Aramatleqo

Wadjkare Aramatleqo[1] là một vị vua của vương quốc Kush, cai trị trong khoảng năm 568 - 555 TCN[2][3].

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Mặt dây chuyền của Aramatleqo

Aramatleqo và vợ ông, vương hậu Amanitakaye (Nu.26), có thể là con của vua Aspelta với Henuttakhebit[4]. Vua Malonaqen kế vị sau đó là con của Aramatleqo và Amanitakaye, do nhiều kỷ vật có khắc cùng tên của hai vị vua này[4][5].

Ngoài Amanitakaye, Aramatleqo còn một số bà vợ khác, là Atamataka (Nu.55), Piankh-her (Nu.57), Maletasen (Nu.39), Akheqa ? (chị em với Aramatleqo, Nu.38)[6][7].

Chứng thực

[sửa | sửa mã nguồn]

Aramatleqo chỉ được biết đến qua ngôi mộ Nu.9 tại Nuri của ông[7]. Nhiều kỷ vật có mang tên nhà vua được tìm thấy tại Meroe, kinh đô mới của Kush và tại mộ của ông[8][9]. Nổi bật trong số đó là bức tượng cụt đầu bằng đá granite của Aramatleqo và mặt dây chuyền bằng vàng có khắc tên ông[10].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Derek A. Welsby (1996), The Kingdom of Kush: The Napatan and Meroitic Empires, Nhà xuất bản Bảo tàng Anh, tr.207 ISBN 978-0714109862
  2. ^ Shinnie (2013), Ancient Nubia, Nhà xuất bản Routledge, tr.122 ISBN 978-1136164736
  3. ^ Vinogradov A.G. (2015), Chronology of Ancient Egypt, Nhà xuất bản WP IPGEB, tr.240
  4. ^ a b Steffen Wenig (1999), Studien Zum Antiken Sudan, Nhà xuất bản Otto Harrassowitz Verlag (Đức), tr.212 ISBN 978-3447041393
  5. ^ Laszlo Torok (2011), Hellenizing Art in Ancient Nubia 300 B.C. - AD 250 and Its Egyptian Models, Nhà xuất bản Brill, tr.117 ISBN 978-9004211285
  6. ^ Dows Dunham & Laming Macadam (1949), "Names and Relationships of the Royal Family of Napata", JEA 35, tr.139-149
  7. ^ a b Dows D. Dunham (1955), The Royal Cemeteries of Kush: Nuri (quyển 2) Lưu trữ 2018-07-15 tại Wayback Machine, Boston, Massachusetts
  8. ^ Lazlo Török (1997), Meroe City, an Ancient African Capital, London ISBN 0-85698-137-0
  9. ^ “Aramatle-qo”.
  10. ^ László Török (1997), Der Nahe und Mittlere Osten, Nhà xuất bản Brill, tr.313 ISBN 978-9004104488
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan