Ủy ban Nhân quyền châu Á

Ủy ban Nhân quyền châu Á (tiếng Anh: Asian Human Rights Commission, viết tắt là AHRC) là một cơ quan độc lập, phi chính phủ, tìm cách thúc đẩy nâng cao nhận thức và thực hiện nhân quyền trong khu vực châu Á, cùng nhằm vận động dư luận quần chúng châu Á và quốc tế để có được sự đền bù và khắc phục hậu quả cho các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền.

Ủy ban được thành lập năm 1986 bởi một nhóm luật gia và các nhà hoạt động nhân quyền lỗi lạc ở châu Á nhằm phát huy các quyền dân sự, chính trị, cũng như kinh tế, xã hộivăn hóa.

Tổ chức kết nghĩa của Ủy ban này là Trung tâm phương tiện pháp lý châu Á (Asian Legal Resource Centre, viết tắt là ALRC) có cương vị tư vấn tổng quát tại Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc. Ủy ban Nhân quyền châu Á và "Trung tâm phương tiện pháp lý châu Á" đều có trụ sở ở Hồng Kông.

Các đợt vận động và các dự án hỗ trợ hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban Nhân quyền châu Á và các vấn đề nhân quyền ở châu Á

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay trước Ngày Quốc tế các người bị mất tích (International Day of the Disappeared), Ủy ban Nhân quyền châu Á đã xếp hạng Philippines trong 8 quốc gia hàng đầu ở châu Á, nơi mà các vụ mất tích do cưỡng bách (forced disappearances) của các nhà hoạt động không những chỉ tràn lan, mà còn được thực hiện mà không bị trừng phạt. Sri Lanka đứng đầu danh sách (báo cáo đăng trên trang web của ủy ban [www.ahrchk.net]).

Các nhà hoạt động đã tham gia vào khóa học nhân quyền gần đây của Ủy ban trong năm 2007. Ủy ban đã liệt kê các quốc gia khác, nơi xảy ra các vụ mất tích cưỡng bách mà không bị trừng phạt: Pakistan, Indonesia, Bangladesh, Nepal, Thái Lan, Philippines và một số nơi của Ấn Độ.[1]

Hơn nữa, AHRC đã có bằng chứng cho thấy chế độ quân phiệt Myanmar đã sử dụng các băng nhóm dùng hung khí không phải súng để đàn áp người bất đồng chính kiến (các người phản đối giá nhiên liệu).[2]

Ngày 28.9.2007, Ủy ban Nhân quyền châu Á chỉ trích Writ of Amparo and Habeas Data (Lệnh bảo vệ và Truy cập thông tin) của Philippines vì chưa đủ: Mặc dù nó đáp ứng được các lãnh vực thực tế, tuy nhiên vẫn cần phải có thêm hành động vào đây". Các cơ quan lập pháp, Hạ việnThượng viện, cũng phải bắt đầu các hành động của mình ngay tức thời, không được chậm trễ. Các cơ quan này phải ban hành các đạo luật bảo đảm việc bảo vệ các quyền – các luật chống tra tấnmất tích do cưỡng bách và các luật cung cấp các phương tiện pháp lý đầy đủ cho các nạn nhân, do đó Ủy ban phản đối việc Writ of Amparo and Habeas Data đã không bảo vệ các người không là nhân chứng, cho dù họ cũng phải đối mặt với các đe dọa hoặc có nguy cơ bị mất mạng.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “RP has high number of 'disappeared' - HK group”. GMA NEWS.TV.
  2. ^ “Myanmar junta uses gangs not guns to crush dissent”. Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2011.
  3. ^ “Writ of amparo not enough – Hong Kong rights group”. GMA NEWS.TV.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nàng công chúa mọt sách Vietsub
Nàng công chúa mọt sách Vietsub
Eliana là một người yêu sách và cũng là vị hôn thê của hoàng tử Christopher. Một ngày nọ cô biết một cô gái đã có tình cảm với hoàng tử
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
“Ikigai – bí mật sống trường thọ và hạnh phúc của người Nhật” là cuốn sách nổi tiếng của tác giả người Nhật Ken Mogi
Giới thiệu Burglar - Sư phụ Goblin Slayer
Giới thiệu Burglar - Sư phụ Goblin Slayer
Sau thảm kịch xảy ra với chị gái và ngôi làng của mình, Goblin Slayer được một mạo hiểm giả tộc Rhea cứu giúp
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Đây là câu chuyện kể về cậu thiếu niên tên Fushi trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống