Trong hệ thống quan chế triều đình Việt Nam, đặc biệt vào thời Nguyễn, đôi khi triều đình cần một vị đại thần đảm nhận tạm thời công việc trọng trách nội chính hoặc ngoại giao. Ví dụ khi cần một vị đại thần cầm quân để dẹp một vụ loạn lạc, triều đình có thể giao chức vụ Chưởng Cơ tạm thời cho vị đại thần đó. Chức Chưởng Cơ tạm thời này được biết đến qua danh hiệu là Khâm Sai Chưởng Cơ. Sau khi công việc hoàn tất, chức vụ tạm thời này sẽ được trả lại cho triều đình hoặc được xóa bỏ đi. Đôi khi, danh hiệu Khâm Sai không nhằm vào một chức vụ nào cả. Trong trường hợp này, chức vụ có danh hiệu là Khâm Sai Đại Thần.[1]
Thời Nguyễn, triều đình lập ra 3 chức vụ tạm thời và tùy theo từng trường hợp, thời gian mà giao phó:
Khâm Mạng (Hán Việt: 欽命 - tiếng Anh: Imperial Assignee) là một chức vụ tạm thời cho phép vị đại thần được giao phó thay vua đảm nhiệm một việc quan trọng hoặc thay vua quyết định tại chỗ.
Khâm Sai (Hán Việt: 欽差 - tiếng Anh: Imperial Commissioner) là chức vụ tạm thời được sử dụng nhiều nhất. Chức vụ này là một chức vụ đặc phái ra ngoài để giải quyết các công việc nội chính hoặc ngoại giao.
Khâm Phái (Hán Việt: 欽派 - tiếng Anh: Imperial Duty Envoy) là một chức vụ tạm thời do vua phái đến một nơi để xem xét việc thi hành chính sách, mệnh lệnh của vua hoặc triều đình.
Trong 3 chức vụ tạm thời trên, chức Khâm Mạng có quyền hành cao nhất, rồi đến Khâm Sai và cuối cùng là Khâm Phái.
Trong lịch sử triều Nguyễn, rất nhiều các quan văn / võ đã được trao chức các chức vụ tạm thời. Ví dụ: