Ivy League

Ivy League
Thành lập 1954
Bộ phận Hiệp hội Thể thao Đại học Hoa Kỳ (NCAA)
Các thành viên 8
Sân thể thao 33 (nam: 17, nữ: 16)
Trụ sở chính Princeton, New Jersey
Ủy viên Robin Harris (từ năm 2009)[1]
Trang chính thức ivyleague.com
Địa điểm
Vị trí các thành viên hiện tại của Ivy League

Ivy League hay Liên đoàn Ivy (còn được gọi là The Ancient Eight)[2][3][4] là một hội nghị thể thao cấp trường đại học Hoa Kỳ bao gồm 8 trường đại học nghiên cứu tư nhân danh giá nhất ở Đông Bắc Hoa Kỳ. Thuật ngữ Ivy League thường được sử dụng ngoài ngữ cảnh thể thao để chỉ 8 trường này như một nhóm các trường đại học ưu tú với hàm ý về sự xuất sắc trong học thuật, tính chọn lọc cao trong tuyển sinh cùng những tầng lớp tinh hoa trong xã hội.[5][6][7][8][9] Các thành viên trực thuộc Ivy League là Đại học Brown, Đại học Columbia, Đại học Cornell, Đại học Dartmouth, Đại học Harvard, Đại học Pennsylvania, Đại học Princeton, và Đại học Yale.

Nguồn gốc tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]
Dây thường xuân bao phủ các bức tường của một ngôi nhà tại viện Đại học Princeton.

Ivy League đã trở thành đồng nghĩa với học thuật, uy tín, và các tòa nhà cổ lâu đời của New England. Tuy nhiên, không ai chắc chắn chính xác cái tên "Ivy League" bắt nguồn từ đâu.

Giải thích phổ biến nhất cho cái tên "Ivy" là Dây thường xuân (Hedera) nhằm ám chỉ đến thảm thực vật của các tòa nhà trên những bức tường của các trường đại học lâu đời. Theo báo sinh viên Harvard Crimson phong tục trồng cây thường xuân là một buổi lễ tại nhiều trường đại học vào những năm 1800.[10]

Báo The Badger Herald mô tả thuật ngữ được đặt ra bởi Caswell Adams, một cựu sinh viên của Đại học Fordham và là nhà báo thể thao viết về trận đấu bầu dục giữ PennsylvaniaColumbia cho tờ New York Herald-Tribune vào năm 1937.[11]

Tuy nhiên, một giả thuyết khác cho rằng "Ivy" thực sự dựa trên cách phát âm số bốn trong chữ số La Mã (IV) và giải đấu ban đầu được gọi là "IV League" vì nó bao gồm bốn trường: Harvard, Yale, Princeton và Dartmouth.

Trong lịch sử, thuật ngữ này quay trở lại thời điểm tám trường đại học sáp nhập vào năm 1945 trong một giải bóng bầu dục được gọi là "Ivy Group Agreement" (tạm dịch: Thỏa thuận nhóm Ivy) trái với thông lệ trong ngành giáo dục đại học Hoa Kỳ không có học bổng dựa trên thành tích thể thao được trao. Năm 1954, gần như tất cả các cuộc thi thể thao giữa các trường đại học này đã được mở rộng.[11]

Danh tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trường thuộc Ivy League được xem là những trường có uy tín nhất trên thế giới.[12] Toàn bộ tám trường và viện đại học thành viên của Ivy League đều nằm ở nhóm đầu của danh sách xếp hạng các trường và viện đại học do U.S. News & World Report năm 2020, thực hiện cũng như có nguồn tài chính đóng góp vào loại hàng đầu thế giới (cả tám cơ sở đều là tư thục). Trong bảng xếp hạng đại học toàn cầu năm 2021 của US News & World Report, ba trong số Ivies xếp hạng đầu trong 10 Đại học quốc gia tại Hoa Kỳ (Princeton thứ hạng nhất, Harvard thứ hạng hai, Columbia thứ hạng ba),[13]

Bảy trong số tám trường và viện đại học được thành lập trong thời kỳ Hoa Kỳ còn là thuộc địa, ngoại lệ duy nhất là Viện Đại học Cornell được thành lập sau đó vào năm 1865.

Liên đoàn Ivy đã thu hút nhiều so sánh với các nhóm trường đại học ưu tú khác ở các quốc gia trên thế giới như Loxbridge (tam giác vàng: Oxford - Cambridge - London) tại Vương quốc Anh,[14][15] C9 League tại Trung Quốc và Đại học Hoàng gia tại Nhật Bản.

Hơn nữa, các thành viên của Ivy League đã tạo ra nhiều người đoạt giải Nobel, người giành giải thưởng Nobelvà giải thưởng tưởng niệm Nobel về khoa học kinh tế.

Có một thông tin cũng rất thú vị và khá lạ với câu chuyện lịch sử của nhóm Ivy League, đó là khác với những trường Đại học khác, các trường Ivy League không cấp học bổng dựa trên thành tích thể thao (dù mỗi trường đều có hơn 30 câu lạc bộ thể thao riêng).

Kinh tế xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Sinh viên trường Luật Harvard vào khoảng năm 1895

Sinh viên tại các trường Ivy League, cả tốt nghiệp và sau đại học chủ yếu đến từ các gia đình giàu có và giới thượng lưu tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các trường đại học đã hướng tới sự đa dạng về kinh tế xã hội và giai cấp, bằng cách cung cấp các gói hỗ trợ học bổng, tài chính lớn hơn cho các ứng viên từ các gia đình thuộc tầng lớp thấp hơn, việc làm và trung lưu.[16]

Vào năm 2019, mức lương nghề nghiệp trung bình của một người từng tham dự Ivy League khoảng 71,500 đô la. Trong năm đó, sinh viên tốt nghiệp Đại học Harvard có mức lương nghề nghiệp trung bình là 74,800 đô la Mỹ,[17] trong khi sinh viên tốt nghiệp Đại học Brown có mức lương nghề nghiệp trung bình là 68,200 đô la Mỹ.[17]

Thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Trường Địa điểm Biệt danh Số lượng sinh viên Thạc sĩ Khoản tài trợ Khẩu hiệu
Viện Đại học Brown Providence, Rhode Island Brown Bears 5,821[18] 3,214 3,60 tỷ USD[19] In Deo speramus
Viện Đại học Columbia Thành phố New York Columbia Lions 7,407[20] 24,412 10,87 tỷ USD[19] In lumine Tuo videbimus lumen
Viện Đại học Cornell Ithaca, New York Cornell Big Red 13,510[21] 8,984 7,23 tỷ USD[19] I would found an institution where any person can find instruction in any study
Trường Đại học Dartmouth Hanover, New Hampshire Dartmouth Big Green 4,164[22] 2,149 8,1 tỷ USD[19] Vox clamantis in deserto
Viện Đại học Harvard Cambridge, Massachusetts Harvard Crimson 6,715[23] 13,951 38,30 tỷ USD[19] Veritas
Viện Đại học Princeton Princeton, New Jersey Princeton Tigers 4,790[24] 2,946 25,92 tỷ USD[19] Dei sub numine viget
Viện Đại học Pennsylvania Philadelphia, Pennsylvania Pennsylvania Quakers 10,163[25] 12,413 13,78 tỷ USD[19] Leges sine moribus vanae
Viện Đại học Yale New Haven, Connecticut Yale Bulldogs 5,275[26] 7,517 29,35 tỷ USD[19] Lux et veritas

Giải vô địch

[sửa | sửa mã nguồn]
Trận đấu bóng bầu dục trên sân
Trận bóng rổ giữa Brown với Columbia tại Trung tâm Pizzitola, ngày 1 tháng 2 năm 2020. Brown chiến thắng 72/66
Giải khúc côn cầu năm 1987 giữa Cornell với Princeton.

Bóng bầu dục Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1956 Yale [27]
  • 1957 Princeton
  • 1958 Dartmouth
  • 1959 Pennsylvania
  • 1960 Yale
  • 1961 Columbia và Harvard
  • 1962 Dartmouth
  • 1963 Dartmouth và Princeton
  • 1964 Princeton
  • 1965 Dartmouth
  • 1966 Dartmouth, Harvard và Princeton
  • 1967 Yale
  • 1968 Harvard và Yale
  • 1969 Dartmouth, Princeton và Yale
  • 1970 Dartmouth
  • 1971 Cornell và Dartmouth
  • 1972 Dartmouth
  • 1973 Dartmouth
  • 1974 Harvard và Yale
  • 1975 Harvard
  • 1976 Brown và Yale
  • 1977 Yale
  • 1978 Dartmouth
  • 1979 Yale
  • 1980 Yale
  • 1981 Dartmouth và Yale
  • 1982 Dartmouth, Harvard và Pennsylvania
  • 1983 Harvard và Pennsylvania
  • 1984 Pennsylvania
  • 1985 Pennsylvania
  • 1986 Pennsylvania
  • 1987 Harvard
  • 1988 Cornell và Pennsylvania
  • 1989 Princeton và Yale
  • 1990 Cornell và Dartmouth
  • 1991 Dartmouth
  • 1992 Dartmouth và Princeton
  • 1993 Pennsylvania
  • 1994 Pennsylvania
  • 1995 Princeton
  • 1996 Dartmouth
  • 1997 Harvard
  • 1998 Pennsylvania
  • 1999 Brown và Yale
  • 2000 Pennsylvania
  • 2001 Harvard
  • 2002 Pennsylvania
  • 2003 Pennsylvania
  • 2004 Harvard
  • 2005 Brown
  • 2006 Princeton và Yale
  • 2007 Harvard
  • 2008 Brown và Harvard

Bóng rổ nam

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1955–56 Dartmouth[28]
  • 1956–57 Yale
  • 1957–58 Dartmouth
  • 1958–59 Dartmouth và Princeton
  • 1959–60 Princeton
  • 1960–61 Princeton
  • 1961–62 Yale
  • 1962–63 Princeton và Yale
  • 1963–64 Princeton
  • 1964–65 Princeton
  • 1965–66 Pennsylvania
  • 1966–67 Princeton
  • 1967–68 Columbia và Princeton
  • 1968–69 Princeton
  • 1969–70 Pennsylvania
  • 1970–71 Pennsylvania
  • 1971–72 Pennsylvania
  • 1972–73 Pennsylvania
  • 1973–74 Pennsylvania
  • 1974–75 Pennsylvania
  • 1975–76 Princeton
  • 1976–77 Princeton
  • 1977–78 Pennsylvania
  • 1978–79 Pennsylvania
  • 1979–80 Pennsylvania và Princeton
  • 1980–81 Pennsylvania và Princeton
  • 1981–82 Pennsylvania
  • 1982–83 Princeton
  • 1983–84 Princeton
  • 1984–85 Pennsylvania
  • 1985–86 Brown
  • 1986–87 Pennsylvania
  • 1987–88 Cornell
  • 1988–89 Princeton
  • 1989–90 Princeton
  • 1990–91 Princeton
  • 1991–92 Princeton
  • 1992–93 Pennsylvania
  • 1993–94 Pennsylvania
  • 1994–95 Pennsylvania
  • 1995–96 Pennsylvania và Princeton
  • 1996–97 Princeton
  • 1997–98 Princeton
  • 1998–99 Pennsylvania
  • 1999–00 Pennsylvania
  • 2000–01 Princeton
  • 2001–02 Pennsylvania, Princeton và Yale
  • 2002–03 Pennsylvania
  • 2003–04 Princeton
  • 2004–05 Pennsylvania
  • 2005–06 Pennsylvania
  • 2006–07 Pennsylvania
  • 2007–08 Cornell

Khúc côn cầu trên băng nam

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1934 Dartmouth[29]
  • 1935 Yale
  • 1936 Harvard
  • 1937 Harvard
  • 1938 Dartmouth
  • 1939 Dartmouth
  • 1940 Yale
  • 1941 Princeton
  • 1942 Dartmouth
  • 1943 Dartmouth
  • 1947 Dartmouth
  • 1948 Dartmouth
  • 1949 Dartmouth
  • 1950 Brown
  • 1951 Brown
  • 1952 Yale
  • 1953 Princeton
  • 1954 Harvard
  • 1955 Harvard
  • 1956 Harvard
  • 1957 Harvard
  • 1958 Harvard
  • 1959 Dartmouth
  • 1960 Dartmouth
  • 1961 Harvard
  • 1962 Harvard
  • 1963 Harvard
  • 1964 Dartmouth
  • 1965 Brown
  • 1966 Cornell
  • 1967 Cornell
  • 1968 Cornell
  • 1969 Cornell
  • 1970 Cornell
  • 1971 Cornell
  • 1972 Cornell
  • 1973 Cornell
  • 1974 Harvard
  • 1975 Harvard
  • 1976 Brown
  • 1977 Cornell
  • 1978 Cornell
  • 1979 Dartmouth
  • 1980 Dartmouth
  • 1981 Yale
  • 1982 Harvard
  • 1983 Harvard, Cornell
  • 1984 Harvard
  • 1985 Cornell, Harvard và Yale
  • 1986 Harvard
  • 1987 Harvard
  • 1988 Harvard
  • 1989 Harvard
  • 1990 Harvard
  • 1991 Brown
  • 1992 Yale
  • 1993 Harvard
  • 1994 Harvard
  • 1995 Brown
  • 1996 Cornell
  • 1997 Cornell
  • 1998 Yale
  • 1999 Princeton và Yale
  • 2000 Harvard
  • 2001 Yale
  • 2002 Cornell
  • 2003 Cornell
  • 2004 Brown và Cornell
  • 2005 Cornell
  • 2006 Harvard
  • 2007 Dartmouth và Yale
  • 2008 Princeton

