Lê Hải Lý


Lê Hải Lý
Sinh1935
Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam
Mất (88 tuổi)
Hải Châu, Đà Nẵng
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân hàm
Tặng thưởngHuân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhất
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Chiến thắng Huân chương Chiến thắng hạng Ba
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng

Lê Hải Lý (1935 – 15 tháng 5 năm 2023) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Đại tá, nguyên Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[1]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Hải Lý sinh năm 1935 tại xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 13 tuổi, ông xung phong làm liên lạc cho đội du kích địa phương. Năm 1950, ông trở thành chiến sĩ liên lạc Huyện đội Điện Bàn. Giai đoạn 1953–1954, ông trở thành chiến sĩ trong khẩu đội cối 81, thuộc Đại đội Trợ chiến 22 của Quảng Nam, liên tục hỗ trợ cho các đơn vị bộ binh tấn công địch, mở rộng vùng tự do ở Quảng Nam – Đà Nẵng, đơn vị của ông hoạt động tại khu vực Duy Xuyên, Nông Sơn và vùng tây Quảng Nam, nhằm giam chân địch. Trong trận đánh với Pháp ngày 18 tháng 7 năm 1954, đại đội đã bắt sống tại trận được 343 tên giặc, trở thành trận đánh lớn nhất trên chiến trường Quảng Nam – Đà Nẵng trong suốt 9 năm Chiến tranh Đông Dương.[2][3]

Từ khi trở lại miền Nam chiến đấu năm 1962, trên các cương vị chỉ huy từ đại đội lên tỉnh đội trưởng, Lê Hải Lý đã trực tiếp chiến đấu và chỉ huy chiến đấu trong 120 trận đấu như Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, chiến dịch Z1.[4] Trong các cuộc chiến đấu, ông đã 5 lần bị thương và 3 lần được tổ chức cho ra miền Bắc, nhưng ông xin ở lại bám trụ chiến trường tiếp tục chiến đấu.[5] Đến năm 1975, ông đã chỉ huy Tiểu đoàn 70, 72 và 74 thực hiện chiến dịch giải phóng Tam Kỳ vào ngày 24 tháng 3 năm 1975.[4][6]

Ông đã được nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân, huy chương và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ông qua đời vào ngày 15 tháng 5 năm 2023 tại phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, thọ 88 tuổi.[7][8]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phước Hiệp (23 tháng 3 năm 2015). “Những người con đất Quảng với ký ức ngày chiến thắng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ Lê Anh Dũng (23 tháng 1 năm 2014). “Chuyện về Anh hùng Lê Hải Lý”. Cổng thông tin điện tử UBND huyện Điện Bàn. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ Lê Văn Thơm (22 tháng 4 năm 2014). "Điện Biên Phủ của Quảng Nam-Đà Nẵng". Báo Đà Nẵng Điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ a b Hoàng Minh Thắng. “Thông tin sách: Người con Đất Quảng kiên trung”. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ Đ.Nga (9 tháng 5 năm 2011). “Giới thiệu hồi ký của Thiếu tướng Trần Tiến Cung và Đại tá, Anh hùng LLVT Lê Hải Lý”. Công an thành phố Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ Nguyễn An Khánh (24 tháng 3 năm 2020). “Bức điện trước giờ G”. Công an thành phố àd Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ Hoài Thu (21 tháng 12 năm 2020). “Chủ tịch Quốc hội thăm gia đình chính sách tại Đà Nẵng”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ “Đồng chí Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Lê Hải Lý từ trần”. Báo Quân đội nhân dân. 16 tháng 5 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan