Lịch sử | |
---|---|
Liên Xô | |
Tên gọi | Varyag |
Đặt tên theo | Người Varyag |
Xưởng đóng tàu |
|
Đặt lườn | 6 tháng 12 năm 1985 |
Hạ thủy | 4 tháng 12 năm 1988 |
Hoàn thành | Quá trình đóng bị dừng lại khi đã hoàn thành 60% |
Lịch sử | |
Trung Quốc | |
Tên gọi | Shi Lang[1] |
Trưng dụng | Mua lại của Ukraina[2] |
Tình trạng | đang được tái trang bị[2] |
Đặc điểm khái quát | |
Lớp tàu | Tàu sân bay lớp Admiral Kuznetsov |
Trọng tải choán nước |
|
Chiều dài | |
Sườn ngang |
|
Mớn nước | 36 ft (11 m) |
Động cơ đẩy |
|
Tốc độ | 32 hải lý trên giờ (37 mph; 59 km/h) |
Tầm xa | 3.850 nmi (7.130 km) ở 32 kn (37 mph; 59 km/h) |
Tầm hoạt động | 45 ngày |
Thủy thủ đoàn tối đa |
|
Vũ khí |
|
Máy bay mang theo |
|
Liêu Ninh (Liaoning) là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Nó được đặt theo tên tỉnh Liêu Ninh nơi con tàu được tân trang. Sau một số lần chạy thử, tàu được đánh số 16 và chính thức bàn giao cho Hải quân Trung Quốc vào cuối tháng 9-2012.
Ban đầu con tàu này là do Liên Xô đóng cho Hải quân Liên Xô với tên ban đầu là Varyag. Liên Xô tan rã khi tàu đang đóng dở tại Ucraina, và Trung Quốc đã mua lại từ Ukraine vào năm 1998, khi đó nó chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác. Năm 2002, chiếc tàu được vận chuyển về cảng Đại Liên và hoàn thiện tại đó. Mục đích mua tàu không được công khai cho đến tận tháng 6 năm 2011 khi chiếc tàu được đóng xong hoàn toàn. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo rằng tàu Liêu Ninh được sử dụng vào mục đích nghiên cứu và huấn luyện.
Do vốn là tàu Varyag, nên Liêu Ninh có thể xem là thuộc lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nó dài khoảng 304,5 mét, rộng 37 mét. Lượng giãn nước đầy tải là 67.500 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 32 knot (hay 37 hải lý/giờ).
Hệ thống vũ khí đáng chú ý của Liêu Ninh là Type 1030 CIWS và tên lửa FL-3000N. Theo thiết kế, nó có thể được trang bị 8 súng phòng không AK-630 AA, 8 CADS-N-1 Kashtan CIWS, 12 tên lửa hải đối hải P-700 Granit SSM, 18 bệ phóng tên lửa hải đối không 3K95 Kinzhal SAM VLS, và hệ thống pháo phản lực chống ngầm RBU-12000 UDAV-1 ASW. Cũng theo thiết kế, nó có thể mang 26 máy bay và 24 trực thăng. Liêu Ninh dùng hệ thống dốc kiểu "bệ phóng trượt tuyết" chứ không phải máy phóng như các tàu sân bay của Hoa Kỳ.
