Có phải em mùa thu Hà Nội

"Có phải em mùa thu Hà Nội"
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Thu âmHồng Nhung
Thể loạiNhạc trữ tình
Sáng tácTrần Quang Lộc
Viết lờiTô Như Châu (ý thơ)

"Có phải em mùa thu Hà Nội" là một tác phẩm trữ tình của nhạc sĩ Trần Quang Lộc ra đời năm 1972, được phổ nhạc dựa trên bài thơ cùng tên của nhà thơ Tô Như Châu.[1][2] Bài hát nổi tiếng qua tiếng hát của Hồng Nhung. "Có phải em mùa thu Hà Nội" và "Về đây nghe em" là hai tác phẩm tiêu biểu nhất của nhạc sĩ này.[3]

Hoàn cảnh sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thơ Tô Như Châu sáng tác bài thơ "Có phải em mùa Thu Hà Nội" dài 320 chữ vào tháng 8 năm 1970 tại Đà Nẵng. Lúc đó ông rất "mê" những cô gái gốc Bắc di cư xõa tóc ngồi bên dương cầm và mơ tưởng về mùa thu Hà Nội. Đây là nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này.[1] Trần Quang Lộc quen biết Tô Như Châu khi cả hai giao lưu trong nhóm thơ Hàn Giang. Trong kỳ nghỉ hè về thăm nhà, Trần Quang Lộc được Tô Như Châu cho xem bài thơ vừa sáng tác viết về Hà Nội, đọc xong Trần Quang Lộc thấy có sự đồng cảm nên quyết định phổ nhạc bài thơ này.[2] Ông không phổ nhạc hết bài thơ mà chỉ chọn lọc những câu thơ ông tâm đắc nhất.[4]

Ca sĩ thể hiện[sửa | sửa mã nguồn]

"Có phải em mùa thu Hà Nội" được Thái Thanh thể hiện lần đầu tiên.[1] Một thời gian sau, chính quyền chế độ cũ ra lệnh cấm biểu diễn và thu hồi bản thu âm vì cho rằng ca từ trong bài hát làm gợi nhớ đến Cách mạng Tháng Tám.[3][2] Trần Quang Lộc bị cảnh sát gọi lên "chỉnh đốn" rồi gán cho ông là "thân cộng sản", thẻ căn cước của ông bị in số màu đen để nhận biết "phần tử" đặc biệt thay vì số thẻ căn cước có màu đỏ. Bài hát từ đó ít được phổ biến.[5]

Đến năm 1994, bài hát như được 'hồi sinh' khi Hồng Nhung thực hiện album Chợt nghe em hát gồm các tình khúc của Trần Quang Lộc và Lã Văn Cường. Nhạc sĩ Đức Trí phụ trách sản xuất và soạn hòa âm đề nghị đưa bài hát này vào album.[6] Đĩa nhạc sau đó đạt kỷ lục khi bán được 30 ngàn bản chỉ trong một tuần đồng thời gắn với tên tuổi của Hồng Nhung.[7] Đến năm 1997, Thu Phương lần đầu trình diễn lại nó trong chuyến lưu diễn của Nhà hát Tuổi trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh và gây sự chú ý tới công chúng.[8][9] Cô được coi là người thể hiện thành công nhạc phẩm này với nhiều giải thưởng.[4] "Có phải em mùa thu Hà Nội" còn được một số ca sĩ thể hiện như Lam Trường, Tuấn Ngọc, Thanh LamÝ Lan.[4]

Tại đêm nhạc "Bản tình ca mùa thu" diễn ra ở Hà Nội. Mỹ Tâm thể hiện bài hát này cùng bản hit do cô sáng tác "Đừng hỏi em".[10] Trong chương trình Cuộc hẹn cuối tuần, Thu Phương thể hiện "Có phải em mùa thu Hà Nội" cùng các nhạc phẩm gắn liền với sự nghiệp của cô.[11] "Có phải em mùa thu Hà Nội" còn góp mặt trong album của các ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh, Thu Hường.[12][13]

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

"Có phải em mùa thu Hà Nội" là một trong những bài hát hay nhất viết về mùa thu Hà Nội và quen thuộc với người nghe.[1] Theo báo VTC News, dù ca từ trong nhạc phẩm không đề cập tới địa danh cụ thể nào của Hà Nội nhưng "bất cứ ai cũng thấy thấm đẫm và nao lòng, xao xuyến nhớ về nơi này".[6] Trọng Thịnh của báo Tiền phong nhận định, "dù nhà thơ lẫn nhạc sĩ đều chưa từng đến Hà Nội nhưng họ đã làm nên tác phẩm tuyệt vời về mùa thu Hà Nội".[7] Mộc Hương của báo Tài Nguyên và Môi trường khen việc nhạc sĩ đã chọn lọc ý thơ, sắp xếp lại một số ca từ khiến bài hát trở thành một "ẩn số thú vị".[14]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Hà Tùng Long (10 tháng 10 năm 2016). “10 ca khúc bất hủ không thể bỏ qua khi Hà Nội vào Thu”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
  2. ^ a b c Nguyên Minh (1 tháng 9 năm 2014). 'Có phải em mùa thu Hà Nội'. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ a b Từ Kế Tường (18 tháng 12 năm 2017). “Nhạc sĩ Trần Quang Lộc: Vẫn nằm mộng thấy quê hương”. Báo Công an Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ a b c “Số phận truân chuyên của bài hát 'Có phải em mùa thu Hà Nội'. VTC News. 8 tháng 6 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
  5. ^ Vương Tâm (15 tháng 5 năm 2014). “Nhạc sĩ Trần Quang Lộc: Suốt đời đi tìm mộng”. Báo Công an Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
  6. ^ a b Hoàng Anh (9 tháng 6 năm 2020). “Bị lãng quên 20 năm, 'Có phải em mùa thu Hà Nội' tái xuất thế nào?”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
  7. ^ a b Trọng Thịnh (3 tháng 12 năm 2017). "Có phải em mùa thu Hà Nội" từng bị lãng quên hơn 20 năm”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
  8. ^ Nguyễn Hằng (8 tháng 6 năm 2020). “Thu Phương: "Ca khúc của Trần Quang Lộc gắn với cuộc đời tôi như định mệnh". Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
  9. ^ “Thu Phương tâm sự về những giai đoạn trong cuộc đời”. VnExpress. ngày 12 tháng 8 năm 2002. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2024.
  10. ^ Hà Thanh (20 tháng 10 năm 2017). “Mỹ Tâm khóc trong lần đầu thể hiện bản hit "Đừng hỏi em". Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
  11. ^ Hương Thu (8 tháng 10 năm 2022). “Phiêu cùng ca sĩ Thu Phương với những ca khúc thanh xuân của nhiều thế hệ”. Tuổi trẻ Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
  12. ^ Ngọc Hân (9 tháng 12 năm 2022). “Ngọc Anh - Tô Minh Đức "Khe khẽ hát tình xưa". Tuổi trẻ Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
  13. ^ Khánh Đăng (27 tháng 6 năm 2021). “Sao mai Thu Hường ra album về Hà Nội, làm dịu mát những ngày dịch dã”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
  14. ^ Nguyễn Dương Mộc Hương (2 tháng 9 năm 2022). “Có phải em - mùa thu Hà Nội”. Tài nguyên và Môi trường. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Spoiler Kimetsu no Yaiba chương 175: Genya và Hà Trụ nguy kịch, Kokushibo bị chặt đầu
Spoiler Kimetsu no Yaiba chương 175: Genya và Hà Trụ nguy kịch, Kokushibo bị chặt đầu
Kimetsu no Yaiba vẫn đang làm mưa làm gió trong cộng đồng fan manga bởi những diễn biến hấp dẫn tiếp theo.
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts, gián điệp do "Nazarick cộng" cài vào.
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng
Hướng dẫn tân binh Raid Boss - Kraken (RED) Artery Gear: Fusion
Hướng dẫn tân binh Raid Boss - Kraken (RED) Artery Gear: Fusion
Để nâng cao sát thương lên Boss ngoài DEF Reduction thì nên có ATK buff, Crit Damage Buff, Mark