Dead week

"Dead week" (tức tuần chết) là từ lóng trong tiếng Anh chỉ đến tuần trước các thi cử cuối cùng trong học kỳ tại các trường cao đẳng và trường đại học Mỹ. Tùy trường, nó còn có tên "Hell Week" (Tuần Địa ngục), "các ngày đọc" (reading days),[1] hay "Thời kỳ Cuối Học kỳ" (End-Quarter Period).[2] Sinh viên hay chần chừ đọc sách vở cho mãi đến tuần này, và nhiều khi phải nộp các bài luận cuối cùng. Tên của tuần này có thể bắt nguồn từ trạng thái "gần chết" của các sinh viên[3] hay sự yên lặng tại trường trong tuần. Các sinh viên sửa soạn cho bài thi và bài luận bằng cách học tập suốt đêm, thường uống cà phê, viên caffein, hoặc thức uống tăng lực để thức. Trong thời gian này, những sinh viên có thể bị mất ngủ, dễ nổi cơn, và stress.

Một số trường cũng ra lệnh cấm giáo viên không được bắt sinh viên phải nộp bài hay lấy bài thi và cấm tổ chức sinh viên không được hội họp vào tuần chết. Nhiều ký túc xá bắt các sinh viên phải im lặng phần lớn các ngày trong tuần, để giúp những người muốn sửa soạn cho thi cử hoặc đang viết bài luận. Ngược lại, nhiều trường có truyền thống điên điên để giảm căng thẳng: thí dụ các sinh viên mở cửa sổ vào lúc nửa đêm và hò hét một hay các đêm trong tuần; trò này có nhiều tên như "Tiếng hét Nguyên thủy" (Primal Scream)[4] hay "Chứng điên Nửa đêm" (Midnight Madness).[5] Tại Đại học Harvard, "Tiếng hét Nguyên thủy" chỉ đến truyền thống chạy cởi trần ở trung tâm khu trường vào đêm trước kỳ thi.[6]

Từ "tuần chết" cũng chỉ đến một giai đoạn trong quá trình tham gia sinh hoạt hội sinh viên (fraternity) tại trường đại học.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ban Xã luận (ngày 13 tháng 12 năm 1990). “Students Need a Break Before Final Exams” (PDF). The Statesman (bằng tiếng Anh). 34 (28). Stony Brook, New York: Đại học Stony Brook. tr. 6. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2009.
  2. ^ Clarke, Alden (ngày 5 tháng 3 năm 1999). “Column: Learning from Dead Week”. The Stanford Daily (bằng tiếng Anh). Stanford, California: The Stanford Daily Publishing Corporation. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  3. ^ Ban Xã luận (ngày 26 tháng 5 năm 2006). “Should Dead Week really be dead?”. The Stanford Daily (bằng tiếng Anh). Stanford, California: The Stanford Daily Publishing Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  4. ^ Maylie, Devon (ngày 19 tháng 9 năm 2006). “Doing Stanford – all year long”. The Stanford Daily (bằng tiếng Anh). Stanford, California: The Stanford Daily Publishing Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  5. ^ Kessler, Kyle (2003). “Midnight madness”. tbook (bằng tiếng Anh). Atlanta, Georgia: Học viện Kỹ thuật Georgia. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  6. ^ Thompson, A. Haven (ngày 19 tháng 5 năm 2006). “Primal Scream: An Abbreviated History”. The Harvard Crimson (bằng tiếng Anh). Cambridge, Massachusetts: Đại học Harvard. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  7. ^ Rhoten, Renee (tháng 1 năm 1999). “Renee Rhoten: The Second Half of First Semester”. BusinessWeek (bằng tiếng Anh). McGraw-Hill. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Cô ấy được biết đến với cái tên Natsume Kafka, tác giả của nhiều tác phẩm văn học "nguyên bản" thực sự là phương tiện truyền thông từ Trái đất do Shadow kể cho cô ấy.
Visual Novel: Aiyoku no Eustia Việt hóa
Visual Novel: Aiyoku no Eustia Việt hóa
Câu chuyện diễn ra trong một thế giới giả tưởng sau một cuộc chiến tranh tàn khốc, nơi mà xã hội đang cố gắng hồi phục từ những tàn dư của cuộc chiến.
Limerence - Có lẽ đó không chỉ là crush
Limerence - Có lẽ đó không chỉ là crush
I want you forever, now, yesterday, and always. Above all, I want you to want me
Việt Nam và ván cờ Biển Đông
Việt Nam và ván cờ Biển Đông
Không ai có thể chọn được hàng xóm, và Việt Nam đã mang trên mình số phận của 1 quốc gia nhỏ yếu kề tường sát vách bên cạnh 1 nước lớn và hùng mạnh là Trung Quốc