Bổ đề Johnson–Lindenstrauss

Trong toán học, bổ đề Johnson–Lindenstrauss là một mệnh đề về việc ánh xạ một tập hợp các điểm trong không gian Euclid nhiều chiều về không gian ít chiều. Bổ đề khẳng định rằng với mọi tập hợp điểm trong không gian Euclid, đều tồn tại cách ánh xạ các điểm này vào không gian có số chiều nhỏ hơn số điểm rất nhiều và không phụ thuộc số chiều ban đầu sao cho khoảng cách giữa các điểm gần như được giữ nguyên.

Bổ đề này có nhiều ứng dụng trong cảm biến nén, học đa tạp, giảm chiều, và nhúng metric. Trong nhiều trường hợp, dữ liệu (chẳng hạn như văn bản hay hình ảnh) có thể được xem là các điểm trong không gian nhiều chiều. Tuy nhiên các thuật toán xử lý chúng thường chậm đi nhiều khi số chiều tăng lên. Do đó một phương pháp để làm tăng tốc độ thuật toán là làm giảm số chiều của dữ liệu trong khi vẫn giữ được thông tin quan trọng trong chúng. Bổ đề Johnson–Lindenstrauss là một kết quả cổ điển về vấn đề này.

Phát biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Với mọi 0 < ε < 1, tập hợp X gồm m điểm trong RN, và một số nguyên n > n 0 = O(ln(m) / ε 2), tồn tại một hàm Lipschitz ƒ : RN → Rn sao cho

với mọi uv ∈ X.

Một cách chứng minh bổ đề là chọn ƒ là phép chiếu xuống một không gian ngẫu nhiên n chiều trong RN, và sử dụng hiện tượng tập trung độ đo.

Số chiều của bổ đề là chặt cho tới thừa số log(1/ε), nghĩa là tồn tại m điểm sao cho để giữ nguyên khoảng cách giữa các điểm tới thừa số 1+ε, cần sử dụng

chiều.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Achlioptas, D. (2001), "Database-friendly random projections", Bản sao đã lưu trữ (PDF), Proc. 20-th Annual ACM SIGACT-SIGMOD-SIGART Symposium on Principles of Database Systems, tr. 274–281, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2012, truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2012
  • Alon, N. (2003), "Problems and results in extremal combinatorics—I" (PDF), Discrete Math., 273: 31–53
  • Baraniuk, R.; Davenport, M.; DeVore, R.; Wakin, M. (2008). "A simple proof of the restricted isometry property for random matrices" (PDF). Constructive Approximation. Quyển 28 số 3. tr. 253–263. doi:10.1007/s00365-007-9003-x.[liên kết hỏng]
  • Dasgupta, S.; Gupta, A. (1999). An elementary proof of the Johnson–Lindenstrauss lemma (Báo cáo kỹ thuật). U. C. Berkeley. 99–006.
  • Johnson, W.; Lindenstrauss, J. (1984). "Extensions of Lipschitz mappings into a Hilbert space". Contemporary Mathematics. Quyển 26. tr. 189–206.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download Mahoutsukai no Yoru [Tiếng Việt]
Download Mahoutsukai no Yoru [Tiếng Việt]
Trong một ngôi nhà đồn rằng có phù thủy sinh sống đang có hai người, đó là Aoko Aozaki đang ở thời kỳ tập sự trở thành một thuật sư và người hướng dẫn cô là một phù thủy trẻ tên Alice Kuonji
Arlecchino – Lối chơi, hướng build và đội hình
Arlecchino – Lối chơi, hướng build và đội hình
Arlecchino là DPS hệ hỏa, với các cơ chế liên quan tới Khế ước sinh mệnh, đi được cả mono hỏa lẫn bốc hơi, nhưng có thể sẽ gặp vấn đề về sinh tồn.
Tất tần tật về Kazuha - Genshin Impact
Tất tần tật về Kazuha - Genshin Impact
Tất tần tật về Kazuha và những gì cần biết trước khi roll Kazuha
Xác suất có thật sự tồn tại?
Xác suất có thật sự tồn tại?
Bài dịch từ "Does probability exist?", David Spiegelhalter, Nature 636, 560-563 (2024)