Cộng hòa miền Nam Việt Nam
|
|||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1969–1976 | |||||||||
Tiêu ngữ: Độc lập – Dân chủ – Hòa bình – Thống nhất | |||||||||
Lãnh thổ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố chủ quyền (đỏ) | |||||||||
Tổng quan | |||||||||
Vị thế | Chính phủ lâm thời (1969-1975) Nhà nước xã hội chủ nghĩa liên minh với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1975-1976) | ||||||||
Thủ đô | Tây Ninh (1969–1972) Lộc Ninh (1972–1973) Cam Lộ (1973–1975) Sài Gòn – Gia Định (1975–1976) | ||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Tiếng Việt | ||||||||
Tôn giáo chính | Tam giáo: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo | ||||||||
Tên dân cư | Người Miền Nam Việt Nam | ||||||||
Chính trị | |||||||||
Chính phủ | Chính phủ Cách mạng lâm thời | ||||||||
Chủ tịch | |||||||||
• 1969–1976 | Nguyễn Hữu Thọ | ||||||||
Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời | |||||||||
• 1969–1976 | Huỳnh Tấn Phát | ||||||||
Lịch sử | |||||||||
Thời kỳ | Chiến tranh Lạnh | ||||||||
• Thành lập | 6 tháng 6 1969 | ||||||||
• Tiếp quản Việt Nam Cộng hòa | 30 tháng 4 năm 1975 | ||||||||
• Thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | 2 tháng 7 1976 | ||||||||
Địa lý | |||||||||
Diện tích | |||||||||
• 1973 | 173,809 km2 (67 mi2) | ||||||||
Dân số | |||||||||
• 1973 | 19.370.000 | ||||||||
Kinh tế | |||||||||
Đơn vị tiền tệ | Đồng | ||||||||
| |||||||||
Hiện nay là một phần của | Việt Nam |
Cộng hòa miền Nam Việt Nam là tên gọi một chính thể ở miền Nam Việt Nam tồn tại song song với chính thể Việt Nam Cộng hòa bắt đầu từ ngày 6 tháng 6 năm 1969 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, quản lý các vùng lãnh thổ bên ngoài khả năng kiểm soát bởi Việt Nam Cộng hòa và là chính phủ đối lập với chính phủ của Việt Nam Cộng hòa. Chính thể này thành lập bởi Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam tổ chức trong ba ngày 6 đến 8 tháng 6 năm 1969[1] trong đó thông qua bản Nghị quyết cơ bản thành lập chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, xác nhận rõ đây không phải một nước mà là một chính thể.[2] Đến khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp quản toàn bộ lãnh thổ miền Nam Việt Nam và là chính phủ hợp pháp của toàn bộ vùng lãnh thổ này. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Cộng hòa miền Nam Việt Nam (miền Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) hợp nhất thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo tài liệu của Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì chính phủ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam được 75 quốc gia công nhận vào cuối tháng 5 năm 1975.[3]
Tháng 7 năm 1975, cả hai nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc. Tháng 8, Mỹ bỏ phiếu chống việc gia nhập này. Việc phủ quyết được đánh giá là đã chấm dứt lộ trình dài 12–14 năm thống nhất hai nước, thúc ép cả hai nước mau chóng tiến hành thống nhất.[4]
Nhân dịp kỷ niệm một năm thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam năm 1969, được 25 nước công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao.[5] Trước khi chính thức thống nhất miền Bắc và miền Nam Việt Nam vào tháng 7 năm 1976, miền Nam Việt Nam Cộng hòa đã được 80 nước công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với 71 nước trong số đó.[6][7] Quốc gia cuối cùng thiết lập quan hệ ngoại giao với chính thể này vào ngày 24 tháng 1 năm 1976.
Tháng 2 năm 1976, chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam, sau khi sắp xếp lại có 21 tỉnh thành.[8]
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, thống nhất với miền Bắc tạo nên nước Việt Nam thống nhất