Bóc vỏ (chiến thuật tấn công)

Đánh bóc vỏ, Chiến thuật Bóc vỏ (hay Bóc bì chiến thuật)[1][2][3]chiến thuật tấn công hiệp đồng binh chủng được sử dụng trong nhiều cuộc chiến tranh. Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, chiến thuật còn được gọi là Bao vây đánh lấn hay Vây, lấn, tấn, diệt,[4] thuật ngữ hình thành trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương.

Mô tả chiến thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là chiến thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng của pháo binh, bộ binh,...và là chiến thuật phối hợp của nhiều chiến thuật quân sự khác nhau. Việc tấn công tiến hành từng bước nhằm làm suy yếu dần hệ thống phòng thủ đối phương trước khi tổng tập trung lực lượng tiêu diệt toàn bộ quân của họ.

Một đạo quân sẽ tấn công một cụm cứ điểm hoặc một tập đoàn cứ điểm quân sự bằng việc bao vây, tiến hành tấn công trọng điểm trên hệ thống phòng thủ của đối phương, từng mảng phòng thủ một ("bóc vỏ") theo lối đánh tấn công từng phần, trình tự tấn công sẽ là các đợt pháo kích của pháo binh thật dữ dội vào công sự đối phương, tiếp theo sau đó là các đợt tấn công xung phong của lực lượng bộ binh.

Chiến thuật này đánh từ ngoài vào trong từng bước một cách từ từ, phá vỡ từng tuyến phòng thủ hoặc từng cụm cứ điểm phòng thủ, sau đó tổ chức tấn công đồng loạt toàn bộ tập đoàn cứ điểm khi hầu hết bộ phận phòng thủ phía ngoài đã bị loại bỏ. Tấn công kết hợp cùng lúc vây hãm cắt tất cả nguồn tiếp tế hậu cần quân sự từ bên ngoài vào. Khi thời điểm được xem là quyết định đến, người chỉ huy sẽ lệnh cho quân đội tổng tấn công vào trung tâm chỉ huy cuối cùng của đối phương.[4]

Một số trận đánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Các chiến sự, trận đánh lớn sử dụng chiến thuật bóc vỏ:

Bóc vỏ trên không

[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh bóc vỏ không chỉ sử dụng cho tác chiến trên bộ mà còn được sử dụng trong tác chiến trên không, thuật ngữ trích dẫn từ quyển 40 năm nhớ lại trận "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" của tác giả Nguyễn Duy Hùng, viết về trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972:

"...Lực lượng không quân địch bị không quân ta đánh "bóc vỏ", đánh tiêu hao, làm cho đội hình phá vỡ phân tán...";[5]

"...không quân ta đã đánh "bóc vỏ" máy bay tiêm kích địch làm giảm nhẹ nền nhiễu của B.52..."[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Về chủ trương "Đánh chắc tiến chắc" trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (*)”. nhandan.com.vn. 17 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ 14 tháng 6 năm 2020. Truy cập 14 tháng 6 năm 2020.
    Trích:
    "Bao vây địch dài ngày rồi đánh dần từng bước một, lần lượt tiến công từng trung tâm đề kháng bằng nhiều trận công kiên kế tiếp, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch."
  2. ^ a b Lê Mậu Hãn (2005). “Điện Biên Phủ: từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt-Pháp”. NXB Chính trị quốc gia. tr. 76. Truy cập 14 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ Tạp chí văn thư lưu trữ Việt Nam, Số phát hành 1-6”. Cục văn thư và lưu trữ nhà nước. 2014. Truy cập 14 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ a b c Trung tướng Phạm Hồng Cư (22 tháng 4 năm 2014). “Chiến thuật "vây, lấn, tấn, diệt" trong chiến dịch Điện Biên Phủ”. nhandan.com.vn. Bản gốc lưu trữ 14 tháng 6 năm 2020. Truy cập 14 tháng 6 năm 2020.
  5. ^ Nguyễn Duy Hùng, tr. 58.
  6. ^ Nguyễn Duy Hùng, tr. 144.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Jinx: the Loose Cannon - Liên Minh Huyền Thoại
Jinx: the Loose Cannon - Liên Minh Huyền Thoại
Jinx, cô nàng tội phạm tính khí thất thường đến từ Zaun, sống để tàn phá mà chẳng bận tâm đến hậu quả.
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Oreki Hōtarō (折木 奉太郎, おれき・ほうたろう, Oreki Hōtarō) là nhân vật chính của Hyouka
Sách Tội ác và Hình phạt (Crime and Punishment - CAP) của Doetoevsky
Sách Tội ác và Hình phạt (Crime and Punishment - CAP) của Doetoevsky
Câu chuyện bắt đầu với việc anh sinh viên Raxkonikov, vì suy nghĩ rằng phải loại trừ những kẻ xấu
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Câu trả lời là có và không. Những giai điệu phù hợp sẽ giúp chúng ta vượt qua sự nhàm chán của công việc, duy trì sự hứng khởi, sáng tạo và bền bỉ