Cồn Vượt

Cồn Vượt
Vị trí Cồn Vượt
Vị trí Cồn Vượt
Vị trí tại Việt Nam
Vị trímiền Nam Việt Nam
Thành phố gần nhấtTân Phú Đông, Tiền Giang
Tọa độ10°10′43″B 106°50′25″Đ / 10,17861°B 106,84028°Đ / 10.17861; 106.84028
Diện tích31,88 km²

Cồn Vượt hay bãi Vượt, là một cồn ven biển của huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.[1]

Tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Cồn cũng như nhiều cồn ven biển khác của Tiền Giang, hình thành do quá trình bồi tụ phù sa rất mạnh diễn ra ở bờ biển, đoạn nằm giữa Cửa Tiểu và Cửa Đại.[2] Hệ thống sông Mê Kông có lưu lượng nước và phù sa rất lớn đổ ra biển Đông qua các cửa sông lớn Cửa Đại, Cửa Tiểu và Soài Rạp, trong đó lượng phù sa khoảng 70 triệu tấn, phân phối cho hai nhánh chính là sông Tiềnsông Hậu, phần cửa sông Tiền được phù sa bồi đắp nên tiến ra biển 30–50 m mỗi năm. Do lượng nước sông đổ ra biển và thủy triều có mức tương đương nhau nên dòng chảy bị triệt tiêu, nhờ đó quá trình bồi lắng diễn ra.[3]

Cồn Vượt chiều dài 10 km, ngang 3 km và cách bờ khoảng 10 km,[2][4] độ cao đường bình độ từ -2,3 đến -6,1 mét.[5] Cồn phát triển rất mạnh,[6] đã mở rộng diện tích không ngừng, trong Quyết định 10/2006/QĐ-UBND phê duyệt "Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2010", diện tích cồn được ghi chú là 200 ha (2,0 km²)[6] nhưng đến năm 2007 trong tài liệu Quy hoạch Vùng sản xuất giống nhuyễn thể khu vực ven biển Gò Công đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang diện tích cồn là hơn 3.188 ha (31,88 km²),[5] có phần đất ngập nước đã phủ lên vùng nước quản lý của tỉnh Bến Tre.[6]

Cồn chỉ là một bãi bồi, ngập nước hoàn toàn và chỉ nổi lên khi thủy triều xuống.[7] Khi thủy triều lên cồn chìm dưới mực nước biển 4 mét.[8] Đây là nơi thuận lợi cho các loài nghêu sinh sống.[7][9] Vùng nước có nhiều loài cá nước mặn, lợ như cá đối, cá đuối,...[10]

Khoảng năm 2009, người dân địa phương đã bắt đầu nuôi nghêu thương phẩm tại đây.[9][11] Trọng lượng nghêu nuôi ở Cồn Vượt có thể đạt đến 45 con/kg do môi trường sống thích hợp.[8]

Chính quyền huyện Tân Phú Đông đánh giá Cồn Vượt có nhiều tiềm năng khai thác nuôi trồng, đánh bắt thủy sản[10] và đã bắt đầu cho thuê các bãi.[12] Việc nuôi nghêu cũng đã bắt đầu được định hướng theo mô hình kinh tế tập thể như: tổ hợp tác, hợp tác xã.[13] Hợp tác xã Thủy sản Phú Tân khai thác nắm quyền khai thác các bãi đẻ của nghêu và sò giống khu vực cồn bãi huyện Tân Phú Đông, với doanh thu trung bình 13 tỷ đồng.[14] Cồn được đánh giá là có tiềm năng sử dụng để nuôi nghêu hơn 1.200 ha,[15] trong đó quy hoạch nuôi nghêu giống[9] và tiềm năng du lịch sinh thái biển.[16]

Vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng ngành nghêu địa phương là việc xảy ra tình trạng "nghêu tặc" và "sò tặc" cào bắt trái phép con giống để bán, tình trạng xảy ra ở cồn Vượt và cồn Ngang. Theo ước tính của chính quyền, lượng con giống bị thất thoát trị giá lên đến trên 20 tỷ đồng, gần gấp đôi sản lượng mà Hợp tác xã Thủy sản Phú Tân khai thác được.[14]

Tháng 3 năm 2021, đoàn cán bộ lãnh đạo UBND huyện Tân Phú Đông do ông Bùi Thái Sơn – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn, cùng với đại diện các sở, ngành tỉnh Tiền Giang đã đến khảo sát cồn này.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Map, tanphudong.tiengiang.gov.vn, Lưu trữ
  2. ^ a b Tân Đức, Yến Trinh (ngày 26 tháng 10 năm 2015). “Cửa Tiểu không còn như xưa”. báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
  3. ^ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang (2007), tr. 14.
  4. ^ a b Hữu Dư (ngày 23 tháng 3 năm 2021). “Tân Phú Đông khảo sát và đánh giá tiềm năng Cồn Ngang, Cồn Vượt, xã Phú Tân”. Đài phát thanh truyền hình Tiền Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
  5. ^ a b Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang (2007), tr. 15.
  6. ^ a b c “QUYẾT ĐỊNH 10/2006/QĐ-UBND: VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020”. hethongphapluat.com. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ a b “Tạp chí Mừng xuân Kỷ Hợi 2019”. Sở Khoa học và Công nghệ Tiền Giang. tr. 7. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
  8. ^ a b Hữu Dư (ngày 18 tháng 7 năm 2013). “Tiềm năng kinh tế biển ở huyện Tân Phú Đông”. tuyengiaotiengiang.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
  9. ^ a b c Tân Phú (ngày 10 tháng 5 năm 2016). “Tân Phú Đông: Từng bước khẳng định vị thế kinh tế biển”. báo Ấp Bắc. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2021.
  10. ^ a b Hữu Dư (ngày 23 tháng 1 năm 2016). “Tân Phú Đông: Gắn công tác BVMT với khai thác tiềm năng kinh tế biển”. vannghetiengiang.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
  11. ^ “QUYẾT ĐỊNH 1172/QĐ-UBND: BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN CỦA TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015”. vanbanphapluat.co. ngày 4 tháng 5 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
  12. ^ “Thông báo về việc tiếp tục nhận đơn thẩm định nhu cầu sử dụng đất (cho thuê đất) mặt nước ven biển (khu Cồn Vượt), tọa lạc ấp Cồn Cống, xã Phú Tân huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang”. tanphudong.tiengiang.gov.vn. ngày 28 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
  13. ^ Trí Quang. “Nghêu Tiền Giang: Tiềm năng và phát triển”. gocong.org. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
  14. ^ a b “Tiền Giang: Báo động thất thoát nguồn lợi thủy sản tại bãi nghêu sò giống Tân Phú Đông”. mard.gov.vn. ngày 14 tháng 9 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2021.
  15. ^ “Nhãn hiệu chứng nhận Gò Công cho sản phẩm nghêu - Tiềm năng sản xuất và cung ứng thị trường”. skhcn.tiengiang.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
  16. ^ Tấn Phong (ngày 30 tháng 9 năm 2015). “Gò Công - tiềm năng và cơ hội phát triển du lịch sinh thái biển”. báo Ấp Bắc. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2021.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
Đạo Giáo đại thái được chia thành hai trường phái lớn là: Phù lục và Đan đỉnh
Thủ lĩnh Ubuyashiki Kagaya trong Kimetsu no Yaiba
Thủ lĩnh Ubuyashiki Kagaya trong Kimetsu no Yaiba
Kagaya Ubuyashiki (産屋敷 耀哉 Ubuyashiki Kagaya) Là thủ lĩnh của Sát Quỷ Đội thường được các Trụ Cột gọi bằng tên "Oyakata-sama"
Sự độc hại của Vape/Pod
Sự độc hại của Vape/Pod
Juice hay tinh dầu mà người dùng dễ dàng có thể mua được tại các shop bán lẻ thực chất bao gồm từ 2 chất cơ bản nhất đó là chất Propylene Glycol + Vegetable Glycerol
Tổng hợp những Easter Egg trong phiên bản 3.6 - Khaenri'ah đang đến
Tổng hợp những Easter Egg trong phiên bản 3.6 - Khaenri'ah đang đến
Bản đồ và cốt truyện mới trong v3.6 của Genshin Impact có thể nói là một chương quan trọng trong Phong Cách Sumeru. Nó không chỉ giúp người chơi hiểu sâu hơn về Bảy vị vua cổ đại và Nữ thần Hoa mà còn tiết lộ thêm manh mối về sự thật của thế giới và Khaenri'ah.