5 yên (tiền kim khí)

Năm yên
Nhật Bản
Giá trị5 yên Nhật
Khối lượng3.75 g
Đường kính22 mm
Chiều dày1.5 mm
Đường kính lỗ
trung tâm
5 mm
Thành phầnk. 65% Cu
k. 35% Zn
Năm đúc1948–1958 (kiểu cũ)
1959–nay (kiểu mới)
Số hiệu mục lụcKM 72, 72a, 96.1 và 96.2
Mặt chính
Thiết kếLúa, nước và bánh răng
Nhà thiết kế"Kiểu kí tự cũ"
Mặt sau
Thiết kếCây mầm
Nhà thiết kế"Kiểu kí tự mới"

Đồng tiền xu 5 yên (五円硬貨 (Ngũ viên ngạnh hoá) Go-en kōka?) là một mệnh giá của đồng Yên Nhật. Thiết kế hiện tại lần đầu tiên được đúc vào năm 1959 sử dụng các ký tự tiếng Nhật được gọi là "kiểu kí tự mới", và cũng được đúc trong những năm 1948-1958 sử dụng các ký tự tiếng Nhật theo "kiểu kí tự cũ". Đồng tiền xu năm yên bắt đầu có từ năm 1870 (khi mà, do giá trị cao hơn của đồng yên lúc đó, chúng được đúc bằng vàng). Đồng tiền hiện đại đầu tiên được sản xuất vào năm 1948 với một dòng chữ khắc theo kiểu khác. Thiết kế này được thay đổi vào năm 1959 và được giữ nguyên không thay đổi kể từ đó.

Mặt trước đồng tiền xu mô tả một cây lúa mọc ra từ nước, với dòng chữ "Năm (5) yên" viết bằng kanji; mặt sau được đóng dấu chữ "Nhật Bản" và năm phát hành, cũng bằng kanji, được tách biệt bằng hai nhánh cây non. Ba yếu tố đồ hoạ này của đồng tiền xu đại diện cho nông nghiệp và thủy sản, các yếu tố chính của khu vực kinh tế thứ nhất của Nhật Bản. Xung quanh lỗ của đồng xu, có một bánh răng đại diện cho công nghiệp. Đây là đồng tiền xu duy nhất của Nhật Bản được lưu hành mà không khắc chữ số kiểu Ả Rập ở bất cứ mặt nào.

Ý nghĩa văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Cụm từ tiếng Nhật "năm yên," go en (五円 - ngũ viên) là từ đồng âm khác nghĩa với go-en (御縁 - ngự duyên), "en" (duyên) là từ chỉ một sự kết giao hoặc mối quan hệ mang tính nhân quả, và "go" (ngự) là một tiền tố kính ngữ mang tính tôn trọng. Do vậy, đồng tiền xu năm yên thường được dùng làm tiền công đức tại các đền thờ Thần đạo để cầu cho thần linh phù hộ, và người ta thường hay để một đồng tiền xu năm yên vào ví tiền mới trước khi bỏ tiền khác vào đó nhằm cầu điều tốt lành.

Sử dụng trong điều tra tai nạn hạt nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau vụ tai nạn hạt nhânTōkai, Ibaraki năm 1999, các nhà vật lý Kohno MasuchikaKoizumi Yoshinobu đã cho thấy đồng tiền này có thể được sử dụng như thế nào để ước tính liều lượng neutron cho dân số xung quanh, bằng cách đo các tỷ lệ đồng vị kẽm của nó. Họ viết:

Đồng tiền xu năm yên Nhật có đường kính khoảng 22 millimet và dày 1,5 mm, nặng 3,75 gram và có một cái lỗ ở trung tâm rộng 5 mm. Chúng tôi đã chọn đồng tiền này để theo dõi phơi nhiễm neutron vì nó được lưu hành rộng rãi, hàm lượng kẽm được kiểm soát chính xác và đồng vị được tạo ra có chu kì bán rã (244,1 ngày) và phát xạ năng lượng tia gamma (1.115,5 keV). Để có được một bản ghi về liều lượng neutron được giải phóng do tai nạn, chúng tôi thu thập tiền xu bị phơi nhiễm từ nhà của người dân ở khoảng cách từ 100–550 m từ cơ sở.[1]

Họ kết luận rằng đồng xu có thể cung cấp thông tin về tổng hiệu ứng neutron trong vụ tai nạn, và về việc che chắn bởi những ngôi nhà Nhật Bản hiện đại, cho rằng tiền xu đã được thu hồi từ trong nhà.

