Lưu Phần (Nam Hán)

Lưu Phần
Hoàng đế Trung Hoa
Hoàng đế Nam Hán
Tại vị10 tháng 6, 942-15 tháng 4, 943[1][2]
Tiền nhiệmCao Tổ Lưu Nham
Kế nhiệmTrung Tông Lưu Thịnh
Thông tin chung
Sinh920[3]
Quảng Châu
Mất15 tháng 4, 943
Niên hiệu
Quang Thiên (光天) 10 tháng 6, 942-16 tháng 4, 943[1][2]
Thụy hiệu
Thương hoàng đế
Thân phụLưu Nham
Thân mẫuTriệu thái phi

Lưu Phần, Lưu Phân hay Lưu Bân (劉玢) (920[3]-15 tháng 4 năm 943[1][2]), sơ danh Lưu Hoằng Độ (劉弘度), gọi theo thụy hiệu là Nam Hán Thương Đế, là hoàng đế thứ hai của nước Nam Hán thời Ngũ Đại Thập Quốc. Năm 942, ông kế vị hoàng vị Nam Hán từ cha là Nam Hán Cao Tổ Lưu Nham. Tuy nhiên, sang năm 943, ông bị ám sát trong một cuộc chính biến do hoàng đệ là Lưu Hoằng Hi tiến hành.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu Hoằng Độ là đệ tam tử của Nam Hán Cao Tổ Lưu Nham (Lưu Nham xưng đế lập quốc từ năm 917). Mẹ của ông là Triệu chiêu nghi.[3] (phần viết về bà trong Thập Quốc Xuân Thu ghi rằng bà rất đẹp và rất được Lưu Nham sủng ái[4] song kỷ về Lưu Phần trong thư tịch này thì ghi rằng bà vốn vô sủng.[3]

Năm Đại Hữu thứ 5 (932), Nam Hán Cao Tổ phong vương cho một số hoàng tử, Lưu Hoằng Độ được phong làm Tân vương, song không lâu sau lại cải phong Tần vương.[5] Do đại ca Lưu Diệu Xu (劉耀樞) và nhị ca Lưu Quy Đồ (劉龜圖) (được phong vương năm 932) mất sớm, Lưu Hoằng Độ trở thành con trưởng của Nam Hán Cao Tổ.[3] Năm Đại Hữu thứ 7 (934), Nam Hán Cao Tổ mệnh Phán lục quân Lưu Hoằng Độ chiêu mộ 1.000 túc vệ binh. Những người Lưu Hoằng Độ mộ đều là đám vô lại trẻ tuổi ngoài đường phố, ông trở nên gần gũi với họ. Khi Đồng bình chương sự Dương Đỗng Tiềm can gián, Nam Hán Cao Tổ cho rằng không cần phải lo lắng và không khuyên răn Lưu Hoằng Độ, Dương Đỗng Tiềm tạ bệnh quy đệ. (Trong đó, Dương Đỗng Tiềm nói Lưu Hoằng Độ là "chủng đích" của quốc gia, có khả năng là lúc này Diệu Xu và Quy Đồ đã mất.)[6]

Năm Đại Hữu thứ 15 (942), Nam Hán Cao Tổ ốm nặng, ông thấy kì tử Lưu Hoằng Độ và Tấn vương Lưu Hoằng Hy đều cao ngạo phóng túng, trong khi hoàng tử Việt vương Lưu Hoằng Xương hiếu cẩn và có tri thức, nên định đưa Lưu Hoằng Độ đến trấn Ung châu (邕州, nay thuộc Nam Ninh, Quảng Tây) và đưa Lưu Hoằng Hy đến trấn Dong châu (容州, nay thuộc Ngọc Lâm, Quảng Tây) nhằm lập Lưu Hoằng Xương. Tuy nhiên, khi Cao Tổ hỏi ý Sùng văn sứ Tiêu Ích (蕭益), người này nói rằng "lập đích dĩ trường, vi chi tất loạn", do vậy Cao Tổ ngưng dự định. Ngày Đinh Sửu (24) tháng 4 (10 tháng 6), Nam Hán Cao Tổ mất. Lưu Hoằng Độ tức hoàng đế vị.[1]

Sau khi tức vị, Lưu Hoằng Độ đổi tên sang Lưu Phần. Ông bổ nhiệm Lưu Hoằng Hi làm phụ chính, cải nguyên Quang Thiên, tôn mẹ Triệu chiêu nghi là hoàng thái phi.[1]

Lưu Phần được thuật lại là sống xa xỉ, hoang dâm vô đạo, không quan tâm đến chính sự. Khi vẫn trong giai đoạn chờ mai táng Nam Hán Cao Tổ, Lưu Phần đã lệnh cho kép hát vào cung để mua vui. Ban ngày ông thường đi chơi nhạc, vui thú chè chén, thậm chí còn bắt nam nữ trong cung nhất loạt đều phải khỏa thân; ban đêm vi hành cùng xướng phụ, có khi còn xông vào nhà dân làm nhục phụ nữ. Do người trái ý ông thường bị xử tội chết, cho nên không ai dám can gián, duy có Lưu Hoằng Xương và Nội thường thị Ngô Hoài Ân (吳懷恩) thường can gián, song ông cũng không nghe theo. Theo tường thuật, ông cũng nghi kị chư đệ, mỗi khi tổ chức yến tiệc ông lại lệnh cho hoạn giả đứng giữ cửa, quần thần và tông thất đều bị khám xét rồi với được vào.

