Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 5 năm 2013) |
Hộ chiếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa | |
Cấp bởi | China |
Loại tài liệu | Hộ chiếu |
Yêu cầu hợp lệ | Công dân Trung Quốc |
Hộ chiếu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tiếng Trung: 中华人民共和国护照; Hán-Việt: Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc hộ chiếu; bính âm: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó hùzhào) là hộ chiếu do chính quyền Trung Quốc cấp cho công dân Trung Quốc để đi lại quốc tế.
Được quy định bởi Luật Quốc tịch của Trung Quốc, hộ chiếu này không được sử dụng cho dân thường du lịch tới Hồng Kông, Ma cau hay Đài Loan,vì đi tới các vùng này không được coi là du lịch quốc tế. Người dân cần một loại Giấy phép Hai chiều để đi tới các vùng này. Cư dân đại lục quá cảnh ở Hồng Kong và Ma Cao khi đi tới các nước khác có thể sử dụng hộ chiếu để đến hai vùng này và ở trong tối đa bảy ngày.
Hộ chiếu Trung Quốc phổ thông mới nhất là "Form 97-2", thay thế "Form 92" và "Form 97-1" trước đó. Hộ chiếu "Form 97-2" gồm 48 trang, là loại hộ chiếu máy đọc được. Hộ chiếu mới nhất có con chíp điện tử, chứa thông tin cá nhân, dấu vân tay và ảnh[1].
Thông tin cá nhân bên trong với ảnh màu được in vào dùng công nghệ bảo mật số. Thông tin gồm:
Ngôn ngữ trên hộ chiếu là Tiếng Phổ Thông Trung Quốc và tiếng Anh.
Tiếng Trung:
中华人民共和国外交部请各国军政机关对持照人予以通行的便利和必要的协助。
Tiếng Anh:
The Ministry of Foreign Affairs of the People's Republic of China requests all civil and military authorities of foreign countries to allow the bearer of this passport to pass freely and afford assistance in case of need.
Bắt đầu từ năm 2012, hộ chiếu của Trung Quốc thể hiện đường chín đoạn, bao trùm các vùng trên Biển Đông có tranh chấp với Việt Nam và Philippines khiến hai nước này lên tiếng phản đối.[2][3] Hiện tại khi cấp visa nhập cảnh cho công dân Trung Quốc, Việt Nam yêu cầu đóng tem visa vào một tờ giấy riêng và bắt đóng thêm 50.000VND[4]. Ngoài ra, bản đồ trên còn bao gồm đảo Đài Loan, và 2 vùng tranh chấp với Ấn Độ là Aksai Chin và Arunachal Pradesh. Phản ứng trước việc này, Ấn Độ bắt đầu dán visa có in hình bản đồ của nước họ, trong đó có hai địa điểm trên, để cấp cho công dân Trung Quốc. Đài Loan cũng lên tiếng phản đối tấm bản đồ của đại lục. Trái lại, bản đồ trên không thể hiện quần đảo Senkaku tranh chấp với Nhật Bản, nên Nhật Bản không đưa ra bình luận hoặc phản đối.[5]