Bundesamt für Verfassungsschutz (BfV) | |
Biểu tượng của Cơ quan Liên bang về bảo vệ Hiến pháp Đức | |
Tổng quan Cơ quan | |
---|---|
Thành lập | 7 tháng 11 năm 1950 |
Quyền hạn | Chính phủ Đức |
Trụ sở | Köln |
Số nhân viên | 2,641 (tính tới 2010) |
Ngân quỹ hàng năm | €230.8 triệu (2015)[1] |
Lãnh đạo chịu trách nhiệm |
|
Các Lãnh đạo Cơ quan |
|
Trực thuộc cơ quan | Bộ Nội vụ Liên bang |
Website | www.verfassungsschutz.de |
Cơ quan Liên bang về bảo vệ Hiến pháp Đức (tiếng Đức: Bundesamt für Verfassungsschutz hay BfV) là cơ quan an ninh nội địa của Cộng hòa Liên bang Đức. Cùng với các cơ quan Bang về bảo vệ Hiến pháp (LFV) ở cấp tiểu bang, nó được giao nhiệm vụ thu thập tin tức về các mối đe dọa liên quan đến trật tự dân chủ, sự tồn tại và an ninh của Liên bang hoặc một trong các bang của nó, và sự sống chung hòa bình giữa các dân tộc; với phản gián; và với an ninh bảo vệ và phản phá hoại.[2]
BFV báo cáo lên Bộ Nội vụ Liên bang. Từ năm 2000 đến tháng 7 năm 2012, Heinz Fromm (SPD) là giám đốc của nó cho đến khi ông từ chức khisự xuất hiện của một vụ bê bối về việc phá hủy các tập tin và tài liệu liên quan đến nhóm có tên gọi là Quốc gia Xã hội chủ nghĩa ngầm, một nhóm khủng bố phát xít mới.[3] Kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2012, cơ quan này đã được lãnh đạo bởi Hans-Georg Maassen..[4]
BfV được giám sát bởi Bộ Nội vụ liên bang cũng như Bundestag, Ủy viên Liên bang về Bảo vệ Dữ liệu và Tự do Thông tin và các tổ chức liên bang khác. Bộ trưởng Nội vụ liên bang có thẩm quyền kiểm soát hành chính và chức năng của BfV. Sự kiểm soát của Quốc hội được thực hiện bởi Bundestag trong các cuộc tranh luận tổng quát, các lần tra hỏi và những thẩm tra khẩn cấp, cũng như các Ủy ban của nó, đặc biệt là Ủy ban Kiểm tra Quốc hội và Ủy ban G10. BfV cũng nằm dưới sự kiểm soát tư pháp và tất cả các hoạt động của nó có thể bị mang ra tòa án. Dựa trên quyền thông tin, công chúng có thể trực tiếp tra hỏi và gởi kiến nghị tới BfV.
Không giống như một số cơ quan tình báo của các nước khác, các nhân viên của các cơ quan tình báo Đức, bao gồm cả BfV, không có thẩm quyền cảnh sát. Điều này là do lịch sử của quyền lực cảnh sát bị lạm dụng trong chế độ trước đó. Đặc biệt, họ không được phép bắt người và không mang vũ khí.[5]
BfV có trụ sở ở Köln. Nó được điều hành bởi một giám đốc (hiện thời là Hans-Georg Maaßen) và một phó giám đốc (hiện thời là Alexander Eisvogel) và được tổ chức thành 8 ban:[6]
Trong 2013 trợ cấp của liên bang cho BfV là €207 triệu;[7] với tổng số là 2.641 nhân viên.[8]