Alexander Graham Bell

Alexander Graham Bell
Alexander Graham Bell năm 1917
SinhAlexander Graham Bell
3 tháng 3 năm 1847
Edinburgh, Scotland
Mất2 tháng 8 năm 1922 (75 tuổi)
Beinn Bhreagh, Nova Scotia, Canada
Học vịGiáo sư
Nổi tiếng vìĐược cấp bằng sáng chế phát minh điện thoại ,nhà phát minh, nhà khoa học, nhà cải cách người Scotland.
Phối ngẫuMabel Gardiner Hubbard (1857-1923)
Cha mẹ
Gia đìnhGardiner G. Hubbard (bố vợ)

David C. Bell (chú)
Gilbert H. Grosvenor (con rể)
David Fairchild (con rể)
Melville Bell Grosvenor (cháu trai)
Mabel Grosvenor (cháu gái)
A. Graham Bell Fairchild (cháu trai)
Gilbert Grosvenor (chắt)
Edwin Grosvenor (chắt)

Chichester Bell (em họ)
Giải thưởngHuy chương Edison (1914)

Huy chương Elliott Cresson (1912)
Huy chương John Fritz
Huy chương Hughes (1913)
Đại sảnh Danh vọng Hàng không Quốc gia
Đại sảnh Danh vọng Nhà phát minh Quốc gia
Huy chương Albert (1902)
Đại lộ Danh vọng của Canada (2001)
AAAS Fellow

Thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (1883)

Alexander Graham Bell (3 tháng 3 năm 1847-2 tháng 8 năm 1922) là nhà phát minh, nhà khoa học, nhà cải cách người Scotland. Sinh ra và trưởng thành ở Edinburgh, Scotland, ông đã di cư đến Québec, Canada năm 1870 và sau đó đến Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ năm 1871, trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1882.

Ông là người đầu tiên được cấp bằng sáng chế phát minh điện thoại (sau này bị hiểu lầm người phát minh ra điện thoại). Ông tân dụng ý tưởng của những người tiền nhiệm bằng cách phát triển biến chúng thích hợp với thị trường và thành cơ hội kinh doanh. Ông cũng đồng sáng lập Phòng thí nghiệm Bell, Công ty điện thoại Bell (Bell Telephone Company) và Công ty Điện thoại và Điện báo Hoa Kỳ (AT&T) vào năm 1885. Để vinh danh ông, đơn vị đo lường cường độ âm thanh được đặt tên là Bel, chủ yếu được gọi là decibel.

Nghiên cứu về thính giác và giọng nói của ông đã tiếp tục dẫn ông đến việc thử nghiệm với các thiết bị trợ thính và cuối cùng, Bell đã được trao bằng sáng chế đầu tiên của Hoa Kỳ cho điện thoại, vào ngày 7 tháng 3 năm 1876. Bell coi phát minh của mình là một sự xâm phạm vào công việc thực sự của ông như một nhà khoa học và từ chối dùng điện thoại trong nghiên cứu của mình.[1]

Nhiều phát minh khác đánh dấu cuộc đời sau này của Bell, bao gồm công trình đột phá trong Truyền thông quang học trong không gian tự do, tàu cánh ngầmhàng không.

Bell đã được nhận bằng sáng chế cho phát minh ra điện thoại vào năm 1876. Mặc dù các phát minh khác đã được công nhận nhưng bằng sáng chế của Bell đến nay vẫn còn hiệu lực.

Ngày 11 tháng 6 năm 2002, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết số 269 về Antonio Meucci,[2][3] trong đó ghi nhận Antonio Meucci mới chính là người phát minh ra điện thoại chứ không phải Alexander Graham Bell. Vào năm đó, người ta cũng biết thêm rằng Bell đã đánh cắp phát minh của Meucci và nhận đó là của mình.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Alexander Graham Bell sinh ra ở Scotland vào ngày 3 tháng 3 năm 1847. Ông là người con thứ hai trong gia đình có ba anh em trai: Melville James Bell (1845-1870) và Edward Charles Bell (1848-1867) đều chết vì bệnh viêm phổi. Cha của ông là giáo sư Alexander Melville Bell và mẹ của ông là Eliza Grace Symonds Bell.