Ban đầu, khi đặt lườn, tàu được gọi là Riga, tàu sân bay này được hạ thủy ngày 4 tháng 12 năm 1988, và được đổi tên lại thành Varyag (Varangian) vào cuối năm 1990, theo tên tàu tuần dương nổi tiếng của Nga.[cần dẫn nguồn]
Việc đóng tàu bị ngừng lại năm 1992, khi cấu trúc con tàu đã hoàn thành nhưng chưa có các hệ thống điện. Với sự giải tán Liên Xô, quyền sở hữu con tàu được chuyển cho Ukraine; chiếc tàu được để dành, không được bảo dưỡng, và sau đó ở tình trạng trơ trụi. Tới đầu năm 1998, tàu không có động cơ, bánh lái, hầu hết các hệ thống hoạt động, và được đưa ra bán đấu giá.[cần dẫn nguồn]
Tuy được phương Tây định danh là một tàu sân bay, thiết kế của lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov hàm ý một khái niệm nhiệm vụ khác biệt so với các tàu sân bay của Hải quân Mỹ, Hải quân Hoàng gia hay Hải quân Pháp. Thuật ngữ được những người đóng tàu miêu tả nó trong tiếng Nga là "тяжёлый авианесущий крейсер" tyazholiy avianesushchiy kreyser (TAKR or TAVKR)—"tàu tuần dương hạng nặng mang máy bay"—được dự định để hỗ trợ và bảo vệ các tàu ngầm mang tên lửa, tàu mặt nước, và máy bay mang tên lửa của hải quân trong hạm đội Nga. Vì thế, Liên xô và Nga cho rằng những tàu này không phải là những tàu sân bay theo Hiệp ước Montreux và không phải là đối tượng áp dụng những hạn chế kích thước khi đi qua Bosporus.[3][4]
Máy bay cánh cứng trên tàu khác của lớp này, Đô đốc Kuznetsov, chủ yếu có nhiệm vụ đảm bảo ưu thế trên không. Nếu Varyag đã từng được biên chế trong hải quân Nga, nó cũng đã thực hiện các hoạt động chiến tranh chống ngầm (ASW), cũng như mang tên lửa chống tàu.[cần dẫn nguồn]
Tháng 4 năm 1998, Bộ trưởng Thương mại Ukraina Roman Shpek thông báo giá thắng thầu là US$ 20 triệu cho Chong Lot Travel Agency Ltd., một công ty nhỏ có trụ sở tại Hồng Kông. Họ đề xuất kéo Varyag ra khỏi Biển Đen, qua Kênh Suez và vòng phía nam châu Á tới Macau, nơi họ sẽ bỏ neo và biến nó thành một khách sạn và sòng bạc nổi.[5] Nó sẽ tương tự như tàu Kiev tại Thiên Tân và Minsk tại Minsk World ở Thâm Quyến.
Trước khi cuộc đấu giá đóng, các quan chức tại Macau đã cảnh báo Chong Lot rằng họ sẽ không cho phép tàu Varyag bỏ neo ở cảng. Tuy nhiên việc mua bán vẫn được tiến hành. Chong Lot thuộc sở hữu của Chin Luck (Holdings) Company tại Hồng Kông. Bốn trong số sáu thành viên của Chin Luck sống tại Yên Đài, Trung Quốc, nơi có một xưởng đóng tàu lớn của hải quân Trung Quốc. Chủ tịch Chin Luck Từ Tăng Bình, được tuyên bố là cựu sĩ quan quân đội Quân đội Giải phóng Nhân dân.[5]
Vào giữa năm 2000, tàu kéo của ITC Hà Lan Suhaili với một đội thủy thủ người Philippines đã được thuê để kéo chiếc Varyag. Chong Lot không thể có được giấy phép của Thổ Nhĩ Kỳ để đi qua eo biển Bosphorus đầy nguy hiểm; theo Hiệp ước Montreux năm 1936 Thổ Nhĩ Kỳ có trách nhiệm cho phép tự do lưu thông, nhưng với một số chủ quyền và quyền từ chối. Chiếc tàu to lớn bị kéo quanh Biển Đen tới 16 tháng. Các bộ trưởng cấp cao của Trung Quốc đã tiến hành các cuộc đàm phán tại Ankara đại diện cho Chong Lot, đề xuất cho khách du lịch Trung Quốc tới thăm nước Thổ Nhĩ Kỳ đang túng tiền nếu con tàu được phép đi qua eo biển.[6][7] Ngày 1 tháng 11 năm 2001, Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng bớt căng thẳng với quan điểm rằng con tàu gây ra một nguy cơ quá lớn với những cây cầu ở Istanbul, và cho phép việc quá cảnh.[8]
Ngày 2 tháng 11 năm 2001, Varyag được hộ tống bởi 27 tàu, gồm 11 tàu kéo và 3 tàu hoa tiêu, và mất sáu giờ để đi qua eo biển; hầu hết các tàu lớn khác mất một giờ rưỡi.[9]. Lúc 11:45 sáng ngày 2 tháng 11 con tàu hoàn thành thực hiện quá cảnh và hướng về Gallipoli và Çanakkale với tốc độ 5,8 hải lý trên giờ (10,7 km/h; 6,7 mph). Tàu vượt qua Dardanelles mà không có vấn đề gì.[10]
Ngày 3 tháng 11, Varyag rơi vào một trận cuồng phong cấp 9 và trôi dạt trong khi đang vượt qua đảo Skyros Hy Lạp. Các nhân viên cứu hộ đã cố bắt lại con tàu, khi ấy đang trôi về hướng đảo Euboea.[11][12] Đội thủy thủy bảy người (ba người Nga, ba người Ukraine và một người Phillippines) vẫn ở trên tàu khi sáu tàu kéo tìm cách nối lại việc kéo tàu. Sau nhiễu nỗ lực thất bại, một trực thăng cứu hộ bờ biển của Hy Lạp đã hạ cánh xuống Varyag và cứu cả bảy người.[13] Một tàu kéo đã tìm cách nối được một dây vào tàu vào cuối ngày, nhưng gió lớn đã làm hỏng nỗ lực của hai tàu kéo khác. Ngày 6 tháng 11, Aries Lima (được báo chí đưa tin vừa là người Bồ Đào Nha vừa là người Hà Lan), một thủy thủ từ tàu kéo Haliva Champion, đã chết trong khi đang nỗ lực nối lại các dây kéo. Ngày 7 tháng 11, con tàu to lớn đã được nối lại dây..[14][15]
Năm 2008, Robert Karniol, biên tập viên châu Á của Jane's Defence Weekly, đã nói: "Người Trung Quốc chưa từng thấy kiểu tàu sân bay này trước đây và nó có thể rất hữu ích với họ. Họ đang tìm cách có được càng nhiều bí quyết sản xuất càng tốt ".[16] Lưu Hoa Thanh, một đô đốc cấp cao của PLAN và là người ủng hộ việc hiện đại hóa hải quân, đã nói thế kỷ 21 là "thế kỷ của biển" và kêu gọi hiện đại hóa hải quân trong nhiều thập kỳ. Cùng lúc, đã có sự phản đối bên trong PLAN với quan điểm của Lưu Hoa Thanh về một lực lượng hải quân Trung Quốc to lớn, dẫn tới những cuộc tranh cãi liên tục giữa việc phát triển các tàu sân bay và các tàu ngầm.
Tàu Varyag được đưa vào một ụ khô tại Đại Liên (38°56′29″B 121°38′41″Đ / 38,9414°B 121,6447°Đ) tháng 6 năm 2005. Vỏ của nó được phun cát và giàn giáo được dựng quanh tàu. Đảo chỉ huy được sơn phủ lớp sơn đỏ thường dùng để xử lý kim loại han rỉ. Ngày 24 tháng 10 năm 2006, bản điện tử của tờ báo Kommersant thông báo rằng Nga có kế hoạch bán tới 50 máy bay chiến đấu Su-33 cho Trung Quốc qua Rosoboronexport, trong một hợp đồng trị giá $2,5 tỷ. Tháng 3 năm 2009 Moskovskij Komsomolets thông báo rằng những cuộc đàm phán này đã đổ vỡ vì Nga sợ rằng Trung Quốc có thể bắt đầu sản xuất các phiên bản xuất khẩu rẻ hơn của Su-33 với các hệ thống và hệ thống điện tử Trung Quốc, gây ảnh hưởng tới việc xuất khẩu của Nga, giống điều từng xảy ra với J-11B (Phiên bản Trung Quốc của Su-27).[17]
Jane's Fighting Ships bình luận rằng Varyag có thể đã được đổi tên lại là Thi Lang và được trao số cờ hiệu 83. Jane's lưu ý rằng cả cái tên và số hiệu đều chưa được xác nhận. Thi Lang là một vị đô đốc thời nhà Minh-Thanh, người đã đánh bại hải quân của các hậu duệ của Trịnh Thành Công và chinh phục Đài Loan năm 1681.[18] Tháng 10 năm Jane's Navy International lưu ý rằng "công việc sửa chữa và trang bị đang được tiếp tục và con tàu được dự kiến bắt đầu thử nghiệm ngoài biển trong năm 2008".[19] Vào cuối năm 2008, Asahi Shimbun thông báo rằng con tàu đang "gần hoàn tất".[2] Ngày 27 tháng 4 năm 2009 Varyag được thông báo đã được đưa vào một ụ khô khác, "rõ ràng để lắp động cơ và các thiết bị nặng khác".[20] Một cột radar mới được lắp trên siêu cấu trúc của Varyag ngày 15 tháng 12 năm 2009.[21]
Năm 2009, tại cơ sở nghiên cứu Hải quân Vũ Hán gần hồ Hoàng Gia phía tây nam Vũ Hán, PLAN đã xây dựng một sàn huấn luyện và hậu cần và đảo chỉ huy giả theo kích thước thật của Varyag.[22][23]
Các cảm biến đã được quan sát gồm Mạng quét điện tử chủ động (AESA) và Sea Eagle radar. Các vũ khí đã quan sát gồm Type 1030 CIWS, và hệ thống tên lửa FL-3000N. Mọi người cũng thấy những ống phóng tên lửa chống tàu cũ đã được bít lại và sẽ không được sử dụng, vì thế có nhiều khoảng không bên trong hơn cho nhà chứa máy bay hay nhà kho. Nga có kế hoạch thực hiện điều tương tự khi họ hiện đại hóa chiếc tàu chị em của Varyag tàu Kuznetsov.[24] Kamov Ka-31 đã được xác nhận là đã mua và hoạt động trong PLAN, và có thể hình thành nên cơ sở Cảnh báo sớm và kiểm soát trên không cho con tàu.[25]
Ngày 8 tháng 6 năm 2011, Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân, Tướng Trần Bỉnh Đức xác nhận rằng Bắc Kinh đang chế tạo một tàu sân bay, đánh dấu lần đầu sự thừa nhận tồn tại của loại tàu này trong các lực lượng vũ trang Trung Quốc. Ông nói rằng việc sửa chữa chiếc tàu sân bay Liên xô "đang được thực hiện, nhưng chưa hoàn thành". Con tàu sẽ được dùng cho huấn luyện và như một mô hình cho một con tàu tự chế tạo trong tương lai. Thích Kiến Quốc, trợ lý Tổng tham mưu PLA nói "Tất cả các quốc gia lớn trên thế giới đều sở hữu các tàu sân bay –chúng là những biểu tượng của một cường quốc "[26] Ngày 27 tháng 7 năm 2011, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo họ đang tái trang bị cho con tàu để "nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và huấn luyện."[27]
Ngày 10 tháng 8 năm 2011, tàu Varyag bắt đầu các cuộc thử nghiệm trên biển. Một nhà phân tích của RSIS lưu ý rằng Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để đưa tàu vào hoạt động, nhưng rất quyết tâm làm việc này.[28] Ngày 15 tháng 8 năm 2011, tàu Varyag về đậu tại Đại Liên, hoàn thành cuộc thử nghiệm bốn ngày trên biển.[29] Ngày 29 tháng 11 năm 2011 chiếc tàu sân bay rời cảng cho cuộc thử nghiệm lần thứ hai.[30][31] Tháng 11 năm 2011 chiếc tàu được vệ tinh chụp ảnh trong khi đang thực hiện các cuộc thử nghiệm trên biển.[32] Tàu sân bay này dự kiến được chuyển giao cho PLAN năm 2012.[33] Chiếc tàu sân bay hoàn thành sáu cuộc thử nghiệm trên biển ngày 17 tháng 5 năm 2012 và quay trở lại Đại Liên.
Khi tàu được xem là biểu tượng trở thành một cường quốc hải quân của Trung Quốc thì những câu chuyện về những phi công lái máy bay chiến đấu trên tàu sân bay đầu tiên của họ lại chứng minh ngược lại. Có rất nhiều thứ, có thể có và sẽ đi sai, sự kết hợp lại tạo ra nhiều nghi ngờ về khả năng Bắc Kinh sẽ có một tàu sân bay thật sự hữu ích trong thời gian tới. Đã có ít nhất 3 sự cố lớn liên quan đến lực lượng thử nghiệm các máy bay chiến đấu J-15.
