Làn da sáng (Light skin) hay làn da trắng là màu da của con người có mức sắc tố eumelanin cơ bản đã thích nghi với môi trường có bức xạtia cực tím thấp[1][2][3]. Làn da trắng sáng thường được tìm thấy nhiều nhất ở các nhóm dân cư bản địa ở Châu Âu, Trung Á và Đông Bắc Á được đo thông qua độ phản xạ của da[4]. Những người có sắc tố da sáng thường được gọi là "da trắng"[5][6] dù rằng cách sử dụng này có thể mơ hồ ở một số quốc gia nơi chúng được dùng để chỉ cụ thể đến các nhóm dân tộc hoặc cộng đồng người nhất định mang đặc điểm này[7]. Làn da trắng sáng cùng với đặc điểm tóc vàng, mắt xanh, mũi lõ là những đặc trưng về nhân chủng học của người da trắng thuộc đại chủng Âu.
Những người có sắc tố da sáng có làn da có lượng eumelanin thấp và có ít melanosome hơn những người có sắc tố da sẫm màu. Làn da sáng mang lại khả năng hấp thụ tia cực tím tốt hơn, giúp cơ thể tổng hợp lượng vitamin D cao hơn cho các quá trình của cơ thể như phát triển canxi[3][8]. Mặt khác, những người da sáng sống gần xích đạo, nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, có nguy cơ bị suy giảm folate cao hơn. Do hậu quả của sự suy giảm folate, họ có nguy cơ bị tổn thương DNA, dị tật bẩm sinh và nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư da. Những người có làn da sẫm màu sống xa vùng nhiệt đới có lượng vitamin D thấp, điều này cũng có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe, cả về thể chất và tinh thần, bao gồm nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt cao hơn[9]. Hai quan sát này hình thành nên "giả thuyết vitamin D–folate", cố gắng giải thích lý do tại sao các cộng đồng người di cư khỏi vùng nhiệt đới đến các khu vực có bức xạ tia cực tím thấp[10] lại tiến hóa để có sắc tố làn da sáng[3][11][12].
Sắc tố da là sự thích nghi mang tính tiến hóa với các mức độ bức xạ UV khác nhau trên khắp thế giới. Những người có làn da sáng sống trong môi trường có bức xạ tia cực tím cao có những ảnh hưởng tới sức khỏe. Các tập quán văn hóa khác nhau làm tăng các vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe của làn da sáng, ví dụ như tắm nắng ở những người da sáng[3]. Sự phân bố của các cộng đồng người có làn da sáng có mối tương quan chặt chẽ với mức độ bức xạ cực tím thấp ở các khu vực nơi họ sinh sống. Trong lịch sử, những người có làn da sáng hầu như chỉ sống xa xích đạo, ở những vùng vĩ độ cao với cường độ ánh sáng mặt trời thấp[13]. Lịch sử sắc tố của con người ở châu Âu cho thấy những người săn bắt hái lượm tại bán đảo Scandinavia có mức độ biến đổi sắc tố ánh sáng cao hơn so với tổ tiên của họ đến từ các khu vực khác ở Châu Âu cho thấy sự thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu[14]. Một số nhà nghiên cứu đã bày tỏ sự thận trọng về những dự đoán về sắc tố da[15][16][17]. Do quá trình thuộc địa hóa, chủ nghĩa đế quốc và sự di cư ngày càng tăng của người dân giữa các khu vực địa lý trong những thế kỷ gần đây, dân số mang làn da sáng ngày nay được tìm thấy trên khắp thế giới[3][18].
^Oxford Dictionaries. April 2010. Oxford University Press. "belonging to or denoting a human group having light-coloured skin""white" (accessed 6 August 2012).
^Relethford, JH (2000). “Human skin color diversity is highest in sub-Saharan African populations”. Human Biology; an International Record of Research. 72 (5): 773–80. PMID11126724.
^Günther, Torsten; Malmström, Helena; Svensson, Emma M.; Omrak, Ayça; Sánchez-Quinto, Federico; Kılınç, Gülşah M.; Krzewińska, Maja; Eriksson, Gunilla; Fraser, Magdalena; Edlund, Hanna; Munters, Arielle R. (9 tháng 1 năm 2018). “Population genomics of Mesolithic Scandinavia: Investigating early postglacial migration routes and high-latitude adaptation”. PLOS Biology (bằng tiếng Anh). 16 (1): e2003703. doi:10.1371/journal.pbio.2003703. ISSN1545-7885. PMC5760011. PMID29315301. From supporting information document S8, page 5/28: "However, for all three well-characterized skin and eye-color associated SNPs, the SHGs display a frequency that is greater for the light-skin variants and the blue-eye variant than can be expected from a mixture of WHGs and EHGs. This observation indicates that the frequencies may have increased due to continued adaptation to a low light conditions."
^Vieth, Reinhold (2003). Agarwal, Sabrina C; Stout, Sam D (biên tập). Effects of vitamin D on bone and natural selection of skin color: how much vitamin D nutrition are we talking about?. New York: Kluwer Academic/Plenum Press. tr. 139–154. doi:10.1007/978-1-4419-8891-1. ISBN978-1-4613-4708-8.
^O'Neil, Dennis. “Skin Color Adaptation”. Human Biological Adaptability: Skin Color as an Adaptation. Palomar. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.