Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?

Thiên Nghịch Mâu lần đầu tiên xuất hiện tại chương 71, thuộc sở hữu của Fushiguro Touji trong nhiệm vụ tiêu diệt Tinh Tương Thể, với tác dụng là cưỡng chế giải trừ chú thuật. Vì vậy, ở chương 145, Tengen đã đề cập đến nó như một công cụ để giải thoát Gojou khỏi Ngục Môn Cương. Và cũng tại đây, ta thấy rõ được sự khuyết thiếu trên thứ vũ khí này.

IMG

Theo truyền thuyết, Thiên Nghịch Mâu (Ame-no-sakahoko) là một thần khí xuất hiện trong thần thoại Nhật Bản, được miêu tả dưới hình dạng tam xoa kích. Có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh nguồn gốc của vũ khí này; nhưng gần như các giả thuyết đều đồng ý rằng Ame-no-sakahoko chính là cây giáo Ame-no-nuboko của hai vị thần Izanami và Izanagi, dùng để tạo nên trời và đất.

Theo cuốn Yamato Katsuragi Hozan-ki (sách về Thần Đạo theo quan điểm Phật giáo) do Gyoki Bosatsu biên soạn vào thời kỳ Nara, Ame-no-nuboko là một vật thể thần bí được tạo ra vào thời tenchi-kaibyaku (thời kỳ kiến tạo trời đất), là một hóa thân của Bonten (hay còn được gọi là thần tạo hóa Brahma trong đạo Hindu) và vũ khí này được coi là một vjra có sức mạnh đánh tan cái ác. Và theo đó cũng giải thích rằng, cháu trai của nữ thần mặt trời (Amaterasu) - tức thần Ninigi-no-mikoto đã dùng vũ khí này để bình định khi xuống nhân gian.

Mặt khác, theo cuốn Tenchi Reiki Furoku của dòng thần đạo Ryobu (sự kết hợp giữa Shinto và Phật giáo Shingon), Thiên Nghịch Mâu được cho là một vị la hán kim cương bị kẹt trên đảo Onogoro (hòn đảo được tạo nên từ giọt hỗn độn rơi xuống từ Ame-no-nuboko).

Ngày nay, tại núi Takachiho vẫn còn lưu lại di tích của thanh vũ khí này. Theo truyền thuyết tại đây lưu lại rằng, Ame-no-sakahoko được Okuninushi-no-kami trao cho Ninigi-no-mikoto khi ông xuống bình định nhân gian. Sau đó, Ninigi đã ném xuống dưới lòng đất núi Takachiho với hi vọng nó không xuất hiện thêm lần nữa. Giả thuyết này tồn tại từ thời Nara, và cho đến khi Ryoma Sakamato (thời kỳ Mạc phủ) đến đây rút được Thiên nghịch mâu đã tạo nên một sự phun trào núi lửa.

Ta quay lại tranh màu chương 117 của Sukuna, ta thấy một tay cầm thanh tam xoa kích - hay còn gọi là Trisul. Đây là một trong những vũ khí của thần Shiva (vị thần hủy diệt trong Trimurti, tuy nhiên trong các học thuyết ngoài tam thần thì Shiva được xem là hiện thân của tất cả, bao gồm: sáng tạo, khởi đầu mới cũng như duy trì, bảo vệ và hủy diệt).

Vì vậy trong Honji suijaku (bản địa thùy tích) của Shinto, còn đồng bộ thần Shiva cùng với thần Okuninushi-no-kami (vị thần cai trị đầu tiên của các vị thần), và gọi ngài là Daikokuten. Mà tại cuốn Yamato Katsuragi Hozan-ki đã đề cập ở trên, thiên nghịch mâu được trao bởi thần Okuninushi-no-kami cho Ninigi-no-mikoto trước khi xuống nhân gian. Vậy liệu rằng thiên nghịch mâu vốn thuộc sở hữu của Sukuna hay không? Mà dẫn đến theo đó, Sukuna cũng là một phần nguyên nhân mở đầu cho thế giới này?

Và nếu đi theo giả thuyết này, ta sẽ đề cập đến ý nghĩa ba mũi tam xoa của thần Shiva. Shul là nghĩa sự đau khổ, biến cố. Trisul có nghĩa là diệt hết mọi đau khổ. Mà theo đạo Hindu, ba loại đau khổ dẫn đến từ Adhibhautika (sự đau khổ thể chất), Adhidaivika (sự đau khổ số phận) và Adhyatmika (sự đau khổ tinh thần). Và cây tam xoa kích trong tay thần Shiva sẽ xóa tan mọi đau khổ đó. Nếu ta so sánh với công dụng của Thiên nghịch mâu - cưỡng chế giải trừ mọi chú thuật; thì có một sự tương quan nhất định ở đây, bởi vì ta biết chú lực và chú linh được sinh ra từ những cảm xúc tiêu cực đau khổ của con người.

Vậy ta có thể đặt ra giả thuyết mục đích thế giới của Sukuna có liên quan đến việc giải trừ mọi chú thuật hay không? Và giả sử thiên nghịch mâu thuộc sở hữu của Sukuna, vậy phải chăng đó là vũ khí đầu tiên được tạo ra để phục vụ cho con đường đó?

Nếu ta kết hợp với giả thuyết về sự đối lập giữa Tengen và Sukuna trước đó mình từng đề cập, ta thấy rõ mục đích khác nhau ở hai phía. Khi một bên là duy trì trật tự cũ, và một bên là phá bỏ đi tận gốc rễ (giống như mục tiêu của Yuki hiện tại). Và giả sử kế hoạch này là khả thi, thì Yuki Tsukumo có bắt tay cùng thực hiện hay không? Bởi vì đến hiện tại Thiên nghịch mâu vẫn đang trong tình trạng không tìm thấy được vì không ai biết Gojou đã phong ấn hay phá hủy nó, kể cả Tengen. Và nếu như vậy thì có hay không việc giấu đi thiên nghịch mâu cũng là một việc làm có chủ đích của Gojou?

Mà ta thấy, tại chương 71, thiên nghịch mâu xuất hiện với một sự khuyết thiếu so với bản gốc. Vậy ta có thể đặt ra giả thuyết về việc có sự cố tình bẻ gãy một phần của thiên nghịch mâu để ngăn cản tác dụng thật sự của nó hay không? Bởi vì nếu ta so sánh ba mũi của thiên nghịch mâu là ba loại đau khổ như trên, thì giả thuyết xóa bỏ được chú lực của vũ khí này là có khả năng xảy ra.

Mặt khác, truyền thuyết của Thiên nghịch mâu tại núi Takachiho xuất phát từ thời kỳ Nara, mà ta có sự trùng hợp khi tại chương 74, Sonoda Shigeru của Bàn Tinh giáo từng đề cập Tengen xuất hiện thuyết giảng cũng vào thời kỳ đó. Và theo truyền thuyết khi thiên nghịch mâu được rút ra khỏi núi Takachiho đã tạo một chấn động núi lửa phun trào. Vậy việc xuất hiện một thiên nghịch mâu toàn vẹn có thể tạo ra một thay đổi lớn cho thế giới chú thuật hay không?

Nói thêm một chút, Thiên nghịch mâu (Ame-no-sakahoko) còn một cái tên khác là Thiên Ma Phản Qua (Amanomagaeshi no hoko). Mà ta biết thủ ấn triển khai lãnh địa của Sukuna là Diệm Ma Thiên Thủ Ấn và tên lãnh địa là Phục Ma Ngự Trù Tử (cả hai khái niệm mình đã từng giải thích ở bài trước của Sukuna). Nếu so sánh, ta thấy sự tương quan giữa những cái tên xoay quanh Sukuna và Thiên nghịch mâu, tạo cơ sở cho giả thuyết chủ nhân thật sự của Thiên nghịch mâu.

4,126 | 11/16/2023 4:07:48 PM
Bình luận
Để lại bình luận Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết liên quan
Nhân vật Yuki Tsukumo - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Yuki Tsukumo - Jujutsu Kaisen
Yuki Tsukumo là một trong bốn pháp sư jujutsu đặc cấp
Gải mã các khái niệm cơ bản xoay quanh Jujutsu Kaisen - Chú thuật hồi chiến
Gải mã các khái niệm cơ bản xoay quanh Jujutsu Kaisen - Chú thuật hồi chiến
Điểm qua và giải mã các khái niệm về giới thuật sư một cách đơn giản nhất để mọi người không còn cảm thấy gượng gạo khi tiếp cận bộ truyện
Nhân vật Geto Suguru - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Geto Suguru - Jujutsu Kaisen
Geto Suguru (夏げ油とう傑すぐる Getō Suguru?, Hạ Du Kiệt) là một phản diện trong bộ truyện Chú thuật hồi chiến và tiền truyện Chú thuật hồi chiến - Trường chuyên chú thuật Tokyo
Nhân vật Mei Mei -  Jujutsu Kaisen
Nhân vật Mei Mei - Jujutsu Kaisen
Mei Mei (冥 め い 冥 め い Mei Mei?) Là một nhân vật phụ trong bộ Jujutsu Kaisen