Phát triển, suy thoái, và sau đó là sự phục hồi - chuỗi vòng lặp tự nhiên mà có vẻ như không một nền kinh tế nào có thể thoát ra được. Có thể coi đó như một lời nguyền, hoặc, từ một góc độ khác, như một món quà - một cơ hội để những thị trường tài chính mài giũa và tiến xa hơn. Đúng vậy, thậm chí cả Bitcoin, ngôi sao sáng giá nhất trong vũ trụ tiền điện tử, cũng không nằm ngoài vòng xoáy này.
Trong những năm gần đây, Bitcoin cùng với thế giới tiền mã hóa đã trở thành một phần không thể thiếu của thị trường tài chính toàn cầu. Dù còn khá mới mẻ, nhưng đã nhanh chóng chứng minh được sức hút và tiềm năng vượt trội của mình, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức cho những ai dám bước chân vào. Bitcoin, với những đặc điểm nổi bật của mình, đã tạo ra một dấu ấn không thể lẫn vào đâu được. Điểm khiến Bitcoin trở nên đặc biệt, thậm chí còn hơn cả vàng hay bất kỳ thị trường tài chính nào khác, chính là tính chu kỳ của nó và - quan trọng nhất - là sự kiện Bitcoin Halving.
Bitcoin Halving không chỉ là một hiện tượng kỹ thuật mà còn là một sự kiện kinh tế, đánh dấu những thời điểm quan trọng trong vòng đời của Bitcoin và cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về cách mà những chu kỳ mới được hình thành. Mỗi sự kiện Halving, xảy ra khoảng mỗi bốn năm một lần, giảm số lượng Bitcoin được tạo ra với mỗi khối, làm tăng tính khan hiếm của Bitcoin và thường đi kèm với những biến động giá lớn.
Trong bài viết này chúng ta hãy cùng khám phá sâu hơn về ý nghĩa và tác động của sự kiện này đến thị trường tiền điện tử nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Nhưng trước hết, hãy bắt đầu bằng cách hiểu rõ về Bitcoin - đồng tiền điện tử đầu tiên và quan trọng nhất, trước khi tiếp tục khám phá lịch sử, ý nghĩa và tác động của các sự kiện Halving đã diễn ra.
1. Bitcoin là gì?
Bitcoin, ra đời vào năm 2009 bởi người (hoặc nhóm người) ẩn danh dưới tên Satoshi Nakamoto, không chỉ đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên tiền điện tử mà còn là ứng dụng đầu tiên và nổi bật nhất của công nghệ blockchain. Được thiết kế như một phương tiện giao dịch peer-to-peer, cho phép người dùng gửi và nhận giá trị mà không cần thông qua một bên trung gian tin cậy, Bitcoin đã mở ra một hướng mới cho tài chính toàn cầu.
Ngoài vai trò là một phương tiện giao dịch, Bitcoin còn được coi là một công cụ lưu trữ giá trị quan trọng. Giống như vàng, Bitcoin có một nguồn cung hạn chế - chỉ có 21 triệu Bitcoin có thể được khai thác - điều này giúp nó trở thành một khoản đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh lạm phát và sự bất ổn của thị trường tài chính truyền thống. Sự khan hiếm này, cùng với độ tin cậy và bảo mật của công nghệ blockchain, đã giúp Bitcoin không chỉ giữ vững vị thế của mình như một đồng tiền mã hóa hàng đầu mà còn là một tài sản đầu tư có giá trị, ngay cả trong những thời kỳ biến động của thị trường.
Chính sự độc đáo này của Bitcoin - kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và tính năng lưu trữ giá trị - đã khiến nó trở thành một biểu tượng không chỉ trong thế giới tiền mã hóa mà còn trong lĩnh vực tài chính rộng lớn hơn. Người ta còn gọi Bitcoin bằng một cái tên hoa mĩ khác, “Vàng kỹ thuật số.”
Trong khuôn khổ của bài viết, đây chỉ là một định nghĩa rất ngắn gọn về Bitcoin. Đồng crypto king này còn rất nhiều điều hay ho mà bạn có thể khám phá, và trên hết, kiến thức là hành trang tất yếu khi bắt đầu đặt chân vào thị trường tiền điện tử đầy thú vị này. Tuy nhiên, cũng có kiến thức this và kiến thức that, đã có không ít người vì nghe lời những chuyên gia tài chính trên Tiktok mà rơi vào cảnh tiền mất tật mang.
Chính vì vậy, việc học hỏi từ các nguồn uy tín trở nên thiết yếu. Trong số đó, Binance Academy là một lựa chọn hàng đầu, cung cấp một kho tàng kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về Bitcoin và thế giới tiền mã hóa. Ở đây, chúng ta có những bài viết giải thích cặn kẽ những thuật ngữ, những mô hình hóc búa trong không gian crypto. Và nếu bạn là người mới, bạn cần một nền tảng về crypto hay bạn gặp khó khăn vấn đề liên kết những kiến thức từ bài viết đơn lẻ, Binance Academy còn có cả những khóa học miễn phí để gãi ngay vào chỗ ngứa này. Tựu chung, đây là nền tảng đáng tin cậy mà chúng ta có thể tra cứu, học hỏi để trau dồi cho bản thân mình.
Nếu xem Binance Academy là bước khởi đầu phù hợp cho những người mới tiếp cận thị trường, thì Bitcoin cũng có cho mình một dấu hiệu, để đánh dấu một “bước khởi đầu” cho một chu kỳ mới như mọi người hay kỳ vọng. Đó là Bitcoin halving.
2. Bitcoin Halving
Bitcoin Halving là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử của Bitcoin và thế giới tiền mã hóa nói chung. Đây là sự kiện tự động xảy ra sau mỗi 210,000 khối được khai thác, tương đương với khoảng mỗi bốn năm một lần, khiến phần thưởng cho việc khai thác mỗi khối giảm đi một nửa. Từ 50 BTC cho mỗi khối ban đầu, số lượng này đã giảm xuống còn 25, sau đó là 12.5 và gần đây nhất là 6.25 BTC. Và chỉ còn cách [x] ngày nữa, một lần nữa, sự kiện này sẽ diễn ra, Bitcoin sẽ tiếp tục halving và phần thưởng khối bây giờ sẽ giảm về 3.125 BTC.
Ở đây, "phần thưởng khối" là một thuật ngữ quan trọng mà bất kỳ ai quan tâm đến đồng tiền mã hóa này cũng cần phải hiểu. Cụ thể, phần thưởng khối là số lượng Bitcoin mà các thợ đào nhận được khi họ thành công trong việc xác minh và thêm một khối giao dịch mới vào blockchain. Đây là nguồn làm tăng cung duy nhất của Bitcoin, hay nói cách khác, Bitcoin halving sẽ làm cho đồng tiền số này trở nên khan hiếm hơn.
Vì lẽ đó, sự kiện này được xem như một dấu mốc, ấn định cho chu kỳ tăng giá và sự phát triển tiếp theo của Bitcoin. Khi số lượng Bitcoin mới được tạo ra giảm xuống, nguyên tắc cung và cầu cho thấy rằng, nếu nhu cầu vẫn tiếp tục tăng hoặc duy trì ổn định, giá của Bitcoin sẽ tăng lên. Điều này không chỉ dựa trên suy luận lý thuyết mà cũng được chứng minh qua các chu kỳ Halving trước đây, khi mà sau mỗi sự kiện, giá Bitcoin thường sẽ trải qua một giai đoạn tăng giá đáng kể.
Không chỉ về giá, tác động của mỗi sự kiện halving lên thị trường crypto còn lớn lao hơn thế, hãy cùng mình bàn rõ hơn ở phần 3 nhé!
3. Tác động của Bitcoin halving
Nhắc đến Bitcoin halving, cái tên bị ảnh hưởng đầu tiên chắc chắn là những thợ đào.
3.1 Thợ đào
Thuật ngữ “thợ đào” hay miners nhằm chỉ những cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào quá trình tính toán các phép toán phức tạp, với mục tiêu xác minh và ghi lại các giao dịch vào một "khối" mới trên blockchain. Quá trình này không chỉ giúp bảo vệ mạng lưới khỏi gian lận mà còn tạo điều kiện cho việc tạo ra Bitcoin mới như một phần thưởng cho công việc của họ.
Nhưng khi Bitcoin halving xảy đến, thợ đào sẽ chịu ảnh hưởng rõ rệt. Khi phần thưởng khối giảm một nửa, lợi nhuận từ việc khai thác cũng giảm theo, đặc biệt là đối với những thợ đào có chi phí vận hành đắt đỏ. Điều này khơi dậy hai làn sóng tranh cãi trong thị trường crypto.
Một bên lo sợ rằng, vì lợi nhuận bị giảm đi, thợ đào phải tìm cách tối ưu hóa chi phí, từ việc áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến đến việc chuyển đến khu vực với chi phí điện thấp hơn. Một số thợ đào nhỏ lẻ có thể không còn khả năng cạnh tranh và buộc phải rời khỏi cuộc chơi. Xu hướng này vô tình lại tạo nên tình trạng “tái tập trung hóa” trong một thị trường mang bản sắc phi tập trung.
