Giảm phát

Giảm phát hay súc phát[1] là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục[2]. Giảm phát, do đó, trái ngược với lạm phát. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm.

Cần phân biệt và tránh nhầm lẫn giảm phát với thiểu phát là sự chậm lại của tỷ lệ lạm phát (nghĩa là khi lạm phát sụt xuống các mức rất thấp)[3].

Trong các tài liệu thống kê tình hình kinh tế chính thức, khi đề cập đến giảm phát, người ta vẫn đặt dấu âm kèm với con số ở mục tỷ lệ lạm phát. Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.

Các nhà kinh tế học nói chung tin rằng giảm phát là một vấn đề lớn của kinh tế hiện đại do nó làm tăng giá trị thật của nợ, có thể làm trầm trọng thêm suy thoái và dẫn tới xoắn ốc giảm phát[4][5][6][7][8][9][10]

Nguyên nhân và tác hại

[sửa | sửa mã nguồn]
Giảm phát do tổng cầu giảm

Nguyên nhân chính của giảm phát là do tổng cầu giảm, Có thể dùng sơ đồ AD-AS để minh họa điều này. Ban đầu tổng cầu tương ứng với đường AD. Điểm cân bằng của nền kinh tế là điểm E tại giao điểm của hai đường AD và đường AS (đường tổng cung). Sau đó, tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển song song sang trái thành đường AD' cắt đường AS ở điểm E'. E' là điểm cân bằng mới của nền kinh tế và so với điểm cân bằng cũ E, sản lượng và mức giá chung đều giảm.

Phòng và chống giảm phát

[sửa | sửa mã nguồn]

Để thoát khỏi tình trạng giảm phát, cần thực hiện chính sách tái khuếch trương tiền tệ thông qua các biện pháp như tăng lượng cung tiền, giảm thuế, hay điều chỉnh lãi suất.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nghiêm Đằng. Tài-chính-học đại-cương. Sài-gòn: Học-viện Quốc-gia Hành-chánh, 1957. Tr 39
  2. ^ Robert J. Barro, Vittorio Grilli (1994), European Macroeconomics, chương 8, tr. 142. ISBN 0-333-57764-7
  3. ^ Sullivan, Arthur; Sheffrin, Steven M. (2003). Economics: Principles in action. Upper Saddle River, New Jersey 07458: Prentice Hall. tr. 343. ISBN 0-13-063085-3. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2021.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  4. ^ Hummel, Jeffrey Rogers. "Death and Taxes, Including Inflation: the Public versus Economists" (January 2007). [1] Lưu trữ 2009-03-25 tại Wayback Machine
  5. ^ Harry Wallop, Harry Wallop (ngày 18 tháng 11 năm 2008). “Deflation: why it is dangerous”. The Telegraph. Telegraph Media Group. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2016.
  6. ^ “The Economist explains: Why deflation is bad”. Economist. Economist magazine. 7 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2016.
  7. ^ Krugman, Paul. “Why is Deflation Bad?”. New York Times. New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2016.
  8. ^ Walker, Andrew (ngày 29 tháng 1 năm 2016). “Is deflation such a bad thing?”. BBC. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2016.
  9. ^ Thoma, Mark. “Explainer: Why is deflation so harmful?”. Moneywatch. CBS. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2016.
  10. ^ Blanchard, O.; Dell’Ariccia, G.; Mauro, P. (ngày 18 tháng 8 năm 2010). “Rethinking macroeconomic policy”. Journal of Money, Credit and Banking. 42 (1): 199–215.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Quân đội của Isengard - Chúa tể của những chiếc nhẫn
Quân đội của Isengard - Chúa tể của những chiếc nhẫn
Saruman là thủ lĩnh của Hội Đồng Pháp Sư, rất thông thái và quyền năng. Lẽ ra ông ta sẽ là địch thủ xứng tầm với Sauron
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Yuta Okkotsu (乙おっ骨こつ憂ゆう太た Okkotsu Yūta?) là một nhân vật phụ chính trong sê-ri Jujutsu Kaisen và là nhân vật chính của sê-ri tiền truyện.
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Ibara Mayaka (伊原 摩耶花, Ibara Mayaka ) là một trong những nhân vật chính của Hyouka
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
Dù quan điểm của bạn có dị đến đâu, khác biệt thế nào hay bạn nghĩ là nó dở như thế nào, cứ mạnh dạn chia sẻ nó ra. Vì chắc chắn mọi người xung quanh cũng sẽ muốn nghe quan điểm của bạn