Kwame Nkrumah

Kwame Nkrumah
Thủ tướng Ghana thứ 1
Nhiệm kỳ
6 tháng 3 năm 1957 – 1 tháng 7 năm 1960
Quân chủQueen Elizabeth II
(colonial head)
represented by the following:
Sir Charles Noble Arden-Clarke
(6 March - 24 tháng 6 năm 1957)
Lord Listowel
(24 tháng 6 năm 1957 - 1 tháng 7 năm 1960)
Tiền nhiệmKhông
Kế nhiệmChức vụ bị bãi bỏ
Tổng thống Ghana thứ 1
Nền Cộng hòa đầu tiên
Nhiệm kỳ
1 tháng 7 năm 1960 – 24 tháng 2 năm 1966
Tiền nhiệmWilliam Hare, 5th Earl of Listowel
Kế nhiệmLt. Gen. J. A. Ankrah
(Đảo chính)
Thông tin cá nhân
Sinh(1909-09-21)21 tháng 9 năm 1909
Nkroful, Gold Coast
Mất27 tháng 4 năm 1972(1972-04-27) (62 tuổi)
Bucharest, România
Đảng chính trịConvention Peoples' Party
Phối ngẫuFathia Rizk
Con cáiFrancis, Gamal, Samia, Sekou
Chuyên nghiệpLecturer

Kwame Nkrumah (21 tháng 9 năm 1909 - 27 tháng 4 năm 1972)[1], là một nhà theo chủ nghĩa liên Phi có tầm ảnh hưởng của thế kỷ 20 và người đứng đầu Ghana và Nhà nước trước đó của Ghana Gold Coast, từ 1952 đến 1966.

Ông từng là thủ tướng dưới thời người Anh cai trị từ năm 1952 đến 1960, khi Ghana độc lập thì ông trở thành tổng thống. Là một người xã hội chủ nghĩa, với tư tưởng chống chủ nghĩa đế quốc, vào năm 1965 ông viết một cuốn sách lấy tên là "Chủ nghĩa thực dân mới: Giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa đế quốc".

Nkrumah bị tình báo Mỹ CIA lật đổ trong cuộc đảo chính năm 1966 và phải sang tị nạn ở România. CIA đã phủ nhận mọi liên quan nhưng báo chí Anh đưa tin có 40 sĩ quan CIA hoạt động tại đại sứ quán Mỹ đã "cung cấp hào phóng cho các kẻ thù bí mật của tổng thống Nkrumah" và công việc của họ "đã được thưởng công đầy đủ". Cựu sĩ quan CIA John Stockwell tiết lộ thêm về vai trò quyết định của CIA trong vụ đảo chính với cuốn sách "In Search of Enemies".

Tổng thống Ghana

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Châu Phi 1960, khi Ghana độc lập thì ông trở thành tổng thống. Ông là một người xã hội chủ nghĩa, với tư tưởng chống đế quốc, vào năm 1965 ông viết một cuốn sách lấy tên là "Chủ nghĩa thực dân mới: Giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa đế quốc".

Nkrumah chủ trương thúc đẩy nền văn hóa châu Phi, kêu gọi mở các thư viện quốc tế và nỗ lực hợp tác nghiên cứu về lịch sử và văn hóa. Ông đã tiêu diệt các định kiến về "sự ưu việt tối cao về văn hóa" được áp đặt bởi các sách giáo khoa thời thực dân Anh[2]. Năm 1962, Nkrumah cho khai trương Viện Nghiên cứu Châu Phi.

Một chiến dịch chống hủ tục buộc phụ nữ khoả thân ở phía bắc của đất nước nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Nkrumah, ông cũng cho thành lập Liên đoàn Phụ nữ Ghana, nâng cao chương trình nghị sự của chính phủ về dinh dưỡng, nuôi dạy trẻ em và quần áo.[3] Các luật được thông qua vào năm 1959 và 1960 đã chỉ định các vị trí đặc biệt trong quốc hội do phụ nữ nắm giữ, một số phụ nữ được thăng chức lên lãnh đạo. Phụ nữ được vào các trường đại học nhiều hơn, được tham gia nhiều ngành nghề hơn, bao gồm y học và luật pháp, và cũng được tham gia quân đội và không quân. Một số phụ nữ bình dân nhận được sự hỗ trợ từ Phong trào Hợp tác[3].

Năm 1962, Nkrumah đề ra chính sách phổ cập giáo dục, tất cả trẻ em phải được đi học, cũng như đạt được "một nền tảng đọc viết thường xuyên bằng cả tiếng Anh và tiếng bản xứ"[4]. Năm 1961, Nkrumah cho xây Viện tư tưởng Kwame Nkrumah để đào tạo công chức Ghana cũng như thúc đẩy chủ nghĩa liên Phi[5] Năm 1964, Nkrumah đưa ra Kế hoạch Phát triển Bảy năm để Tái thiết và Phát triển Quốc gia, đã xác định giáo dục là một nguồn phát triển chính và kêu gọi mở rộng các trường kỹ thuật.

Nkrumah đề ra chính sách công nghiệp hóa với mục tiêu phát triển đất nước. Tuy nhiên, việc thực thi kém khiến kế hoạch bị thất bại, đồng thời giá ca cao trên thị trường thế giới sụt giảm đã khiến nền kinh tế Ghana dần rơi vào khủng hoảng. Nợ quốc gia tăng vọt, lên tới 1 tỉ USD vào năm 1966. Tuy vậy, một số công trình cũng đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước, như là đập sông Volta và bến cảng ở Tema.[6].

Trong cuốn sách "Military Rule and the Politics of Demilitarization", tác giả Hutchful cáo buộc rằng trong những năm cầm quyền, Nkrumah đã thực hiện chính sách cai trị độc tài, đàn áp các nhóm đối lập chính trị trong nước[7], nhất là sau vụ ám sát nhắm vào Nkrumah vào tháng 8 năm 1962. Luật sư Ghana- Samuel Adjie Sarfo đã kể về tình hình chính trị của Ghana trong những năm tháng Nkrumah cai trị "Không có luật pháp nào tồn tại trong nước bởi vì Nkrumah đã tạo ra luật của chính mình. Ông ta có thể bỏ tù mười năm bất cứ ai mà không thông qua xét xử. Ông ta có thể bổ nhiệm và sa thải các thẩm phán theo ý muốn. Ông ta đã xóa bỏ một cách triệt để nền dân chủ đa nguyên và biến mình trở thành một tổng thống trọn đời với những quyền hạn không bao giờ bị ngăn cấm để điều hành đất nước như tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân ông ta".

Cuối cùng Nkrumah bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 1966 mà nhiều quan điểm cho rằng CIA đã đứng sau hậu thuẫn. CIA đã phủ nhận mọi liên quan nhưng báo chí Anh đưa tin có 40 sĩ quan CIA hoạt động tại đại sứ quán Mỹ đã "cung cấp hào phóng cho các kẻ thù bí mật của tổng thống Nkrumah" và công việc của họ "đã được thưởng công đầy đủ". Cựu sĩ quan CIA John Stockwell tiết lộ thêm về vai trò quyết định của CIA trong vụ đảo chính với cuốn sách "In Search of Enemies". Theo các tài liệu tình báo do Văn phòng sử học Hoa Kỳ công bố, CIA cho rằng "Nkrumah đã làm những việc khiến lợi ích của chúng ta [chính phủ Mỹ] suy yếu nhiều hơn so với bất kỳ người Châu Phi da đen nào khác."[8]

Hiện nay, Nkrumah được nhiều người ghi danh như một anh hùng. Năm 2000, Nkrumah được bình chọn là "Người đàn ông Thiên niên kỷ của châu Phi" bởi những người nghe đài BBC World Service, được BBC mô tả là "Anh hùng giành độc lập dân tộc", và "biểu tượng quốc tế về sự tự do và là lãnh đạo của quốc gia châu Phi da đen đầu tiên từ sau thời thuộc địa"[9] Vào tháng 9 năm 2009, Tổng thống Ghana John Atta Mills tuyên bố ngày 21 tháng 9 năm 2009 (kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Kwame Nkrumah) sẽ trở thành Ngày sáng lập, một ngày lễ theo luật định ở Ghana để kỷ niệm các di sản của Kwame Nkrumah[10]. Người dân Ghana ngày nay có cái nhìn trái chiều về Nkrumah, có những ý kiến cho rằng ông là người hùng dân tộc, có những ý kiến khác lại chỉ trích sự cầm quyền độc đoán của Nkrumah trong những năm làm Tổng thống [11]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Birmingham, David. Kwame Nkrumah: The Father of African Nationalism (Athens: Ohio University Press), 1998.
  • Tuchscherer, Konrad. "Kwame Francis Nwia Kofie Nkrumah", Encyclopedia of Modern Dictators, ed. by Frank J. Coppa (New York: Peter Lang), 2006, các trang 217–220.
  • Davidson, Basil. "Black Star - A View of the Life and Times of Kwame Nkrumah" (James Currey Publishers, Oxford UK) 1973.
  • Mwakikagile, Godfrey. Nyerere and Africa: End of an Era, Third Edition (Pretoria, South Africa: New Africa Press), 2006, Chapter Twelve, "Nyerere and Nkrumah: Towards African Unity," các trang 347–355.
  • Poe, D. Zizwe. Kwame Nkrumah's Contribution to Pan-African Agency (New York: Routledge), 2003.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ E. Jessup, John. An Encyclopedic Dictionary of Conflict and Conflict Resolution, 1945-1996. tr. 533.
  2. ^ George P. Hagan, "Nkrumah's Cultural Policy", in Arhin (1992), The Life and Work of Kwame Nkrumah.
  3. ^ a b Takiwah Manuh, "Women and their Organizations during the Convention Peoples' Party Period", in Arhin (1992), The Life and Work of Kwame Nkrumah.
  4. ^ E. A. Hazel, "Education in Ghana, 1951 – 1966", in Arhin (1992), The Life and Work of Kwame Nkrumah.
  5. ^ “National Reconciliation Commission Report”. 2004: 251Bản mẫu:Inconsistent citations Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  6. ^ “Political and Economic History of Ghana”. sjsu.edu. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2012.
  7. ^ Hutchful, "Military Rule and the Politics of Demilitarization" (1973), pp. 34–37. "At both the local and national level, tight groups or party favorites commanded access to market stalls, publicly financed housing, GNTC supplies and Government contracts. The effect of this was the encouragement of massive corruption in which the President and top party men participated. Both ordinary party businessmen and non-party businessmen could secure needed resources only at a price. This transition of the CPP from an open politico-economic machine, dispensing economic favours in return for support, to the instrument of an avaricious elite concerned only with maximizing its privileges and defending at all cost its monopoloy of power, was particularly responsible for alienating the rank and file of the party who had associated with CPP with their modest economic demands."
  8. ^ “Archived copy”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2016.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  9. ^ "Kwame Nkrumah's Vision of Africa" Lưu trữ 2013-07-25 tại Wayback Machine, BBC World Service, ngày 14 tháng 9 năm 2000.
  10. ^ “Nkrumah's birthday declared a holiday”. modernghana.com. ngày 4 tháng 9 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2013.
  11. ^ Nkrumah is not founder of Ghana; he was a good and bad leader Lưu trữ 2018-07-18 tại Wayback Machine, CAMERON DUODU, Joy Online

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Âm nhạc trong Thor - Love And Thunder giúp đẩy mạnh cốt truyện, nâng cao cảm xúc của người xem
Lịch sử đồng hành của các vị thần với quốc gia của mình
Lịch sử đồng hành của các vị thần với quốc gia của mình
Lược qua các thông tin cơ bản của các vị thần với quốc gia của mình
Hướng dẫn build đồ cho Barbara - Genshin Impact
Hướng dẫn build đồ cho Barbara - Genshin Impact
Barbara là một champ support rất được ưa thích trong Genshin Impact
Se7en (1995) : Bạn là ai là do bạn lựa chọn
Se7en (1995) : Bạn là ai là do bạn lựa chọn
Se7en không chỉ đỉnh vì có một plot cực bất ngờ mà còn là một plot đầy ám ảnh.