Một xã hội thích nhắn tin hơn là gọi điện và nỗi cô đơn của xã hội hiện đại

Đã có một số nghiên cứu phát hiện ra rằng con người ngày nay thích nhắn tin nhiều hơn là gọi điện. Có rất nhiều nguyên nhân được giải thích cho nghiên cứu này.

Khi phải gọi điện thì chúng ta buộc phải dừng các hoạt động đang làm lại và tập trung vào công việc gọi điện. Nếu vừa làm việc vừa gọi điện thì sẽ vô cùng khó khăn. Hơn thế nữa, bây giờ ở nhiều nơi như thư viện, địa điểm hội nghị, tiếng chuông hoặc rung điện thoại có thể ảnh hưởng đến người khác vì vậy vô cùng bất tiện. Ngược lại, khi nhắn tin thì bạn có nhiều sự tự do hơn. Việc nhắn tin vốn dĩ dễ dàng hơn gọi điện khi mà bạn có thể nhắn tin một cách im lặng không gây ảnh hưởng đến người khác trong thời gian rảnh. Hơn nữa việc nhắn tin có thể giúp truyền đạt những ý chính một cách dễ dàng hơn (vì có thể xóa và sửa một cách dễ dàng, thậm chí họ còn cho phép bạn xóa những lời bạn đã nói) so với trò chuyện trực tiếp (vốn dĩ khó tránh khỏi những sự lòng vòng và những lời nói thì ko thể nào rút lại được). Việc biểu đạt cảm xúc thông qua tin nhắn cũng không cần quá nhiều. Do đó năng lượng để sử dụng cho nhắn tin sẽ ít hơn so với năng lượng được sử dụng khi gọi điện.

  • Thế nhưng việc nhắn tin nhiều hơn gọi điện có thực sự là điều tốt?
  • Tại sao bạn nhắn tin với nhiều người nhưng cảm giác vẫn cô độc?
  • Tại sao mạng xã hội giúp ta kết nối đến khắp muôn nơi trên thế giới nhưng số người cảm giác cô đơn lại tăng lên?

Người ta giải thích hiện tượng này dưới một góc nhìn mới "Alone Together" (Một mình cùng nhau). Mặc dù mọi người ở cùng 1 không gian với nhau nhưng suy nghĩ và sự để tâm của họ lại không đặt ở khoảng không gian đó vì vậy việc kết nối với mọi người ở chung 1 khoảng không gian là rất khó khăn dẫn đến hiện tượng "Alone Together". Bạn có thể nhắn tin với rất nhiều người trên mạng xã hội nhưng với những người xung quanh bạn như gia đình, bạn bè lại trên thực tế lại nhận được rất ít những sự thấu hiểu thực sự của bạn.

Vì vậy câu hỏi đặt ra là:

Việc nhắn tin có giúp chúng ta thấu hiểu thực sự?

Theo quan điểm cá nhân của mình là không. Nhắn tin giúp người ta che đậy được cảm xúc của mình cái mà là thành phần cốt lõi của sự thấu hiểu. Khi nhắn tin, việc thể hiện cảm xúc có rất nhiều hạn chế như việc bạn không thể biểu hiện ra được khuôn mặt của bạn khi bạn cảm thấy điều gì đó từ việc đối phương đang đề cập hay những icon không hiểu hiện hết được những cái biểu hiện thực sự mà bạn muốn (mặc dù bây h nó đã rất đa dạng). Khi bạn cảm thấy khó chịu với những gì đối phương nói, bạn có thể dừng tạm thời cuộc trò chuyện thoát ra và để đó một thời gian cho mình tự xoa dịu rồi sau đó tiếp tục nhắn. Tuy nhiên điều này tưởng chừng có tác dụng nhưng ngược lại nó lại đem đến những lỗ hổng cho mối quan hệ và ngày qua ngày lỗ hổng đó ngày càng mở rộng dẫn đến sự rạn nứt trong mối quan hệ. Khi bạn che giấu cảm xúc thực của mình, nó cũng khiến cho đối phương không thể hiểu được cảm xúc thực sự của bạn cái mà dẫn đến sự hiểu nhầm giữa cả 2 người cái mà cũng là một nhân tốt quan trọng thúc đẩy sự kết thúc của một quan hệ.

Gọi điện thì ngược lại (cả trong trường hợp audio call và video call), việc thể hiện cảm xúc trở nên dễ dàng hơn. Bạn thể hiện nỗi buồn của mình khi đối phương vô tình nói điều gì đó gợi ra nó. Điều này giúp bạn của bạn có thể điều chỉnh cách nói chuyện để bớt gây tổn thương cho nhau hơn. Qua đó, sự thấu cảm giữa hai người sẽ tăng lên từ đó xây dựng tích cực cho một mối quan hệ.

studyingwith~~spiderum

633 | 1/31/2022 1:09:36 PM
Bình luận
Để lại bình luận Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết liên quan
5 cách tăng chỉ số cảm xúc EQ
5 cách tăng chỉ số cảm xúc EQ
Chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient) là chìa khóa quan trọng cho những ai muốn thành công trong cuộc sống