Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận. |
Chế độ nhân tài (tiếng Anh Meritocracy) là một triết lý chính trị cho rằng quyền lực nên được trao cho các cá nhân có khả năng và sở hữu tài năng.[1] Sự thăng tiến trong hệ thống này dựa trên việc kiểm tra chất lượng hoặc xác minh, công nhận các thành tích đạt được trong từng lĩnh vực cụ thể.
Thuật ngữ Chế độ trọng dụng nhân tài được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1958 bởi Michael Young trong tác phẩm châm biếm Sự trỗi dậy của chế độ trọng dụng nhân tài . Young đã sử dụng thuật ngữ này để mô tả một xã hội tương lai trong đó vị trí xã hội của cá nhân được xác định bởi trí thông minh (được đo bằng chỉ số thông minh) và sự tham gia. Xã hội không tưởng, trọng dụng nhân tài phát triển thành một xã hội ưu tú nơi mà các nhà lãnh đạo thấy mình đứng trên quần chúng và cuối cùng bị dùng vũ lực truất phế. Một xã hội như vậy, sắp xếp mọi người chỉ bằng tài năng và nỗ lực của họ trở thành một chế độ độc tài quyền lực và cuối cùng tự hủy hoại chính mình.
Bất kể sự hình thành khái niệm có tính cách tiêu cực ban đầu, vào mọi thời đại đều có những người ủng hộ các hệ thống trọng dụng nhân tài.