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Số liệu lưu hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ Chiêu Hoà

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là những năm lưu hành trong triều đại của Thiên hoàng Hirohito. Các năm dưới đây tương ứng với năm thứ 23 đến năm thứ 64 (cuối cùng) trong triều đại của ông. Tất cả những đồng tiền xu năm yên được làm trước năm 1959 sử dụng Kyūjitai, hay tiếng Nhật với kiểu kí tự cũ. Chỉ trong năm 1949, hai kiểu chữ khác nhau được sử dụng trước khi một mẫu hiện đại hơn được thành lập vào năm 1950. Kiểu chữ thứ hai này được sử dụng cho đến năm 1958, khi kiểu chữ Nhật Bản hiện tại thế chỗ vào năm tiếp theo. Tiền xu trong giai đoạn này sẽ bắt đầu với ký hiệu tiếng Nhật 昭和 (Chiêu Hoà - Shōwa).

  • Tiền xu Nhật Bản được đọc với thứ tự từ trái qua phải:
"Tên của Thiên hoàng" → "Số thứ tự đại diện cho năm tại vị" → "Năm" (Ví dụ: 昭和 → 四十八 → 年).

* = Kiểu đầu tiên
** = Kiểu thứ hai
^ = Kiểu thứ ba

Năm triều đại Năm tiếng Nhật Năm Gregorius Lượng tiền được đúc (hàng nghìn) [2]
23 二十三 1948 * 74,520
24 二十四 1949 * 179,692
24 二十四 1949 ** 111,896
25 二十五 1950 181,824
26 二十六 1951 197,980
27 二十七 1952 55,000
28 二十八 1953 45,000
29 二十九 1954 0
30 三十 1955 0
31 三十一 1956 0
32 三十二 1957 10,000
33 三十三 1958 ** 50,000
34 三十四 1959 ^ 33,000
35 三十五 1960 34,800
36 三十六 1961 61,000
37 三十七 1962 126,700
38 三十八 1963 171,800
39 三十九 1964 379,700
40 四十 1965 384,200
41 四十一 1966 163,100
42 四十二 1967 26,000
43 四十三 1968 114,000
44 四十四 1969 240,000
45 四十五 1970 340,000
46 四十六 1971 362,050
47 四十七 1972 562,950
48 四十八 1973 745,000
49 四十九 1974 950,000
50 五十 1975 970,000
51 五十一 1976 200,000
52 五十二 1977 340,000
53 五十三 1978 318,000
54 五十四 1979 317,000
55 五十五 1980 385,000
56 五十六 1981 95,000
57 五十七 1982 455,000
58 五十八 1983 410,000
59 五十九 1984 202,850
60 六十 1985 153,150
61 六十一 1986 113,960
62 六十二 1987 631,775
63 六十三 1988 396,120
64 六十四 1989 67,332

Thời kỳ Bình Thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là ngày lưu hành trong triều đại của Thiên hoàng hiện tại. Akihito lên ngôi vào năm 1989, được đánh dấu với ký tự 元 (nguyên) trên đồng tiền xu để tính một năm. Tiền xu trong giai đoạn này sẽ bắt đầu với ký hiệu tiếng Nhật 平成 (Bình Thành - Heisei).

  • Tiền xu Nhật Bản được đọc với thứ tự từ trái qua phải:
"Tên của Thiên hoàng" → "Số thứ tự đại diện cho năm tại vị" → "Năm" (Ví dụ: 平成 → 九 → 年).
Năm triều đại Năm tiếng Nhật Năm Gregorius Lượng tiền được đúc (hàng nghìn) [2]
1 1989 960,660
2 1990 520,953
3 1991 517,120
4 1992 301,130
5 1993 413,240
6 1994 197,767
7 1995 351,874
8 1996 207,213
9 1997 239,086
10 1998 172,612
11 十一 1999 60,120
12 十二 2000 9,030
13 十三 2001 78,025
14 十四 2002 143,662
15 十五 2003 102,406
16 十六 2004 70,903
17 十七 2005 16,029
18 十八 2006 9,594
19 十九 2007 9,904
20 二十 2008 9,811
21 二十一 2009 4,003
22 二十二 2010 510
23 二十三 2011 456
24 二十四 2012 659
25 二十五 2013 554
26 二十六 2014 87,538
27 二十七 2015 105,004
28 二十八 2016 35,064
29 二十九 2017 -

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kohno, Masuchika; and Yoshinobu Koizumi (2000). “Tokaimura accident: Neutron dose estimates from 5-yen coins”. Nature. 406 (6797): 693. doi:10.1038/35021138. PMID 10963586.
  2. ^ a b “Circulation figures”. Japan Mint. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan