[Review Sách] Cô thành trong gương
Sau khi xem xong bộ phim hoạt hình “Cô thành trong gương”, tôi đã mua phiên bản sách giấy
Lượt xem: 534
Số lượng
Sau khi xem xong bộ phim hoạt hình “Cô thành trong gương”, tôi đã mua phiên bản sách giấy. Mặc dù bộ phim khá hay, nhưng tôi cảm nhận vẫn còn thiếu đi những gạch nối ẩn trong tâm trí, cảm xúc và hành động của các nhân vật. Trực tiếp tìm đọc sách có lẽ sẽ giúp tôi hiểu đầy đủ nội dung hơn.
Thế giới của thanh thiếu niên luôn là một điều bí ẩn mà tôi mong muốn được khám phá. Điều này không hề dễ dàng, vì tôi đã qua lứa tuổi ấy và những năm tháng tôi từng thuộc về thì ngày nay cũng đã biến đổi rất nhiều với sự bùng nổ của thông tin, công nghệ. Vậy nên tôi càng trở nên khâm phục những bậc cha mẹ, thầy cô kiên nhẫn, cố gắng vượt qua khoảng cách thế hệ để thấu hiểu con cái, học trò trong độ tuổi nhiều mâu thuẫn này.
“Cô thành trong gương” là cuốn sách giúp độc giả phần nào hiểu được thế giới của các bạn trẻ trong độ tuổi teen là tòa cô thành độc đáo, đẹp đẽ và cũng mong manh.
Kokoro, Aki, Ureshino, Fuuka, Subaru, Rion, Masamune là bảy đứa trẻ được mời đến cô thành, thông qua tấm gương phát sáng rực rỡ ở trong phòng/trong nhà của mình. Đón tiếp chúng tại đây là một cô bé luôn đeo mặt nạ sói, tự nhận là “Ngài Sói”. Ngài Sói thách đố tất cả về việc tìm ra chiếc chìa khóa giấu trong lâu đài để mở căn phòng chứa một điều ước bí mật. Bảy chàng trai, cô gái sẽ có một năm để tìm ra chiếc chìa khóa ấy. Họ có thể đến lâu đài hằng ngày nhưng phải về trước 5 giờ chiều, nếu không sói sẽ tìm bắt họ để ăn thịt.
Dần dần họ khám phá ra, vì những nguyên nhân khác nhau tất cả đều có điểm chung là không thể đến trường (Kokoro, Aki, Ureshino, Fuuka, Subaru, Masamune) hoặc không thể đến ngôi trường mình thực sự muốn (Rion). Đó là trường Yukishina số Năm.
Bảy thiêu niên với bảy thương tổn và tâm sự khác nhau đã được triệu tập đến tòa cô thành này để thoát khỏi hiện thực- nhưng họ không hề ngờ rằng vào phút cuối, đây lại chính là nơi tiếp thêm cho họ dũng khí để không trốn tránh hiện thực nữa.
Cô bé là nạn nhân của bạo lực tinh thần: Bị bạn bè cô lập, chế giễu, bắt nạt và thậm chí đến tận nhà để đe dọa. Kokoro luôn ao ước mình có một người bạn tốt bụng, tử tế nhưng cô bé đã bị sang chấn mạnh sau các sự kiện xảy ra phía trên. Sợ hãi việc đến trường, cô đã lủi thủi ở nhà trong nỗi đau khổ vì mặc cảm có lỗi với cha mẹ và với chính bản thân khi không thể làm được việc mà hình như bạn bè đồng trang lứa có thể làm một cách dễ dàng, đều đặn: tới lớp học.
Cô gái có vẻ ngoài cá tính, tưởng chừng mạnh mẽ này sống trong sự lạnh nhạt của mẹ ruột và dục vọng đen tối của người cha dượng. Người bà hiện hậu rời bỏ cô và người bạn trai không chung thủy là những đòn giáng cuối cùng khiến cô sụp đổ, không thể cố gắng tỏ ra mạnh mẽ được nữa. Aki đã thực hiện một hành động bất ngờ vào cuối tác phẩm, mà trong đời thực, đó có thể chính là hành vi tự sát.
Ureshino
Cậu bé mũm mĩm, vô tư này sở hữu một trái tim nhân hậu và yêu thương mọi người. Dù cách bày tỏ có vụng về, cậu luôn thích mình có những người bạn trai chơi cùng và những người bạn gái quan tâm tới mình. Ước mong con trẻ ấy của cậu hóa ra lại cực kỳ khó khăn ở trường học, khi cậu muốn dùng tiền để có bạn. Cậu mời bạn bè vui chơi, ăn uống và khi cậu không làm như vậy thì bị cô lập, đánh đập một cách thê thảm bởi chính đám “bè bạn” ấy. Ureshino là nạn nhân của bạo lực học đường.
Mẹ luôn kỳ vọng Fuuka sẽ trở thành một tài năng âm nhạc. Dù gia cảnh khó khăn, bà vẫn cố đầu tư cho cô những cây đàn đắt tiền và theo học những người thầy tên tuổi nhất. Những tưởng kỳ vọng lớn lao và nỗ lực đầu tư không mệt mỏi này sẽ ươm mầm tài năng, thì hóa ra đó lại là cách nhanh nhất khiến tâm hồn non trẻ của Fuuka bị tổn thương và nhanh chóng kiệt quệ. Mẹ coi cô là công cụ để thực hiện ước mơ và bù đắp những thiệt thòi của bản thân trong đời mà quên rằng không có cha cũng là thiệt thòi rất lớn của Fuuka. Giá trị của Fuuka trong mắt mẹ nằm ở tài năng của cô, không phải con người thật của cô.
Sau khi cha mẹ ly hôn, hai anh em Subaru chuyển tới sống cùng ông bà. Cả hai đều chọn cách sống “sao cũng được” theo những cách khác nhau: Người anh thì tụ tập, đánh nhau còn người em là Subaru thì không quan tâm đến cả hiện tại và tương lai. Cha mẹ không quan tâm đến cả hai, người ông thì thường nặng lời phê phán nên chuỗi ngày của Subaru là tồn tại trong tâm thái hờ hững, không hiểu vì sao bản thân lại đang sống. Khi mang nỗi trống rỗng, chưa rõ bản thân vì sao phải sống thì tìm ra lý do để đến trường quả là điều xa vời với cậu.
Dù không xuất hiện nhiều ngay từ đầu nhưng Rion lại là trung tâm của tác phẩm (điều này sẽ dần dần được hé lộ khi bạn đọc sách). Chị gái mất sớm, cha mẹ- đặc biệt là người mẹ vì quá đau buồn trước mất mát này mà thường xuyên ao ước chị của Rion được khỏe mạnh một phần như cậu. Sống trong sự so sánh và cảm giác có lỗi khiến Rion thu mình, ngần ngại bộc lộ quan điểm, mong muốn của bản thân. Cậu được cho đi du học Hawaii và mỗi năm vào dịp Giáng sinh, mẹ sẽ đến nướng bánh cho cậu rồi ngay lập tức trở về sau đó- như một cuộc trốn chạy. Có lẽ cậu chưa từng cảm nhận được hương vị ngọt ngào từ chiếc bánh ấy.
Một cậu trai say mê chơi game và nói năng cộc lốc. Cậu từng khoe với bạn bè rằng mình có quen với nhà phát triển game và sau đó bị lên án là kẻ nói dối đáng chết. Dù lời nói dối vô hại của Masamune không chết ai nhưng nó đã trở thành hình thức tra tấn đối với cậu khi đến trường. Cậu mất niềm tin vào bản thân và xa lánh trường học bởi đã mất niềm tin vào nơi này- đáng buồn hơn, cha mẹ cậu cũng ủng hộ cho niềm tin lệch lạc ấy. Họ cho rằng trường lớp, thầy cô đều không ra gì và Masamune không cần thiết phải đến trường.
Cuối cùng, về thân phận thực của Ngài Sói và sứ mệnh của tòa cô thành, tôi muốn dành bạn đọc trực tiếp khám phá.
Những thiếu niên trong tác phẩm này có thể đặc biệt nhưng ngoài đời thực, tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp những cô bé, cô bé giống họ. Những toà “cô thành” bị bỏ mặc hoặc không được quan tâm ấy phải loay hoay tìm cách để đến trường. Vì trường học không phải là một nơi thân thiện như tự nhiên, đó là môi trường nhân tạo- xã hội thu nhỏ mà những cá nhân đặc biệt hoặc yếu đuối thường sẽ nhanh chóng bị nghiền ép đến mức tuyệt vọng.
Không ít cha mẹ coi trường học là nơi phó thác hoàn toàn trách nhiệm giáo dục con cái, nhưng thường quên chuẩn bị cho con những kỹ năng quan trọng và thường chủ quan trong việc đồng hành cùng con để đối mặt với các vấn đề ở trường học. Một bộ phận trong đó thường khá thực tế khi quan tâm đến các kỳ thi, thành tích học tập của con song lại hơi mơ mộng khi nghĩ rằng vấn đề của trẻ con vốn cỏn con nên sẽ tự hết- có thể là bằng một phép màu nào đó.
Trường học không hẳn là nơi phù hợp với tất cả mọi trẻ em, đặc biệt là những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và tâm lý chưa đủ vững vàng. Có lẽ trẻ cần được quan tâm nhiều hơn khi tới trường. Vì trường học là nơi an toàn đối với môi trường bên ngoài, nhưng không có điều gì đảm bảo môi trường bên trong trường học cũng an toàn như vậy.
Như cô bạn thân Tojo của Kokoro từng nhận xét là ở đâu cũng sẽ có những kẻ bắt nạt, những kẻ tinh quái có vẻ ngoài ngây thơ để qua mắt người lớn như Sanada Miori. Để tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc và tạo ra thêm những tâm hồn âm thầm vụn vỡ, người lớn cần bớt chút vật chất để thêm chút thời gian dành cho tinh thần của con trẻ, để thấu hiểu những vui buồn tuy ngây thơ nhưng chính đáng với lứa tuổi của các em..
Với tôi, “Cô thành trong gương” là câu chuyện cổ tích về đời thực, về một nơi trẻ em có thể được bạn bè chấp nhận và không sợ hãi bị người lớn phán xét.
Mặc dù có đan xen các yếu tố kỳ ảo, nhưng tôi cảm nhận tác giả Tsujimura Mizuki viết tác phẩm này không chỉ hoàn toàn dựa vào khả năng sáng tạo, tưởng tượng. Dường như cô đã thực sự tìm hiểu, quan sát, nghiên cứu các bạn thanh thiếu niên trong độ tuổi này để xây dựng nên đặc điểm tính cách, hành vi và nhận thức của nhân vật khá phù hợp.
Dựa vào kinh nghiệm làm việc của bản thân, tôi thấy đặc điểm ấy thường là mâu thuẫn nội tâm, sự thiếu nhất quán giữa lời nói và hành vi – giữa cảm nhận bên trong và biểu đạt bên ngoài, cảm xúc thay đổi đột ngột, nỗi bất an về việc người khác nghĩ gì về mình, lúng túng khi chưa tìm ra được từ ngữ để biểu đạt và những bí mật được bộc lộ một cách gián tiếp thông qua các thông điệp thỉnh thoảng bị đứt gãy giữa chừng.
Tác phẩm còn phản ánh mong ước về một môi trường giáo dục, mang lại ích lợi cho “tiến trình thành nhân” ngoài trường học và gia đình- có lẽ đã đến lúc chúng ta không nên tự giới hạn với định kiến chỉ nhà trường và gia đình mới có thể độc quyền giáo dục con trẻ, còn con trẻ thì phải ngoan ngoãn hấp thụ mọi giáo điều một cách cam chịu nếu không muốn bị dán nhãn “hư” - “ngoan”.
Khi tìm thấy môi trường phù hợp, trẻ có thể an tâm, cởi mở để sống thực với điều các em cảm nhận- các em sẽ dần dần học được cách sống cuộc đời mình, cũng chính là tự giáo dục bản thân.
Nếu không sống thật với con người mình, thì sao các em có cơ hội trưởng thành?
Và tôi nghĩ chúng ta cũng như vậy.
Bìa trước sách "Cô thành trong gương" |
Thế giới của thanh thiếu niên luôn là một điều bí ẩn mà tôi mong muốn được khám phá. Điều này không hề dễ dàng, vì tôi đã qua lứa tuổi ấy và những năm tháng tôi từng thuộc về thì ngày nay cũng đã biến đổi rất nhiều với sự bùng nổ của thông tin, công nghệ. Vậy nên tôi càng trở nên khâm phục những bậc cha mẹ, thầy cô kiên nhẫn, cố gắng vượt qua khoảng cách thế hệ để thấu hiểu con cái, học trò trong độ tuổi nhiều mâu thuẫn này.
“Cô thành trong gương” là cuốn sách giúp độc giả phần nào hiểu được thế giới của các bạn trẻ trong độ tuổi teen là tòa cô thành độc đáo, đẹp đẽ và cũng mong manh.
Những đứa trẻ cô độc trong cô thành
Kokoro, Aki, Ureshino, Fuuka, Subaru, Rion, Masamune là bảy đứa trẻ được mời đến cô thành, thông qua tấm gương phát sáng rực rỡ ở trong phòng/trong nhà của mình. Đón tiếp chúng tại đây là một cô bé luôn đeo mặt nạ sói, tự nhận là “Ngài Sói”. Ngài Sói thách đố tất cả về việc tìm ra chiếc chìa khóa giấu trong lâu đài để mở căn phòng chứa một điều ước bí mật. Bảy chàng trai, cô gái sẽ có một năm để tìm ra chiếc chìa khóa ấy. Họ có thể đến lâu đài hằng ngày nhưng phải về trước 5 giờ chiều, nếu không sói sẽ tìm bắt họ để ăn thịt.
Dần dần họ khám phá ra, vì những nguyên nhân khác nhau tất cả đều có điểm chung là không thể đến trường (Kokoro, Aki, Ureshino, Fuuka, Subaru, Masamune) hoặc không thể đến ngôi trường mình thực sự muốn (Rion). Đó là trường Yukishina số Năm.
Bảy thiêu niên với bảy thương tổn và tâm sự khác nhau đã được triệu tập đến tòa cô thành này để thoát khỏi hiện thực- nhưng họ không hề ngờ rằng vào phút cuối, đây lại chính là nơi tiếp thêm cho họ dũng khí để không trốn tránh hiện thực nữa.
Kokoro
Cô bé là nạn nhân của bạo lực tinh thần: Bị bạn bè cô lập, chế giễu, bắt nạt và thậm chí đến tận nhà để đe dọa. Kokoro luôn ao ước mình có một người bạn tốt bụng, tử tế nhưng cô bé đã bị sang chấn mạnh sau các sự kiện xảy ra phía trên. Sợ hãi việc đến trường, cô đã lủi thủi ở nhà trong nỗi đau khổ vì mặc cảm có lỗi với cha mẹ và với chính bản thân khi không thể làm được việc mà hình như bạn bè đồng trang lứa có thể làm một cách dễ dàng, đều đặn: tới lớp học.
Aki
Cô gái có vẻ ngoài cá tính, tưởng chừng mạnh mẽ này sống trong sự lạnh nhạt của mẹ ruột và dục vọng đen tối của người cha dượng. Người bà hiện hậu rời bỏ cô và người bạn trai không chung thủy là những đòn giáng cuối cùng khiến cô sụp đổ, không thể cố gắng tỏ ra mạnh mẽ được nữa. Aki đã thực hiện một hành động bất ngờ vào cuối tác phẩm, mà trong đời thực, đó có thể chính là hành vi tự sát.
Ureshino
Cậu bé mũm mĩm, vô tư này sở hữu một trái tim nhân hậu và yêu thương mọi người. Dù cách bày tỏ có vụng về, cậu luôn thích mình có những người bạn trai chơi cùng và những người bạn gái quan tâm tới mình. Ước mong con trẻ ấy của cậu hóa ra lại cực kỳ khó khăn ở trường học, khi cậu muốn dùng tiền để có bạn. Cậu mời bạn bè vui chơi, ăn uống và khi cậu không làm như vậy thì bị cô lập, đánh đập một cách thê thảm bởi chính đám “bè bạn” ấy. Ureshino là nạn nhân của bạo lực học đường.
Fuuka
Mẹ luôn kỳ vọng Fuuka sẽ trở thành một tài năng âm nhạc. Dù gia cảnh khó khăn, bà vẫn cố đầu tư cho cô những cây đàn đắt tiền và theo học những người thầy tên tuổi nhất. Những tưởng kỳ vọng lớn lao và nỗ lực đầu tư không mệt mỏi này sẽ ươm mầm tài năng, thì hóa ra đó lại là cách nhanh nhất khiến tâm hồn non trẻ của Fuuka bị tổn thương và nhanh chóng kiệt quệ. Mẹ coi cô là công cụ để thực hiện ước mơ và bù đắp những thiệt thòi của bản thân trong đời mà quên rằng không có cha cũng là thiệt thòi rất lớn của Fuuka. Giá trị của Fuuka trong mắt mẹ nằm ở tài năng của cô, không phải con người thật của cô.
Subaru
Sau khi cha mẹ ly hôn, hai anh em Subaru chuyển tới sống cùng ông bà. Cả hai đều chọn cách sống “sao cũng được” theo những cách khác nhau: Người anh thì tụ tập, đánh nhau còn người em là Subaru thì không quan tâm đến cả hiện tại và tương lai. Cha mẹ không quan tâm đến cả hai, người ông thì thường nặng lời phê phán nên chuỗi ngày của Subaru là tồn tại trong tâm thái hờ hững, không hiểu vì sao bản thân lại đang sống. Khi mang nỗi trống rỗng, chưa rõ bản thân vì sao phải sống thì tìm ra lý do để đến trường quả là điều xa vời với cậu.
Rion
Dù không xuất hiện nhiều ngay từ đầu nhưng Rion lại là trung tâm của tác phẩm (điều này sẽ dần dần được hé lộ khi bạn đọc sách). Chị gái mất sớm, cha mẹ- đặc biệt là người mẹ vì quá đau buồn trước mất mát này mà thường xuyên ao ước chị của Rion được khỏe mạnh một phần như cậu. Sống trong sự so sánh và cảm giác có lỗi khiến Rion thu mình, ngần ngại bộc lộ quan điểm, mong muốn của bản thân. Cậu được cho đi du học Hawaii và mỗi năm vào dịp Giáng sinh, mẹ sẽ đến nướng bánh cho cậu rồi ngay lập tức trở về sau đó- như một cuộc trốn chạy. Có lẽ cậu chưa từng cảm nhận được hương vị ngọt ngào từ chiếc bánh ấy.
Masamune
Một cậu trai say mê chơi game và nói năng cộc lốc. Cậu từng khoe với bạn bè rằng mình có quen với nhà phát triển game và sau đó bị lên án là kẻ nói dối đáng chết. Dù lời nói dối vô hại của Masamune không chết ai nhưng nó đã trở thành hình thức tra tấn đối với cậu khi đến trường. Cậu mất niềm tin vào bản thân và xa lánh trường học bởi đã mất niềm tin vào nơi này- đáng buồn hơn, cha mẹ cậu cũng ủng hộ cho niềm tin lệch lạc ấy. Họ cho rằng trường lớp, thầy cô đều không ra gì và Masamune không cần thiết phải đến trường.
Ngài Sói
Cuối cùng, về thân phận thực của Ngài Sói và sứ mệnh của tòa cô thành, tôi muốn dành bạn đọc trực tiếp khám phá.
Bìa sau sách "Cô thành trong gương" |
Đến trường không phải điều "tự nhiên"
Những thiếu niên trong tác phẩm này có thể đặc biệt nhưng ngoài đời thực, tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp những cô bé, cô bé giống họ. Những toà “cô thành” bị bỏ mặc hoặc không được quan tâm ấy phải loay hoay tìm cách để đến trường. Vì trường học không phải là một nơi thân thiện như tự nhiên, đó là môi trường nhân tạo- xã hội thu nhỏ mà những cá nhân đặc biệt hoặc yếu đuối thường sẽ nhanh chóng bị nghiền ép đến mức tuyệt vọng.
Không ít cha mẹ coi trường học là nơi phó thác hoàn toàn trách nhiệm giáo dục con cái, nhưng thường quên chuẩn bị cho con những kỹ năng quan trọng và thường chủ quan trong việc đồng hành cùng con để đối mặt với các vấn đề ở trường học. Một bộ phận trong đó thường khá thực tế khi quan tâm đến các kỳ thi, thành tích học tập của con song lại hơi mơ mộng khi nghĩ rằng vấn đề của trẻ con vốn cỏn con nên sẽ tự hết- có thể là bằng một phép màu nào đó.
Trường học không hẳn là nơi phù hợp với tất cả mọi trẻ em, đặc biệt là những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và tâm lý chưa đủ vững vàng. Có lẽ trẻ cần được quan tâm nhiều hơn khi tới trường. Vì trường học là nơi an toàn đối với môi trường bên ngoài, nhưng không có điều gì đảm bảo môi trường bên trong trường học cũng an toàn như vậy.
Như cô bạn thân Tojo của Kokoro từng nhận xét là ở đâu cũng sẽ có những kẻ bắt nạt, những kẻ tinh quái có vẻ ngoài ngây thơ để qua mắt người lớn như Sanada Miori. Để tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc và tạo ra thêm những tâm hồn âm thầm vụn vỡ, người lớn cần bớt chút vật chất để thêm chút thời gian dành cho tinh thần của con trẻ, để thấu hiểu những vui buồn tuy ngây thơ nhưng chính đáng với lứa tuổi của các em..
Thay cho lời kết
Với tôi, “Cô thành trong gương” là câu chuyện cổ tích về đời thực, về một nơi trẻ em có thể được bạn bè chấp nhận và không sợ hãi bị người lớn phán xét.
Mặc dù có đan xen các yếu tố kỳ ảo, nhưng tôi cảm nhận tác giả Tsujimura Mizuki viết tác phẩm này không chỉ hoàn toàn dựa vào khả năng sáng tạo, tưởng tượng. Dường như cô đã thực sự tìm hiểu, quan sát, nghiên cứu các bạn thanh thiếu niên trong độ tuổi này để xây dựng nên đặc điểm tính cách, hành vi và nhận thức của nhân vật khá phù hợp.
Dựa vào kinh nghiệm làm việc của bản thân, tôi thấy đặc điểm ấy thường là mâu thuẫn nội tâm, sự thiếu nhất quán giữa lời nói và hành vi – giữa cảm nhận bên trong và biểu đạt bên ngoài, cảm xúc thay đổi đột ngột, nỗi bất an về việc người khác nghĩ gì về mình, lúng túng khi chưa tìm ra được từ ngữ để biểu đạt và những bí mật được bộc lộ một cách gián tiếp thông qua các thông điệp thỉnh thoảng bị đứt gãy giữa chừng.
Tác phẩm còn phản ánh mong ước về một môi trường giáo dục, mang lại ích lợi cho “tiến trình thành nhân” ngoài trường học và gia đình- có lẽ đã đến lúc chúng ta không nên tự giới hạn với định kiến chỉ nhà trường và gia đình mới có thể độc quyền giáo dục con trẻ, còn con trẻ thì phải ngoan ngoãn hấp thụ mọi giáo điều một cách cam chịu nếu không muốn bị dán nhãn “hư” - “ngoan”.
Khi tìm thấy môi trường phù hợp, trẻ có thể an tâm, cởi mở để sống thực với điều các em cảm nhận- các em sẽ dần dần học được cách sống cuộc đời mình, cũng chính là tự giáo dục bản thân.
Nếu không sống thật với con người mình, thì sao các em có cơ hội trưởng thành?
Và tôi nghĩ chúng ta cũng như vậy.
Tags:
GIẢM
12 %
200.640 ₫
228.000 ₫
GIẢM
15 %
126.650 ₫
149.000 ₫
GIẢM
20 %
64.000 ₫
80.000 ₫
GIẢM
20 %
200.000 ₫
250.000 ₫
534
|
10/3/2023 3:45:21 PM