Theo các chuyên gia quân sự đánh giá thì chỉ trong thời tiết lý tưởng, sóng yên biển lặng, tiêm kích hạm J-15 mới có thể cất, hạ cánh được trên tàu sân bay này, còn trong điều kiện thời tiết xấu thì J-15 đành "nằm bẹp", Liêu Ninh cũng bị "xếp xó", vì nếu tiêm kích hạm bị tê liệt thì cả biên đội tàu sân bay cũng không còn khả năng tác chiến[34]. Sự phụ thuộc vào công nghệ của Nga khiến tầm hoạt động và khả năng tác chiến trên biển của tàu Liêu Ninh bị hạn chế[35]. Liêu Ninh bị xem là "Trái bom hẹn gờ" có thể phát nổ bất kỳ lúc nào, kéo lùi mọi nỗ lực của nước này nhằm trở thành một thế lực mạnh về hải quân.
Ngày 23 tháng 9 năm 2012, tại cảng Đại Liên, tàu Liêu Ninh đã được bàn giao cho hải quân Trung Quốc[36] và ngày 25 tháng 9 cùng năm, tàu được ra mắt với sự có mặt tham dự của hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo[37]. Dù vậy giới quan sát cho rằng chiến hạm này giống với một bước đi mang tính biểu tượng để mang lại thanh thế cho hải quân Trung Quốc, hơn là một sự thay đổi tức thời về chất của binh chủng này vì vẫn thiếu các chiến đấu cơ hoạt động cùng tàu sân bay khi mà không thấy một đơn vị chiến đấu hay máy bay nào cùng ra mắt với tàu và chiếc J-15 vẫn đang trong giai đoạn phát triển chưa có năng lực được kiểm chứng[38]. Và một rắc rối khác của tàu là cáp hãm đà và thiết bị thu hồi cáp, Trung Quốc đã muốn mua từ Nga nhưng do tránh việc bị sao chép nên Nga đã từ chối bán nên Trung Quốc đã phải tự xoay xở để có cáp gắn trên tàu dù là theo bất cứ cách nào như tự phát triển, sao chép, tận dụng hay mua lại từ bên ngoài nhưng chất lượng thì chưa rõ. Dù vậy tàu đã được tuyên bố là sẽ chủ yếu được sử dụng để huấn luyện nhằm chuẩn bị cho các tàu sân bay do chính Trung Quốc sản xuất trong tương lai.
Mặt sàn và cách bố trí có giới hạn, trong khi J-15 cần phải chạy khoảng một nửa chiều dài tàu chiến mới có thể chuẩn bị đủ cho việc cất cánh, báo cáo trích dẫn lời Bitzinger nói, "Điều này sẽ làm cho nó trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, để thực hiện việc đồng thời cất và hạ cánh". J-15 đang gặp chỉ trích về vấn đề tải trọng của mình trên tàu sân bay. Nếu nó mang 12 tấn thì không thể nào cất cánh lên được từ tàu sân bay và nếu nạp nhiên liệu đầy thì nó lại chỉ có thể mang được hai tấn vũ khí. Bán kính tác chiến chỉ gói gọn trong 120 km. Điều này dẫn đến việc sẽ cần một lượng lớn J-15 cho một nhiệm vụ đơn giản[39].
Trưa 15/8/2013, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc này đã rời Thanh Đảo triển khai đợt thí nghiệm nghiên cứu khoa học và huấn luyện trên biển lần thứ ba. Thay vì về Thanh Đảo, tàu sân bay Liêu Ninh phải trở về nơi sản xuất là nhà máy đóng tàu Đại Liên. Việc này làm dấy nghi vấn Liêu Ninh đã xuất hiện vấn đề nghiêm trọng, cần phải sửa chữa quy mô. Không sớm thì muộn chiếc tàu sân bay này sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Điều mấu chốt là chất lượng thép sử dụng để chế tạo tàu Liêu Ninh không giống nhau, cho nên, thời gian tới, nhiều khả năng thân tàu sẽ bị biến dạng và mất thăng bằng. Đến khi đó, việc đóng mới một con tàu còn hiệu quả và an toàn hơn là sửa chữa con tàu cũ này. Dù vậy sau khi sửa chữa xong thì tàu tếp tục được đưa đi thử nghiệm nhưng vẫn chưa thể trực chiến[40].
<ref>
không hợp lệ: tên “asahi” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
|archiveurl=
và |archive-url=
(trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=
và |archive-date=
(trợ giúp)
|archiveurl=
và |archive-url=
(trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=
và |archive-date=
(trợ giúp)
Bản mẫu:Lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov Bản mẫu:Các lớp tàu của Hải quân Trung Quốc