Bí ẩn của số 23 là một dạng niềm tin cho rằng hầu hết các sự cố và sự kiện đều kết nối trực tiếp, hay có liên hệ đến số 23 hoặc với những biến đổi của số 23.
Robert Anton Wilson đưa ra những dẫn chứng cho thấy William S. Burroughs là người đầu tiên tin vào bí ẩn của số 23.[1] Trong một bài viết trên tạp chí Fortean Times, Wilson đã kể lại câu chuyện sau:
Lần đầu tiên tôi nghe nói về bí ẩn của số 23 là từ William S Burroughs, tác giả của những cuốn Naked Lunch, Nova Express, v..v. Burroughs từng quen biết một thuyền trưởng tên là Clark vào khoảng những năm 1960 ở Tangier, trong một lần Clark đã khoe rằng suốt 23 năm đi biển ông chưa từng gặp một tai nạn nào. Cũng chính vào cái ngày ấy, tàu của Clark gặp tai nạn và đã giết chết ông cùng tất cả những người trên tàu. Kỳ lạ hơn nữa là trong khi Burroughs đang suy nghĩ về việc con tạo lá lay này thì trên radio lại phát một bản tin về một vụ rơi máy bay xảy ra ở Florida, Hoa Kỳ. Viên phi công cũng tên Clark, và ký hiệu chuyến bay đó là Flight 23.[2]
Burroughs đã viết truyện ngắn 23 Skidoo vào năm 1967. Thuật ngữ "23 skidoo" đã được phổ biến rộng rãi trong đầu những năm 1920 và có nghĩa là "phải bỏ đi khi đang thu hoạch tốt". Cụm từ này xuất hiện trên các tờ báo sớm nhất là vào năm 1906.[3]
Trong kinh của đạo thờ thần Eris, cuốn Principia Discordia nói rõ "tất cả mọi điều xảy ra đều nằm trong những con số 5, hoặc là chia hết hoặc là bội số của 5, hoặc là bằng cách nào đó trực tiếp hoặc gián tiếp tương ứng với số 5." - nó còn được gọi là "quy luật của những con số 5". Bí ẩn của số 23 được coi là một hệ quả tất yếu của quy luật này. Nó được nêu ra trong cuốn The Illuminatus! Trilogy của Robert Anton Wilson và Robert Shea (gọi là hiện tượng 23/17), trong cuốn Cosmic Trigger I: The Final Secret of the Illuminati của Wilson (gọi là "quy luật của những con số 5" hay "bí ẩn của số 23"), hay trong cuốn Challenge of Chance của Arthur Koestler cũng như trong kinh Principia Discordia. Trong những tác phẩm này, số 23 được coi là con số của may mắn, bất hạnh, mang điềm gở, kỳ dị, hoặc là con số thiêng liêng của nữ thần Eris hay của các vị thần xấu xa ở vũ trụ Cthulhu Mythos (một vũ trụ hư cấu do nhà văn Howard Phillips Lovecraft dựng nên).
Theo hầu hết các nhà thần số học đều cho rằng bí ẩn này có thể được xem như là một ví dụ về ảo quan (apophenia), thiên kiến xác nhận (confirmation bias) và thiên kiến lựa chọn (selection bias). Trong những cuộc phỏng vấn, Wilson thừa nhận bản chất tự thỏa mãn của bí ẩn này, ngụ ý rằng ý nghĩa thực sự của quy luật số 5 và số 23 nằm ở sự biểu hiện của sức mạnh trí tuệ nhằm tiếp cận "sự thật" một cách mật thiết với bất cứ điều gì.
Khi bạn bắt đầu tìm kiếm một thứ gì, bạn sẽ có xu hướng tìm thấy nó. Điều này không giống như nhà thiên văn học vĩ đại Simon Newcomb đã chứng minh bằng toán học rằng vật nặng hơn không khí thì không thể bay được và công bố phát hiện này 1 ngày trước khi anh em nhà Wright cất cánh (bằng chính máy bay của họ phát minh). Tôi đang nói về những người đã phát hiện ra một mô hình trong tự nhiên và viết nhiều bài báo khoa học đã được chấp nhận bởi một phần lớn trong cộng đồng khoa học trước khi nó được thống nhất chung rằng không có mô hình như vậy, tất cả chỉ là sự nhận thức có chọn lọc."[4]
Trong bộ ba tác phẩm Illuminatus! ông cũng bày tỏ quan điểm tương tự: một người nào có thể tìm ra một thần số có ý nghĩa đối với tất cả mọi thứ, người đó "đủ thông minh".[5]