Bên còn lại có vẻ lạc quan hơn, họ cho rằng những miners sẽ không “chống tay” đứng nhìn phần Bitcoin bị cắt giảm kia. Các thợ đào có thể ngồi lại với nhau, cùng tạo nên những ứng dụng mới trên mạng lưới Bitcoin để thu hút người dùng, từ đó miners sẽ có thêm nguồn lợi nhuận đến từ phí giao dịch.
Chúng ta đã và đang chứng kiến làn sóng này. Một vài xu hướng như Inscription hay Bitcoin Ordinals diễn ra trong thời gian vừa qua đã thu về một lượng người dùng khổng lồ trên mạng lưới Bitcoin.
3.2 Biến động giá
Bên cạnh những tác động liên quan đến thợ đào, Bitcoin Halving còn được xem như một cột mốc quan trọng mở ra cho đồng tiền này chu kỳ tăng trưởng mới. Lịch sử đã cho thấy, sau mỗi sự kiện Halving, giá của Bitcoin không chỉ tăng lên mà thường còn vượt qua mức cao nhất mọi thời đại (ATH) trước đó.
Và điều đặc biệt trong chu kỳ này, ngay cả khi còn gần một tháng nữa mới đến Halving, Bitcoin đã phá vỡ mức ATH $69k được thiết lập vào tháng 11 năm 2021, chính thức tạo ra một ATH mới ở khoảng $73k. Đây là một sự kiện chưa từng có tiền lệ, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của Bitcoin.
Vậy, điều gì đã tạo nên sự kiện lịch sử này? Mặc dù khó có thể giải thích một cách toàn diện, nhưng có một quan điểm đáng chú ý rằng, trong chu kỳ này, Bitcoin đã không còn được xem như một loại tài sản "bên lề" như trước đây. Sự kiện Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) phê duyệt đơn đăng ký Bitcoin ETF dạng spot đã mở ra cánh cửa kết nối dòng tiền từ thị trường tài chính truyền thống sang thị trường crypto. Sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn đến cả nghìn tỷ dollar như BlackRock và Fidelity,... đã chính thức đưa Bitcoin vào tầm ngắm, thúc đẩy giá trị và sự chấp nhận rộng rãi của nó.
Trong bối cảnh đó, kỳ vọng dành cho Bitcoin chắc chắn không dừng lại ở mức $73k. Tuy nhiên, khi thị trường tiếp tục phát triển, chúng ta có thể bắt đầu nhận thấy rằng biên độ biến động của Bitcoin có thể giảm dần theo thời gian. Điều này không nhất thiết là dấu hiệu của sự ổn định hoàn toàn, nhưng nó phản ánh sự trưởng thành và sự chấp nhận ngày càng rộng rãi của Bitcoin như một loại tài sản đầu tư có giá trị, cũng như sự kỳ vọng về tương lai bền vững mà nó mang lại.
Sự tăng trưởng của Bitcoin không chỉ gói gọn trong chính bản thân nó mà còn lan tỏa một tác động tích cực đến toàn bộ thị trường crypto. Điều này là do vị thế của Bitcoin không chỉ như một tài sản tiên phong trong lĩnh vực tiền mã hóa mà còn như một "phao cứu sinh" cho các dự án và blockchain khác trong những thời kỳ biến động. Phải nhìn nhận rằng, thị trường crypto và công nghệ blockchain đã trải qua quá trình trưởng thành đáng kể, với những blockchain như Ethereum, Solana, và các dự án khác đều chứng minh được sức mạnh nội tại của mình qua những giai đoạn khó khăn.
Tuy nhiên, Bitcoin vẫn giữ vị thế "anh cả" trong thế giới tiền mã hóa. Vị thế này không chỉ phản ánh qua giá trị thị trường mà còn qua ảnh hưởng sâu rộng của Bitcoin đối với tâm lý nhà đầu tư và sự chấp nhận của thị trường. Khi Bitcoin tăng giá và nhận được sự chấp nhận rộng rãi hơn, nó không chỉ thu hút nguồn vốn mới vào thị trường mà còn khuyến khích sự tham gia của người dùng mới vào lĩnh vực crypto và web3. Điều này tạo nên một luồng động lực mới, không chỉ thúc đẩy tăng trưởng cho Bitcoin mà còn cho toàn bộ ngành công nghiệp.
Đọc đến đây, nếu bạn đang toan cầm tiền đi mua Bitcoin vì trông có vẻ nó là kèo chắc thắng, thì gượng lại đã. Mặc dù nhìn bức tranh tổng thể, Bitcoin và thị trường tiền mã hóa nói chung có vẻ như đang trên một con đường tăng trưởng không ngừng, sự thực là mọi thứ không hề đơn giản như vậy.
4. Câu Chuyện Phía Sau Sự Kiện
Tất nhiên, ai cũng biết những điều mà chúng ta vừa chia sẻ. Rằng halving làm giảm nguồn cung Bitcoin, tiếp theo đó là giai đoạn tăng giá, bla bla... Nhưng khi mọi người cùng nhìn nhận và đặt kỳ vọng theo một hướng nhất định, liệu điều đó có luôn luôn đúng? Hãy cẩn thận với những kỳ vọng của mình, vì đôi khi, câu chuyện được phổ biến trên mặt báo chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Đừng để sự FOMO làm mờ mắt
Liệu Bitcoin có luôn tăng giá sau mỗi lần halving như trong "những chu kỳ trước"? Mặc dù lịch sử có thể hỗ trợ cho nhận định này, nhưng khi nhìn lại, ta thấy rằng chúng ta mới chỉ trải qua ba lần halving và đang hướng tới lần thứ tư. Đưa ra kết luận rằng đây sẽ là chu kỳ giá tăng không ngừng của Bitcoin là quá vội vàng, và việc tin tưởng mù quáng vào điều này càng nguy hiểm hơn. Lần này, Bitcoin đã phá vỡ ATH $69k trước cả khi halving diễn ra, thiết lập mức giá mới ở khoảng $73k.
Không có gì là chắc chắn hoàn toàn. Đừng nên quy chụp rằng chu kỳ halving của Bitcoin chính là chu kỳ giá. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu bạn đang nhìn với góc độ đầu tư ngắn hạn. Dường như, lựa chọn một chiến lược đầu tư dài hạn sẽ luôn an toàn hơn.
Ngoài ra, thời điểm halving có thể sẽ làm thị trường crypto trở nên sôi động hơn. Tại đây, nhiều câu chuyện mới sẽ được kể, các sự sáng tạo mới sẽ xuất hiện. Bull market luôn đem lại cơ hội để kiếm tiền, đôi khi là đủ để khiến bạn choáng ngợp.
Nhưng, tại sao đến cuối mỗi chu kỳ, đa số mọi người lại rơi vào tình cảnh thua lỗ? Đó là bởi vì đám đông thường bị cuốn theo không khí sôi động của thị trường. Sự cảnh giác bị giảm bớt, logic bị đặt sang một bên để chạy theo những cơn sốt, mở ra cánh cửa cho những trò lừa đảo. Chưa kể, bài học từ các sự kiện như Luna và FTX, dường như đã bị lãng quên trong làn sóng tăng giá mạnh mẽ.
Vì thế, trước khi mong muốn làm giàu từ tiền mã hóa, điều quan trọng nhất là phải biết cách giữ tiền an toàn. Vậy, làm thế nào để không mất tiền? Bước đầu tiên và cơ bản nhất chính là chọn nơi lưu trữ tiền một cách an toàn.
Ví phi tập trung như Trust Wallet có thể là một lựa chọn khả thi. Với loại ví này, bạn - và chỉ mình bạn - là người nắm giữ cụm từ bí mật, không ai khác có thể truy cập vào ví của bạn. Tuy nhiên, đối với người mới, việc sử dụng ví phi tập trung có thể khá phức tạp và thậm chí gây rủi ro nếu không cẩn thận, ví dụ như gửi nhầm địa chỉ hoặc kí vào một lệnh scam.
Do đó, bắt đầu với các sàn giao dịch tập trung có vẻ như là sự lựa chọn an toàn hơn cho những người mới. Và nơi có thể an toàn hơn Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới hiện nay? Sự an toàn, tính bảo mật cao và sự dễ dàng trong việc sử dụng là những yếu tố khiến Binance trở thành điểm đến tin cậy. Vị thế ấy vẫn được giữ vững sau khi bị thách thức 2 mùa đông khắc nghiệt của thị trường crypto.
Sự an toàn phải được đặt lên trên cả. Phải có một chỗ đứng vững chắc, ta mới yên tâm để nhìn về tương lai xa hơn, ở đó, viễn cảnh của Bitcoin sẽ trông như thế nào?
5. Halving và tương lai của Bitcoin
Liệu có tài sản nào có thể giảm phát theo thời gian ngoài Bitcoin không? Có lẽ là không. Bằng cách giảm một nửa số lượng Bitcoin được phát hành mỗi khi một khối mới được khai thác, Halving không chỉ tăng cường tính khan hiếm của Bitcoin mà còn nhấn mạnh giá trị của nó như một tài sản lưu trữ giá trị dài hạn. Đây là một trong những yếu tố khiến Bitcoin trở nên hấp dẫn hơn đối với những nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn và bảo toàn giá trị trong bối cảnh kinh tế biến động với nỗi lo bị lạm phát gặm nhấm.
Trong chu kỳ Halving lần này, một điểm đáng chú ý là sự tham gia mạnh mẽ của các quỹ đầu tư lớn vào Bitcoin. Sự tham gia này không chỉ chứng minh cho sức hút ngày càng tăng của Bitcoin trong thế giới tài chính mà còn nâng cao vị thế của nó trong giới đầu tư chính thống. Larry Fink, chủ tịch của quỹ đầu tư BlackRock - đang quản lý hơn 9 nghìn tỷ dollar tài sản, đã phát biểu về Bitcoin trong cuộc phỏng vấn với đài CNBC rằng: “Tôi tin rằng nó sẽ tiếp tục tăng nếu thế giới sợ hãi, nếu người dân lo sợ những rủi ro địa chính trị, họ sợ những rủi ro của chính họ…Nó không khác gì với những điều vàng thể hiện qua hàng nghìn năm. Nó là một loại tài sản bảo vệ bạn.”
Fink tiếp tục: “Không giống như vàng, nơi chúng ta sản xuất thêm vàng mới, chúng ta gần như đã đạt đến số lượng Bitcoin tối đa có thể được tạo ra”. “Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là cung cấp một công cụ có thể lưu trữ của cải.”
Sự thừa nhận này từ phía các quỹ lớn không chỉ là một bằng chứng cho thấy Bitcoin đã chuyển mình từ một tài sản đầu cơ mạo hiểm sang một loại tài sản được coi là cần thiết trong mọi danh mục đầu tư đa dạng và bảo thủ; mà còn là một dấu hiệu cho thấy Bitcoin đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống tài chính toàn cầu. Sự tham gia của những tên tuổi lớn trong ngành tài chính vào thị trường Bitcoin không chỉ củng cố giá trị và tính thanh khoản của nó mà còn giúp tăng cường độ tin cậy và sự chấp nhận của đồng tiền này trên toàn cầu.
Nhìn về tương lai, con người chỉ có thể dự đoán những gì xảy ra tuyến tính. Nhưng Bitcoin thì phi tuyến tính, và thần chú duy nhất mà chúng ta có thể dùng là: expect the unexpected - luôn sẵn sàng đón nhận những thứ không ngờ tới.
Kết lại
Khi nhìn lại hành trình của Bitcoin từ những ngày đầu đến nay, cùng với những bước ngoặt quan trọng mà sự kiện Halving mang lại, chúng ta có thể thấy rằng Bitcoin đã trưởng thành hơn rất nhiều. Nó đang dần trở thành một phần của cuộc cách mạng lớn hơn trong thế giới tài chính và công nghệ.
Sự kiện Halving lần thứ tư này không chỉ là một dấu mốc thời gian, mà còn đánh dấu cho sự chuyển mình của một Bitcoin đang dần chứng minh được giá trị và vị thế không thể thay thế của mình trong nền kinh tế số. Với mỗi lần Halving, chúng ta không chỉ chứng kiến sự tăng giá của Bitcoin mà còn thấy được sự gia tăng về độ tin cậy, sự chấp nhận rộng rãi từ cả thị trường tài chính truyền thống và cộng đồng tiền mã hóa. Sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn, sự chấp nhận từ các tổ chức tài chính và sự phát triển của các sản phẩm dựa trên Bitcoin đã mở ra một kỷ nguyên mới cho tiền mã hóa.
Nhưng quan trọng hơn, Halving nhắc nhở chúng ta về bản chất độc đáo của Bitcoin: một tài sản kỹ thuật số khan hiếm, với nguồn cung có hạn và một cộng đồng người dùng ngày càng mở rộng. Đây là những yếu tố cốt lõi tạo nên sức mạnh và tiềm năng lâu dài của Bitcoin.
Kết lại, khi tiếp tục hành trình với Bitcoin và thế giới tiền mã hóa, chúng ta không chỉ là những quan sát viên hay người tham gia; chúng ta đang trải nghiệm những chương đầu của một cuộc cách mạng tài chính mới. Bitcoin và crypto sẽ còn chặng đường dài để phát triển, đó chắc chắn là một hành trình thú vị và sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của chúng ta trong nhiều năm tới.