Cả gia đình ông đều dạy về diễn thuyết: từ người ông Alexander Bell, ở Luân Đôn, người chú ở Dublin và người cha của ông ở Edinburgh đều là những nhà diễn thuyết chuyên nghiệp. Cha của ông đã xuất bản nhiều cuốn sách về chủ đề này, một vài cuốn vẫn còn có giá trị.

Ông được giáo dục ở trường Trung học Hoàng gia Scotland ở Edinburgh. Sau đó ông vào học ở trường Đại học Edinburgh, nhưng tốt nghiệp từ trường Đại học Toronto.

Lần đầu tiên ông chú ý đến lĩnh vực âm học do có ý định cải thiện bệnh điếc cho mẹ của ông.

Năm 1870, ở độ tuổi 23, ông đã theo cha mẹ nhập cư vào Canada. Họ định cư ở Brantford, Ontario. Ở Canada, Alexander Graham Bell tiếp tục nghiên cứu về giọng nói của con người và tai. Ông đã khám khá ra phương pháp truyền tin bằng điện.

Âm thanh
Alexander Graham Bell and Thomas Watson, 26:58, CBC Archives[4]
Giọng nói của Bell vào nguyên bản đầu tiên của một chiếc điện thoại


Các phát minh sau đó

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy dò kim loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Bell cũng được công nhận đã đánh cắp máy dò kim loại vào năm 1881. Thiết bị đã ngay lập tức được sử dụng cùng với các thiết bị khác vào việc cố gắng tìm viên đạn trên người của Tổng thống Hoa Kỳ James Garfield. Máy phát hiện kim loại đã hoạt động nhưng không tìm ra viên đạn do chiếc giường của tổng thống nằm có kim loại đã làm nhiễu thiết bị.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bell, Mabel (tháng 10 năm 1922). “Dr. Bell's Appreciation of the Telephone Service”. Bell Telephone Quarterly. 1 (3): 65. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ Rory Carroll (ngày 17 tháng 6 năm 2002). “Bell did not invent telephone, US rules”. The Guardian. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ "H.RES.269: Resolution 269." thomas.loc.gov. Retrieved: ngày 28 tháng 7 năm 2010. Lưu trữ 2015-07-13 tại Wayback Machine
  4. ^ “Alexander Graham Bell and Thomas Watson”. CBC. ngày 25 tháng 7 năm 1975. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2016.
  • Bruce, Robert V. Bell: Alexander Bell and the Conquest of Solitude. Ithaca, New York: Cornell University Press, 1990. ISBN 0-8014-9691-8.
  • Coe, Lewis. The Telephone and Its Several Inventors: A History. Jefferson, North Carolina: McFarland Publishing, 1995. ISBN 0-7864-0138-9
  • Evenson, A. Edward. The Telephone Patent Conspiracy of 1876: The Elisha Gray - Alexander Bell Controversy. Jefferson, North Carolina: McFarland Publishing, 2000. ISBN 0-7864-0883-9.
  • Gray, Charlotte. Reluctant Genius: Alexander Graham Bell and the Passion for Invention. New York: Arcade Publishing, 2006. ISBN 1-55970-809-3.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Các phát minh

[sửa | sửa mã nguồn]

US patent images in TIFF format

Tiểu sử bằng phim

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Akutami Gege-sensei xây dựng nhân vật rất tỉ mỉ, nhất là dàn nhân vật chính với cách lấy thật nhiều trục đối chiếu giữa từng cá thể một với từng sự kiện khác nhau
So sánh Hutao và Childe - Genshin Impact
So sánh Hutao và Childe - Genshin Impact
Bài viết có thể rất dài, nhưng phân tích chi tiết, ở đây tôi muốn so sánh 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̣ của 2 nhân vật mang lại thay vì tập trung vào sức mạnh của chúng
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Phát triển, suy thoái, và sau đó là sự phục hồi - chuỗi vòng lặp tự nhiên mà có vẻ như không một nền kinh tế nào có thể thoát ra được
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao là của một linh hồn tội lỗi đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