Do phụ thân lúc lâm chung từng có ý định lập Lưu Hoằng Xương lên kế vị nên từ khi lên ngôi, Lưu Phần càng đề phòng với ông ta. Ông chỉ tin tưởng người em thứ tư là Lưu Hoằng Hy. Lưu Hoằng Hy vốn cũng muốn đoạt vị, nên dâng thịnh sức, thanh kỹ để làm vui lòng Lưu Phần, nhằm khiến Lưu Phần thêm tin yêu mình. Do Lưu Phần thích đấu vật dùng tay, Lưu Hoằng Hi lệnh Chỉ huy sứ Trần Đạo Tường chiêu mộ năm lực sĩLưu Tư Triều (劉思潮), Đàm Lệnh Yên (譚令禋), Lâm Thiếu Cường (林少強), Lâm Thiếu Lương (林少良), và Hà Xương Đình (何昌廷) — tập đấu vật tại Tấn vương phủ, sau đó tặng lại cho anh trai. Lưu Phần thấy họ đều tinh thông quyền thuật thì vui thích, liền giữ lại trong cung làm thị vệ cho mình, cũng thường xuyên lệnh cho họ biểu diễn võ thuật cho mình xem.[1] Nhưng không ngờ rằng, chính thời điểm Lưu Phần lên ngôi kế vị, Hoằng Hy đã phối hợp với Lưu Hoằng Xương để đối phó với ông.

Tháng 7 năm 942, một cuộc nổi dậy lớn của nông dân nổi lên tại Tuần châu (循州, nay thuộc Huệ Châu, Quảng Đông) dưới sự lãnh đạo của nguyên huyện lại Bác La Trương Ngộ Hiền (張遇賢), Trương Ngộ Hiền được thuật là do "thần" tuyên bố là người lãnh đạo. Lưu Phần muốn nhân cơ hội này để trừ khử Lưu Hoằng Xương nên bổ nhiệm Lưu Hoằng Xương làm đô thống, Tuần vương Lưu Hoằng Cảo làm phó đô thống, đem quân thảo phạt quân Trương Ngộ Hiền, giao chiến ở Tiền Bạch quán. Quân Nam Hán bất lợi, hai thân vương bị bao vây song được Chỉ huy sứ Trần Đạo Tường (陳道庠) lực chiến cứu giúp nên thoát được, nhiều châu huyện phía đông của Nam Hán bị quân của Trương Ngộ Hiến chiếm.[1] Lưu Hoằng Xương sau đó biết được dụng ý của Lưu Phần khi sai mình đi dẹp loạn, liền giả vờ bị thương nặng nên được miễn xử tội chết. Vậy là âm mưu của Lưu Phần cũng không thực hiện được.

Ngày Bính Tuất (8) tháng 3 năm Quý Mão (15 tháng 4 năm 943),[1][2] Lưu Phần cùng các chư vương mở tiệc ở Trường Xuân cung và xem màn đấu vật của năm lực sỹ. Đến chiều tối thì bãi yến, Lưu Phần lúc này đã say rượu bí tỉ không biết gì. Lưu Hoằng Hy thấy thời cơ đã đến, sai Trần Đạo Tường và bọn Lưu Tư Triều dìu Lưu Phần về tẩm điện, nhân cơ hội dùng trượng giết ông, ngoài ra các cận thần của ông cũng bị giết tận. Năm đó Lưu Phân mới 24 tuổi. Hôm sau, bá quan chư vương không ai dám nhập cung, Lưu Hoằng Xương dẫn các hoàng đệ vào tẩm điện, nghênh Lưu Hoằng Hi tức hoàng đế vị.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i Tư trị thông giám, quyển 283.
  2. ^ a b c d Viện Nghiên cứu Trung ương (Đài Loan) Chuyển hoán lịch Trung-Tây 2000 năm.
  3. ^ a b c d e Thập Quốc Xuân Thu, quyển 59.
  4. ^ Thập Quốc Xuân Thu, quyển 61.
  5. ^ Tư trị thông giám, quyển 278.
  6. ^ Tư trị thông giám, quyển 279.
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Cao Tổ Lưu Nham)
Hoàng đế Nam Hán
942–943
Kế nhiệm
Trung Tông Lưu Thịnh
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Zhihu] Anh đại thúc khiến tôi rung động từ thuở nhỏ
[Zhihu] Anh đại thúc khiến tôi rung động từ thuở nhỏ
Năm ấy, tôi 12 tuổi, anh 22 tuổi. Lần đó là dịp mẹ cùng mấy cô chú đồng nghiệp tổ chức họp mặt tại nhà, mẹ mang tôi theo
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Là bộ phim tiêu biểu của Hollywood mang đề tài giáo dục. Dead Poets Society (hay còn được biết đến là Hội Cố Thi Nhân) đến với mình vào một thời điểm vô cùng đặc biệt
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Nhắc lại đại khái về lịch sử Teyvat, xưa kia nơi đây được gọi là “thế giới cũ” và được làm chủ bởi Seven Sovereigns
Danh sách những vật dụng cần chuẩn bị khi đi leo núi (phần 1)
Danh sách những vật dụng cần chuẩn bị khi đi leo núi (phần 1)
Tôi sẽ đưa ra danh mục những nhóm đồ dùng lớn, sau đó tùy vào từng tình huống mà tôi sẽ đưa ra tùy chọn tương ứng với tình huống đó