu bằng những kiến thức đơn giản, dễ hiểu và cơ bản nhất. Nếu bạn nhồi nhét thông tin cho con thì cả ba mẹ và con đều cảm thấy mệt mỏi.
Sử dụng tên chính xác cho các bộ phận để gửi đến con thông điệp rằng, những bộ phận này là hoàn toàn bình thường và không có gì phải xấu hổ
Nói “Ba/mẹ không biết” khi cần: Trẻ không cần ba mẹ chúng là một chuyên gia - trẻ chỉ cần biết rằng, chúng có thể hỏi bạn bất cứ điều gì khi chúng cần.
Nếu con đặt câu hỏi mà ba mẹ chưa tìm được câu trả lời, hãy nói với con rằng “bố/mẹ rất vui vì con đã hỏi, nhưng bố mẹ chưa rõ câu trả lời nên bố mẹ sẽ tìm kiếm thêm thông tin và trả lời con sau”
Nguồn: @ddimitrova |
Thời điểm vàng là ngay bây giờ
Mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Và cách các con phản ứng khi được giáo dục giới tính cũng khác nhau. Vậy nên dưới đây là những hướng dẫn sơ bộ và khái quát về những gì trẻ có thể hiểu được về tình dục và sinh sản ở các giai đoạn các khác nhau.
Trẻ mới biết đi: 13-24 tháng tuổi
Trẻ mới biết đi có thể gọi tên tất cả các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Sử dụng tên chính xác của các bộ phận này giúp trẻ giao tiếp tốt hơn về mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe, chấn thương hoặc lạm dụng tình dục. Đồng thời cũng giúp con hiểu rằng, những bộ phận riêng tư bình thường như những bộ phận khác (tay, chân, mắt, mũi,...) trên cơ thể. Từ đó, con sẽ nhìn cơ thể mình bằng sự tích cực và tự tin.
Ở độ tuổi này, trẻ cũng bắt đầu khám phá cơ thể mình, bao gồm cả việc chạm vào bộ phận sinh dục. Điều này hoàn toàn bình thường. Nhưng ba mẹ cần dạy trẻ đâu là thời điểm và vị trí thích hợp để làm điều đó.
Trẻ mẫu giáo: 2-4 tuổi
Hầu hết trẻ mẫu giáo đều nên hiểu những điều cơ bản về sinh sản: tinh trùng và trứng kết hợp với nhau, và em bé lớn ở trong tử cung.
Tùy thuộc vào mức độ hiểu biết và sự quan tâm của trẻ, cha mẹ có thể kể cho con nghe về câu chuyện chào đời của mình.
Trẻ nên hiểu, cơ thể của con là của riêng con, và không ai có thể chạm vào nếu không có sự cho phép của con. Nhất là không ai có quyền yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục của con ngoại trừ ba mẹ khi đang chăm sóc con (tắm rửa, thay đồ). Và con cần phải nói cho ba mẹ biết khi có người làm điều này với con.
Trẻ cũng nên học cách hỏi trước khi chạm vào người khác (ôm, cù, kể cả hôn má) và nên bắt đầu tìm hiểu về ranh giới (ví dụ, hiểu rằng khi ai đó bước ra xa, con nên tôn trọng không gian của người đó).
Ba mẹ cần dạy trẻ về quyền riêng tư xung quanh các vấn đề cơ thể. Ví dụ, con nên biết khi nào thích hợp để khỏa thân.
Trẻ trong độ tuổi đi học: 5-8 tuổi
Trẻ cần có hiểu biết cơ bản rằng một số người là dị tính, đồng tính, song tính; và có một số biểu hiện về giới tính. Giới tính không được xác định bởi bộ phận sinh dục của một người.
Trẻ nên biết các quy ước xã hội cơ bản về quyền riêng tư, ảnh khỏa thân và tôn trọng người khác trong các mối quan hệ. Hầu hết, ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu khám phá cơ thể của mình. Trẻ nên hiểu rằng, mặc dù đó là điều bình thường nhưng nên được thực hiện một cách riêng tư.
Dạy trẻ sử dụng máy tính, các thiết bị di động và thông tin trên các phương tiện truyền thông cũng là điều cần thiết. Trẻ cần được dạy về các quy tắc nói chuyện với người lạ, chia sẻ hình ảnh trực tuyến và con phải làm gì nếu con gặp điều gì không thoải mái trên các nền tảng này.
Đồng thời trẻ cũng nên được dạy những điều cơ bản về tuổi dậy thì. Một số trẻ sẽ bước vào giai đoạn này trước 10 tuổi. Bé trai và bé gái nên có những bài học riêng biệt. Trẻ cũng nên biết về tầm quan trọng của việc vệ sinh và chăm sóc bản thân ở tuổi dậy thì.
Được trang bị những kiến thức này sớm sẽ giúp trẻ chuẩn bị cho những thay đổi tiếp theo của cơ thể. Và cha mẹ hãy trấn an con rằng, những thay đổi này là bình thường và lành mạnh.
Vị thành niên: 9-12 tuổi
Ngoài việc củng cố tất cả những điều đã học ở trên, lứa tuổi thanh thiếu niên nên được dạy về quan hệ tình dục và tránh thai an toàn. Đồng thời phải có các thông tin cơ bản về mang thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STIs).
Những người trước tuổi vị thành niên nên hiểu, điều gì tạo nên một mối qua hệ tích cực và dấu hiệu của một mối quan hệ tiêu cực.
Thanh thiếu niên nên có kiến thức nâng cao về an toàn Internet, bao gồm cả bắt nạt và nhắn tin tình dục. Họ nên biết những rủi ro khi chia sẻ ảnh khỏa thân hoặc ảnh khiêu dâm của bản thân hay của người khác.
Họ cũng cần hiểu cách phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến cách mọi người nhìn cơ thể của họ (những mặc định như: con gái phải có ngực, gầy; hay con trai phải cao to,...).
Thanh thiếu niên: 13-18 tuổi
Các bạn tuổi teen nên học sâu các kiến thức về kinh nguyệt và mộng tinh, để biết những hoạt động đó là bình thường và khỏe mạnh. Đặc biệt là các kiến thức về sinh sản, mang thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như các lựa chọn tránh thai khác nhau và cách sử dụng để quan hệ tình dục an toàn.
Mỗi độ tuổi sẽ có những “giáo trình” khác nhau nên ba mẹ không cần lo lắng việc giáo dục giới tính không phù hợp với con. Tùy vào độ tuổi, khả năng tiếp thu, môi trường sống, ba mẹ có thể quyết định dạy cho con những gì cần thiết.
Nguồn tham khảo:
237
|
9/21/2023 4:53:25 PM