Thời trang và lối sống

[sửa | sửa mã nguồn]
Tấm áp phích năm 1902 cho Đại học Columbia. Người đàn ông với phong cách Ivy cổ điển

Xu hướng và phong cách thời trang khác nhau đã xuất hiện dựa trên cơ sở của Ivy League theo thời gian và gắn liền với lối sống sinh hoạt của các sinh viên tại đây.

Phong cách Ivy League là phong cách ăn mặc của đàn ông, phổ biến vào cuối những năm 1950, được cho là bắt nguồn từ các hoạt động của Ivy League. Các cửa hàng quần áo J. PressBrooks Brothers đại diện cho phong cách ăn mặc tinh túy của Ivy League. Phong cách Ivy League được cho là tiền thân của phong cách ăn mặc preppy.

Thời trang Preppy bắt đầu vào khoảng năm 1912 đến cuối những năm 1940 và 1950 như phong cách ăn mặc của Ivy League. Nhà sản xuất J. Press đại diện cho thương hiệu quần áo preppy tinh túy, xuất phát từ truyền thống đại học hình thành nên nền văn hóa preppy. Vào giữa thế kỷ 20, cả hai thương hiệu J. Press và Brooks Brothers đều là những người tiên phong trong thời trang preppy, có cửa hàng trong khuôn viên trường Ivy League, bao gồm Harvard, PrincetonYale.

Phong cách preppy điển hình dựa trên các hoạt động giải trí truyền thống của tầng lớp thượng lưu New England, như cưỡi ngựa, chèo thuyền, săn bắn, đấu kiếm, tennis, golfbóng bầu dục.

Ngày nay, phong cách Ivy và preppy tiếp tục phổ biến trong các cơ sở đào tạo của Liên đoàn Ivy, trên khắp Hoa Kỳ và nước ngoài, và nó thường được dán nhãn là "Phong cách cổ điển của Mỹ" hoặc "Phong cách truyền thống của Mỹ".[30][31]

Cựu sinh viên đáng chú ý

[sửa | sửa mã nguồn]
Franklin Delano Roosevelt, thứ ba từ trái, hàng trên cùng, với lớp Harvard vào năm 1904

Trong số 45 người đàn ông từng giữ chức Tổng thống Hoa Kỳ có 16 người đã tốt nghiệp một trong các trường đại học thuộc Liên đoàn Ivy. Trong số đó 8 người có bằng Harvard, 5 người từ Yale, 3 người từ Columbia, 2 người từ Princeton và 1 người đến từ Penn. 12 tổng thống đã kiếm được bằng đại học Ivy.

Tổng thống Đại học Năm tốt nghiệp
John Adams Harvard 1755
James Madison Princeton 1771
John Quincy Adams Harvard 1787
William Henry Harrison Pennsylvania (đã rút)
Rutherford B. Hayes Trường luật Harvard 1845
Theodore Roosevelt Đại học Luật Columbia và Harvard 1880 (rút) (JD được trao giải năm 2008, lớp 1882)
William Howard Taft Yale 1878
Woodrow Wilson Princeton 1879
Franklin D. Roosevelt Đại học Luật Columbia sang Đại học Columbia 1903 (rút) (JD được trao giải năm 2008, lớp 1907)
John F. Kennedy chuyển từ Princeton sang Đại học Harvard 1940 (rút)
Gerald Ford Trường Luật Yale 1941
George H.W. Bush Yale 1948
Bill Clinton Trường Luật Yale 1973
George W. Bush Yale và Đại học Kinh doanh Harvard 1968 và 1975
Barack Obama chuyển từ Fordham sang Columbia và Đại học Luật Harvard 1983 và 1991
Donald Trump Đại học Pennsylvania 1968

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Executive Director Robin Harris”. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ Around the Ivies: Ancient Eight History, The Harvard Crimson
  3. ^ The Beginning of the Ancient Eight, The Cornell Daily Sun
  4. ^ Modernizing the Ancient Eight, Yale Daily News
  5. ^ “Princeton Campus Guide – Ivy League”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  6. ^ “The Benefits of the Ivy League – Crimson Education US”. www.crimsoneducation.org (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ Vedder, Richard. “Does Attending Elite Colleges Make You Happy? Lessons From The Admissions Scandal”. Forbes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ Gladwell, Malcolm. “Getting In”. The New Yorker (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ “Joint Ivy Statement on Admission Policies”. Princeton University Admission (bằng tiếng Anh). ngày 2 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ Class Day-Old and New
  11. ^ a b Spradling, Jessica (ngày 30 tháng 3 năm 2003), “Origins of the term 'Ivy League' remain mysterious”, The Badger Herald, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020
  12. ^ CWUR World University Rankings 2018-2019
  13. ^ 2021 Best National University Rankings on US News
  14. ^ “Ivy League v Oxbridge: Best University Experience?”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2020.
  15. ^ Oxbridge vs the Ivy League
  16. ^ The Challenge Of Being Poor At America's Richest Colleges
  17. ^ a b Average early career salary of Ivy League attendees 2019
  18. ^ “Facts about Brown University”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2009.
  19. ^ a b c d e f g h "U.S. and Canadian Institutions Listed by Fiscal Year (FY) 2018 Endowment Market Value and Change in Endowment Market Value from FY 2017 to FY 2018"
  20. ^ Planning and Institutional Research | FACTS
  21. ^ Cornell Factbook - Undergraduate Enrollment
  22. ^ Microsoft Word - header_factbook.doc
  23. ^ “Harvard University Office of News and Public Affairs | Harvard at a Glance”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2009.
  24. ^ “About Princeton University - A Princeton Profile”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2009.
  25. ^ “Penn: Facts and Figures”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2009.
  26. ^ “Factsheet - Statistical Summary of Yale University”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2009.
  27. ^ Ivy League Football Champions Lưu trữ 2010-01-02 tại Wayback Machine 03.14.2008
  28. ^ Ivy League Basketball Champions Lưu trữ 2009-06-27 tại Wayback Machine 11.15.2007
  29. ^ Ivy League Ice Hockey Champions Lưu trữ 2007-04-11 tại Wayback Machine 03.16.2008
  30. ^ Say good-bye to the Ugly American. Classic American style reigns supreme once again
  31. ^ Ultimate Guide to American Style
  • Big Three — cụm từ để chỉ nhóm ba trường Harvard, Yale và Princeton
  • Little Ivies — cụm từ để chỉ nhóm các trường đại học khoa học xã hội có nhiều đặc điểm tương tự Ivy League
  • Public Ivies — cụm từ để chỉ nhóm các trường đại học "có chất lượng gần tương đương Ivy League nhưng với học phí của các trường công"
  • Seven Sisters — nhóm bảy trường đại học nữ có quan hệ mật thiết với các trường thành viên của Ivy League

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn build đồ cho Yumemizuki Mizuki
Hướng dẫn build đồ cho Yumemizuki Mizuki
Là một char scale theo tinh thông, Mizuki có chỉ số đột phá là tinh thông, cùng với việc sử dụng pháp khí, có nhiều vũ khí dòng phụ tinh thông, cũng là điểm cộng
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Ma Vương được xem là danh hiệu cao nhất, là một bậc tiến hóa tối thượng mà một Ma Vật có thể đạt được, chỉ xếp sau Long Chủng
Đánh giá, Hướng dẫn build Kazuha - Genshin Impact
Đánh giá, Hướng dẫn build Kazuha - Genshin Impact
Kazuha hút quái của Kazuha k hất tung quái lên nên cá nhân mình thấy khá ưng. (E khuếch tán được cả plunge atk nên không bị thọt dmg)
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
Một câu truyện cười vl, nhưng đầy sự kute phô mai que