Bên thắng cuộc là cuốn sách tiếng Việt của nhà báo Huy Đức.
Sách gồm hai tập: Tập 1 Giải Phóng và Tập 2 Quyền Bính, được chào bán online lần lượt vào 12 tháng 12 năm 2012 và 13 tháng 1 năm 2013 trên Amazon.[1] Cuốn sách tường thuật lại những sự kiện tại Việt Nam theo góc nhìn của tác giả, đặc biệt là về mặt chính trị và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu từ thời điểm 30/4/1975 cho tới cuối thập niên 1990.
Trong lời giới thiệu, tác giả viết: "Cuốn sách bắt đầu từ ngày 30-4-1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc. Hãy để cho các nhà kinh tế chính trị học và các nhà xã hội học nghiên cứu kỹ hơn hiện tượng lịch sử này. Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ bắt đầu kể những gì đã xảy ra ở Sài Gòn,Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo; đánh tư sản; đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, nói về sự "đồng khởi" của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để giành lấy cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc.".[2]
Cuốn sách nhận được nhiều tranh cãi cả khen ngợi và phê bình trên báo trong và ngoài nước. Cuốn sách là cuốn sách bán chạy nhất trong mục về Lịch sử Đông Nam Á trên trang Amazon trong tháng 12/2012.[3] Sách in cũng được nhật báo Người Việt tại Mỹ phát hành.[4]
Cuốn sách này được Nakano Ari, nhà nghiên cứu chính trị tại Đại học Đại Đông Văn Hóa, Nhật Bản, dịch sang tiếng Nhật.[5] Nakano Ari, nhà nghiên cứu chính trị tại Đại học Daito Bunka, Nhật Bản, người từng dịch sách này sang tiếng Nhật, cho rằng: "Cuốn Bên Thắng Cuộc sẽ giúp cho người Nhật hiểu thêm về Việt Nam sau năm 1975."[5] Nhà xuất bản Mekong chịu trách nhiệm in ấn bản tiếng Nhật của sách. Theo Facebook của tác giả Huy Đức thì bản in tiếng Nhật của phần I – Giải Phóng đã chính thức phát hành từ tháng 12 năm 2015.
Cuốn sách nhận được một số khen ngợi từ các nhân vật bất đồng chính kiến chống nhà nước Việt Nam
Cuốn sách bị một số tờ báo trong nước (Pháp luật TP Hồ Chí Minh, Sài gòn Giải phóng) phê phán về một số chi tiết được cho là hư cấu, không chính xác trong nội dung:
Mục đích viết cuốn sách của Huy Đức bị nghi ngờ, rằng ông đã "nhào nặn, cắt khúc" lịch sử theo ý chủ quan của mình để phục vụ cho mục đích chính trị cá nhân.[10][9] Bản thân Huy Đức từng bị cho thôi việc ở báo Sài Gòn Tiếp thị vì bài viết trên blog "Bức tường Berlin" của ông bị Tổng thư ký Trần Công Khanh cho là có "quan điểm đi ngược lại đường lối chính trị của Nhà nước.[11], thẻ ký giả của Huy Đức cũng bị thu hồi.[12]
Về nội dung, cuốn sách được viết chỉ bằng việc tập hợp lời kể của một số người (nhiều người trong số đó không phải nhân vật quan trọng hoặc chứng kiến sự kiện) thay vì phân tích từ những nguồn sử liệu khả tín, điều này khiến nó bị hoài nghi về tính xác thực của thông tin và tính khách quan, cũng như khiến người đọc dễ sa vào lối tư duy "dùng trường hợp cá biệt để đánh giá toàn cục lịch sử". Những lời khen ngợi cuốn sách chủ yếu đến từ những người không chuyên (nhà văn, nhà kinh tế học...) chứ không phải từ những nhà sử học có uy tín. Việc viết sách dựa trên việc trích dẫn các lời phỏng vấn, một mặt nó có thể "gây hiệu ứng" cao với độc giả không chuyên, nhưng mặt khác nó lại thiếu sự thẩm định của giới chuyên môn và không thể xác thực (vì tác giả không ghi hình hoặc ghi âm), người ta sẽ đặt ra một loạt câu hỏi như: liệu cuộc phỏng vấn có thật hay không, việc trích dẫn có bị cắt xén không, có bị hiểu sai ngữ cảnh không...[13]
Nhà sử học Dương Trung Quốc thì cho rằng "không nên tuyệt đối hóa sự thật" trong sách và cho rằng thông tin trong tác phẩm có thể ‘mới với số đông’ nhưng không mới với giới sử học trong nước. Ông cho rằng cuốn sách tuy có nhiều tư liệu, nhưng vẫn thiên về "báo chí" nhiều hơn là "sử học", và ông "không nghĩ rằng cuốn sách này nói sự thật":
Nhà báo Lưu Đình Triều, công tác tại báo Tuổi Trẻ TP.HCM đã phản ứng gay gắt những chi tiết có liên quan đến mình trong cuốn "Bên thắng cuộc". Theo ông Lưu Đình Triều, Huy Đức đã cắt xén và trích dẫn không đầy đủ những lời tâm sự về cuộc đời ông.[14]. Ông nói: "Từng là đồng nghiệp với nhau lúc ở báo Tuổi Trẻ, Huy Đức hẳn đã nghe, đã hiểu rõ trường hợp của tôi, kể cả mối quan hệ của cha con tôi. Thật đáng tiếc, Huy Đức đã sử dụng một số thông tin từ những gì anh nghe, từ những gì tôi viết, nhưng anh lại không trích dẫn đầy đủ. Vì thế đã làm cho người đọc ngộ nhận và làm tổn thương tôi cùng gia đình... Khi nhắc lại chi tiết này một cách lấp lửng, rõ ràng để nhằm mục đích gì thì chính Huy Đức rõ hơn ai hết"[10].
Trong cuốn Bên thắng cuộc, Huy Đức dẫn lời kể của Lê Đăng Doanh rằng trong cuộc gặp tại Berlin vào tháng 10/1989, Tổng thống Liên Xô Gorbachev đã tỏ ý xem thường phía Việt Nam vì tiếp khách trong phòng ăn, rồi khi TBT Nguyễn Văn Linh xin viện trợ thì Gorbachev xua tay từ chối. Năm 2020, nhà báo Phan Việt Hùng đã tìm kiếm các tư liệu về cuộc gặp được lưu trữ tại Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, qua đối chiếu thì thấy những nội dung viết trong cuốn sách của Huy Đức hoàn toàn là bịa đặt: cuộc đón tiếp diễn ra trong phòng lễ tân đúng quy cách, và ông Nguyễn Văn Linh cũng không hề xin viện trợ trong cuộc gặp mặt này[15]