Chối bỏ diệt chủng Campuchia

Sọ các nạn nhân ở Cánh đồng chết Phnom Penh, trong đó có sọ bị đập gây vỡ

Chối bỏ diệt chủng Campuchia là khái niệm gộp chung các ý kiến của các học giả, các chính khách trên thế giới hoặc các cá nhân ở ngay Campuchia, cho rằng những tuyên bố về sự tàn bạo của chính quyền Khmer Đỏ (1975-1979) trong cuộc diệt chủngCampuchia đã bị cường điệu hóa.

Với những bằng chứng thuyết phục, bao gồm cả việc phát hiện hơn 20.000 ngôi mộ tập thể [1], và về một số lượng lớn người chết, ước tính khoảng từ một đến ba triệu người Campuchia do Khmer Đỏ gây ra, thì sự từ chối, người từ chối và người xin lỗi đã biến mất dần, mặc dù những bất đồng liên quan đến số nạn nhân thực sự của Khmer Đỏ vẫn còn tiếp tục.

Học giả Donald W. Beachler khi đề cập đến những tranh cãi về phạm vi và mức độ tàn bạo của Khmer Đỏ, đã kết luận rằng "phần lớn tư thế của các học giả, nhà báo và chính trị gia dường như bị thúc đẩy chủ yếu bởi mục đích chính trị" thay vì quan tâm đến số phận những người Campuchia [2].

Năm 2013, Chính phủ của Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thông qua luật coi sự chối bỏ nạn diệt chủng Campuchiatội ác chiến tranh của Khmer Đỏ, là bất hợp pháp. Đạo luật được thông qua sau Kem Sokha, phó chủ tịch Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP), bình luận rằng triển lãm tại Tuol Sleng đã được chế tạo và hiện vật đã được giả mạo bởi cuộc xâm lược của Việt Nam năm 1979. Sau đó đảng CNRP đã phải rút lui tuyên bố này [3].

Khái quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều học giả và trí thức khi phản đối sự can dự của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam, đã bác bỏ hoặc giảm thiểu các hành vi vi phạm nhân quyền của Khmer Đỏ, và mô tả các báo cáo một cách trái ngược như là "những câu chuyện kể về người tị nạn" và là tuyên truyền của Hoa Kỳ.[4]

Họ xem giả định quyền lực của Khmer Đỏ cộng sản là một sự phát triển tích cực cho người dân Campuchia, những người đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Chiến tranh Việt NamNội chiến Campuchia.

Ở phía bên kia của cuộc tranh luận, những người chống cộng ở Hoa Kỳ và những nơi khác đã nhìn thấy sự cai trị của Khmer Đỏ minh chứng cho niềm tin của họ rằng chiến thắng của những người cộng sản ở Đông Nam Á sẽ dẫn đến một "cuộc tắm máu".

Trong bối cảnh Việt Nam xâm chiếm và chiếm đóng Campuchia (1978-1979), Hoa Kỳ đã thực hành điều mà Washington Post gọi là "ngoại giao giữ mũi", công nhận Khmer Đỏ là chính phủ hợp pháp của Campuchia trong khi ghê tởm "hồ sơ" diệt chủng "của Khmer Đỏ. Chính sách của Hoa Kỳ lúc đó là đoàn kết với Trung Quốc, Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác, những người chống lại cái họ gọi là "cuộc xâm lược của Việt Nam vào Campuchia" [5].

Pol Pot, 1998

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủ lĩnh Khmer Đỏ Pol Pot, một vài tháng trước khi mất vào ngày 15/04/1998 [6], đã nói trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Mỹ tự do Nate Thayer viết cho tờ Tạp chí Kinh tế Viễn Đông (Far Eastern Economic Review), rằng ông đã có một lương tâm trong sáng và từ chối trách nhiệm về nạn diệt chủng.

Pol Pot khẳng định ông "đã thực hiện cuộc đấu tranh, không phải để giết người". Theo Alex Alvarez thì Pol Pot "khắc họa chân dung mình là một hình ảnh bị hiểu lầm và phỉ báng bất công".[7]

Kem Sokha, 2013

[sửa | sửa mã nguồn]

Kem Sokha, phó chủ tịch Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) năm 2013 bình luận rằng triển lãm tại Tuol Sleng đã được chế tạo và hiện vật đã được giả mạo bởi cuộc xâm lược của Việt Nam năm 1979.[8]

Tuyên bố này dẫn đến chính phủ của Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thông qua luật coi sự chối bỏ nạn diệt chủng Campuchia và tội ác chiến tranh của Khmer Đỏ, là bất hợp pháp. Sau đó đảng CNRP đã rút lui tuyên bố này [3].

Bảo tàng Diệt chủng trưng bày hàng ngàn bức ảnh các nạn nhân được Khmer Đỏ chụp

Sự kiện Lý Hiển Long, 2019

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30/5/2019 Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long viết trên trang Facebook Lee Hsien Loong bài chia buồn về việc cựu Thủ tướng Thái Lan, Tướng Prem Tinsulanonda qua đời. Trong bài ông đã viết rằng thời gian ông Tinsulanonda làm thủ tướng thì "các thành viên ASEAN (5 nước) cùng nhau chống lại việc xâm lược Campuchia của Việt Nam và thay thế Khmer Đỏ bằng chính phủ Campuchia. Thái Lan là tuyến đầu, đối mặt với lực lượng của Việt Nam trên biên giới với Campuchia. Tướng Prem đã kiên quyết không chấp nhận sự đã rồi và làm việc với các đối tác ASEAN để chống lại sự chiếm đóng của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế”.[9]

Dư luận Campuchia và Việt Nam bất bình với phát biểu này. Leap Chanthavy viết trên trang Khmer Times ngày 3/6/2019 rằng "Lee Hsien Loong Disrespectful of Khmer Rouge victims", và cho rằng "Singapore – một chính phủ tự nhận là đạo đức cao, chưa bao giờ lên án tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ", và ông Lý đã thể hiện "sự thiếu tôn trọng tới những nạn nhân Khmer Đỏ và những người đã hy sinh mạng sống để chấm dứt chế độ Khmer Đỏ".[10]

Youk Chhang, Giám đốc Trung tâm lưu trữ Campuchia, thì phát biểu "những bình luận của ông Lý Hiển Long cho thấy đã tới lúc ASEAN cần một chương trình giáo dục về hòa bình và nhân quyền cho khu vực. Một chương trình như vậy bây giờ nên bắt đầu từ Singapore". [11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Seybolt, Taylor B.; Aronson, Jay D.; Fischoff, Baruch (2013). Counting Civilian Casualties: An Introduction to Recording and Estimating Nonmilitary Deaths in Conflict. Oxford University Press. tr. 238. ISBN 9780199977314.
  2. ^ Beachler, Donald W. (2009) "Arguing about Cambodia: Genocide and Political Interest" Holocaust and Genocide Studies, Vol. 23, No. 2, Fall 2009, p. 214, 215
  3. ^ a b Buncombe, Andrew (ngày 7 tháng 6 năm 2013). “Cambodia passes law making denial of Khmer Rouge genocide illegal”. The Independent. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2018.
  4. ^ Brinkley, Joel (2011). Cambodia's Curse: The Modern History of a Troubled Land. Public Affairs. tr. 48–49. Những người xin lỗi Khmer Đỏ dễ dàng vượt xa số những người tin rằng một thảm kịch đang diễn ra. Những người này từng là phản đối mạnh mẽ Chiến tranh Việt Nam... Và đối với họ, bất cứ điều gì chính phủ Hoa Kỳ nói bây giờ đều là lời nói dối... Trước tiểu ban Porter nói đơn giản rằng đó là 'một huyền thoại vào cỡ một triệu tới hai triệu người Campuchia đã là nạn nhân của một chế độ do những kẻ điên cuồng diệt chủng lãnh đạo.'... Một vài tuần trước, Noam Chomsky, một tác giả và học giả, đã đưa ra một bài báo trên tờ Nation liên quan đến vụ đánh bom của Mỹ và nỗi kinh hoàng của Khmer Đỏ và đưa ra lập luận rộng rãi như những người xin lỗi khác. Ông đã trích dẫn 'các chuyên gia có trình độ cao' mà ông không nêu tên, nhưng 'những người đã nghiên cứu đầy đủ các bằng chứng có sẵn, và những người đã kết luận rằng các vụ hành quyết được đếm số nhiều nhất là hàng ngàn.'
  5. ^ "Hold-Your-Nose Diplomacy", Washington Post, ngày 17 tháng 9 năm 1980.
  6. ^ Chan, Sucheng (2004). Survivors: Cambodian Refugees in the United States. University of Illinois Press. ISBN 978-0252071799.
  7. ^ Alvarez, Alex (2001). Governments, Citizens, and Genocide: A Comparative and Interdisciplinary Approach. Indiana University Press. ISBN 978-0253338495.
  8. ^ Eang Mengleng & Zsombor Peter. Kem Sokha Says S-21 Was Vietnamese Conspiracy Lưu trữ 2019-06-05 tại Wayback Machine. The Cambodia Daily, 27/05/2013. Truy cập 1/06/2019.
  9. ^ Thủ tướng Singapore nói Việt Nam xâm lược Campuchia. RFA, 4/6/2019. Truy cập 5/06/2019.
  10. ^ Leap Chanthavy. Lee Hsien Loong Disrespectful of Khmer Rouge victims. Khmer Times, 3/6/2019. Truy cập 5/06/2019.
  11. ^ Diplomatic rift mounting between Cambodia and SG over PM Lee’s remark on FB Lưu trữ 2019-06-05 tại Wayback Machine. The Online Citizen, 5/6/2019. Truy cập 5/06/2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn Relationships trong Postknight
Hướng dẫn Relationships trong Postknight
Relationships hay cách gọi khác là tình yêu trong postknight
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
Cung rèn mới của Inazuma, dành cho Ganyu main DPS F2P.
Pokemon Flora Sky Cheats & Gameshark Codes
Pokemon Flora Sky Cheats & Gameshark Codes
Pokemon Flora Sky is a hacked version of Pokemon Emerald so you can use Pokemon Emerald Gameshark Codes or Action Replay Codes or CodeBreaker Codes for Pokemon Flora Sky
Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng
Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng
Hệ thống tiền điện tử ngang hàng là hệ thống cho phép các bên thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến trực tiếp mà không thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào