Bài viết này cần được cập nhật do có chứa các thông tin có thể đã lỗi thời hay không còn chính xác nữa. |
Biểu tình Maroc 2011 | |
---|---|
Địa điểm | Morocco |
Ngày | 20 tháng 2 năm 2011[1] |
Đặc điểm | Diễu hành, bạo loạn |
Tử vong | 5 |
Thương vong | 130[2] |
Biểu tình Maroc 2011 là hàng loạt các cuộc biểu tình diễn ra tại Maroc, bắt đầu từ ngày 20 tháng 2 năm 2011 và chịu ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình khác trong khu vực.[3]
Ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình khác tại thế giới Ả Rập[4], ít nhất bốn người Maroc đã biểu tình ngày 30 tháng 1 năm 2011 tại Tangier.[5]
Cuộc biểu tình, được các tổ chức công đoàn tổ chức, được cho là lớn nhất kể từ khi chính phủ mới nhậm chức hồi tháng 1.
Tại thủ đô Rabat, cảnh sát cho phép người biểu tình tiếp cận toà nhà quốc hội để hô vang các khẩu hiệu phản đối giá cả leo thang và đòi cải cách hiến pháp. Ngoài ra còn có một cuộc biểu tình khác tại thành phố lớn nhất Marốc là Casablanca và hoạt động tương tự đang được lên kế hoạch ở Marrakesh.
Các cuộc tuần hành tại Marốc do các nhóm đối lập như Phong trào vì thay đổi 20/2 tổ chức. Hơn 23.000 người đã thể hiện sự ủng hộ nhóm này thông qua trang xã hội Facebook. theo mô hình biểu tình chống chính phủ ở Ai Cập.[6][7] Người biểu tình không đòi hạ bệ Quốc vương Mohammed VI mà chỉ kêu gọi xây dựng hiến pháp mới để thu hẹp quyền lực của ông.
BBC cho biết Bộ trưởng Tài chính Marốc Salaheddine Mezouar hối thúc người dân không nên xuống đường vì cảnh báo rằng, chỉ cần vài tuần diễn ra hoạt động này cũng có thể gây tổn thất "tương đương những gì đã tích luỹ trong 10 năm".
Làn sóng biểu tình bắt đầu nổ ra từ Tunisia hồi tháng một và được "tiếp sức" bằng hoạt động tương tự tại Ai Cập. Sau khi Tổng thống Ai Cập Mubarak sụp đổ, làn sóng nổi dậy thực sự lan khắp Trung Đông, trong đó Marốc là nước mới nhất chứng kiến hoạt động này.
Nhưng không giống nhiều quốc gia khác trong khu vực, Marốc có nền kinh tế phát triển, một quốc hội do dân bầu và chế độ quân chủ cải cách. Điều này khiến Marốc được cho ít có khả năng nổ ra biểu tình quy mô lớn dẫn đến sụp đổ cả một chính quyền như tại Tunisia và Ai Cập.
Quốc vương Mohammed VI thuộc triều đại Alaouite đã trị vì tại Marốc suốt 350 năm và được cho là dòng dõi trực hệ của Đấng tiên tri Muhammad. Do đó tại Marốc có truyền thống coi việc ông nắm ngai vàng là điều linh thiêng và sẽ bị coi là báng bổ khi đặt câu hỏi về điều này.
Những người tham gia biểu tình đã cáo buộc Thủ tướng Benkirane không thực hiện các lời hứa cải cách.
Năm ngoái, Vua Ma-rốc Mohammed VI đã cố xoay xở để chống đỡ các cuộc biểu tình mùa xuân Ả Rập bằng cách hạn chế quyền hạn của mình và cam kết một loạt các cải cách.
Tháng 11/2011, các cuộc bầu cử đã mang đến quyền lực cho chính phủ liên minh do Đảng công lý và phát triển, một đảng Hồi giáo ôn hòa, cầm đầu, nhưng nhiều người đang thất vọng về tốc độ thay đổi của đất nước.
"Đã có hơn 50.000 người biểu tình kêu gọi chính phủ mở một cuộc đối thoại để giải quyết các tệ nạn xã hội của đất nước chúng tôi", nhà xã hội học đối lập Hassan Tariq cho biết ngày 27/5.
“Các công đoàn đã đoàn kết và thông điệp gửi tới chính phủ của ông Benkirane rất rõ ràng: ông cần phải thay đổi chiến lược của mình", ông nói với hãng AFP.
Một quan chức cho biết, số người tham gia biểu tình khoảng từ 15.000 đến 20.000 người.
Công đoàn đã kêu gọi việc cải thiện tiền lương và điều kiện xã hội ở Morocco, nơi có gần một nửa trong số những người ở độ tuổi từ 15 đến 29 thất nghiệp.
|url=
(trợ giúp). businessweek.com.