Kim băng

Một chiếc kim băng

Kim băng là một loại ghim được uốn cong tạo thành một vòng khép kín, phần đầu có mũ che mũi nhọn của kim. Kim băng dùng để gài miệng túi hoặc đính các phần mảnh vải lại với nhau, như dùng để ghim cho trẻ nhỏ, hay đính các phù hiệu lên áo.

Tiền thân

[sửa | sửa mã nguồn]
Bằng sáng chế năm 1849 của Walter Hunt về chiếc kim băng.
Kim băng an toàn bằng chất liệu bạc

Những chiếc trâm cài của người Hy Lạp cổ đại vào thời kỳ Mycenae được tìm thấy trên báo đảo Peloponnesos, được xem là tiền thân của những chiếc kim băng ngày nay vì chúng có cấu tạo và mục đích sử dụng tương tự. Những chiếc trâm này được phụ nữ và đàn ông Hy Lạp cổ đại dùng để cài áo của họ[1].

Phát minh

[sửa | sửa mã nguồn]

Walter Hunt, thợ cơ khí người Mỹ, là người phát minh ra chiếc kim băng được sử dụng đến ngày nay. Cấu tạo của kim băng bao gồm một chốt gài để che đi phần mũi nhọn của kim để giữ cho nó không bị bung ra, và một vòng xoắn ở khúc cong của chiếc kim hoạt động như một lò xo và giữ nó đúng vị trí[2].

Hunt đã nghĩ ra phát minh này khi ông trả khoản nợ 15 USD cho một người bạn. Ông đã sử dụng một đoạn dây đồng dài khoảng 8 inch, cuộn nó lại ở giữa dây để nó sẽ mở bung khi được thả ra[3]. Hunt được cấp bằng sáng chế vào ngày 10 tháng 4 năm 1849. Hunt sau đó đã bán bằng sáng chế cho công ty W. R. Grace & Co với giá 400 USD lúc bấy giờ (tương đương khoảng 12.000 USD năm 2019). Hunt đã trích 15 USD trả nợ cho bạn và giữ số tiền còn lại cho mình. Điều mà Hunt không nhận ra là trong những năm tiếp theo, W. R. Grace & Co đã kiếm được hàng triệu đô la lợi nhuận từ phát minh của mình[4].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Brooches and Pins | LoveToKnow”. LoveToKnow.
  2. ^ “Walter Hunt”. National Inventors Hall of Fame. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2007.
  3. ^ Caballar, Rina (ngày 15 tháng 11 năm 2006). “Three Millennia of Safety Pins”. The Atlantic.
  4. ^ Akcigit, Ufuk; Celik, Murat Alp; Greenwood, Jeremy (2016). “Buy, Keep, or Sell: Economic Growth and the Market for Ideas”. Econometrica. 84 (3): 943–984. doi:10.3982/ECTA12144.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Mọi ý kiến và đánh giá của người khác đều chỉ là tạm thời, chỉ có trải nghiệm và thành tựu của chính mình mới đi theo suốt đời
Focalors đã thay đổi vận mệnh của Fontaine như thế nào?
Focalors đã thay đổi vận mệnh của Fontaine như thế nào?
Focalor là tinh linh nước trong đầu tiên được thủy thần tiền nhiệm biến thành người, trải qua sự trừng phạt của thiên lý
Giám sát viên Utahime Iori trường Kyoto Jujutsu Kaisen
Giám sát viên Utahime Iori trường Kyoto Jujutsu Kaisen
Utahime Iori (Iori Utahime?) là một nhân vật trong seri Jujutsu Kaisen, cô là một chú thuật sư sơ cấp 1 và là giám thị học sinh tại trường trung học Jujutsu Kyoto.
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Thực tế là, ngay cả khi còn là lính mới tò te, hay đã ở vai trò đồng sáng lập của một startup như hiện nay, luôn có những lúc mình cảm thấy chán làm việc vcđ