Luật Magnitsky

Luật Magnitsky
Quốc huy Hoa Kỳ
Tên thông dụngMagnitsky Act
Ban hành bởiQuốc hội Hoa Kỳ thứ 112th
Trích dẫn
Luật côngPub.L. 112–208
Stat.126 Stat. 1496
Điều lệ
Quá trình lập pháp
  • Giới thiệu vào Quốc Hội House với tên "Russia and Moldova Jackson-Vanik Repeal Act of 2012" (H.R. 6156) bởi Dave Camp (R-MI) vào ngày 19 tháng 7 năm 2012
  • Hội đồng xem xét: House Ways and Means
  • Thông qua House vào ngày 16 tháng 11 năm 2012 (365–43)
  • Thông qua Senate vào ngày 6 tháng 12 năm 2012 (92–4)
  • Được Tổng thống Barack Obama ký thành luật vào ngày 14 tháng 12 năm 2012
Tu chính án lớn
Tố tụng Tòa án Tối cao

Luật Magnitsky, chính thức được gọi là Russia and Moldova Jackson-Vanik Repeal and Sergei Magnitsky Rule of Law Accountability Act of 2012, là một dự luật được thông qua bởi quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2012. Dự luật này được ký bởi tổng thống Barack Obama vào ngày 14 tháng 12 năm 2012, với ý định trừng phạt các quan chức Nga chịu trách nhiệm về cái chết của kế toán thuế Nga Sergei Magnitsky trong nhà tù Moskva năm 2009.[1]

Năm 2016, đạo luật Global Magnitsky Act (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) được ban hành, áp dụng trên quy mô toàn cầu, ủy quyền cho chính phủ Hoa Kỳ xử phạt những người mà họ coi là người vi phạm nhân quyền, đóng băng tài sản của họ và cấm họ vào Hoa Kỳ.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2009, luật sư Sergei Magnitsky chết trong tù ở Moskva sau khi điều tra những gian lận có dính líu đến các viên chức thuế quan Nga.[3][4]

Chính Magnitsky lại bị buộc tội lừa đảo và bị giam giữ.[5] Trong khi ở trong tù, Magnitsky bị bệnh sỏi mật, viêm tụy và viêm túi mật và bị từ chối điều trị y tế trong nhiều tháng. Sau gần một năm tù, ông bị đánh đến chết trong khi bị giam giữ.[6][7][8] Bill Browder, một doanh nhân Mỹ nổi tiếng và là bạn của Magnitsky, đã công bố vụ này và lôi kéo các quan chức Mỹ ra luật để trừng phạt các cá nhân người Nga tham gia vào cuộc tham nhũng. Browder đã đưa vụ việc lên Thượng nghị sĩ Benjamin Cardin và John McCain, người tiến hành đề xuất luật.[9]

Vào tháng 6 năm 2012, ủy ban đối ngoại Hoa Kỳ (United States House Committee on Foreign Affairs) cho thông qua dự luật được gọi là the Sergei Magnitsky Rule of Law Accountability Act of 2012 (H.R. 4405).[10] Ý định chính của luật này là để trừng phạt những quan chức Nga mà bị cho là chịu trách nhiệm tới cái chết của ông Sergei Magnitsky bằng cách cấm không cho họ vào Hoa Kỳ và dùng những hệ thống ngân hàng nước này.[11][12] Vào ngày 6 tháng 12 thì thượng nghị viện đã cho thông qua luật này.[13], mà được ký bởi tổng thống Barack Obama vào ngày 14 tháng 12 năm 2012.[14][15][16][17]

Cá nhân bị ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính quyền Obama công báo danh sách của 18 cá nhân bị liên lụy đến luật này vào tháng 4 năm 2013.[18][19][20] Trong đó có:

  • Artyom Kuznetsov, Nhân viên kiểm soát thuế địa phận Moskva thuộc bộ Nội vụ.
  • Pavel Karpov, Nhân viên kiểm soát thuế địa phận Moskva thuộc bộ Nội vụ.
  • Oleg F. Silchenko, Nhân viên kiểm soát thuế thuộc bộ Nội vụ.
  • Olga Stepanova, Trưởng phòng thuế vụ số 28 Moskva
  • Yelena Stashina, quan tòa địa phận Tverskoy, người đã gia hạn việc giam giữ Magnitsky
  • Andrey Pechegin, kiểm sát viên
  • Aleksey Droganov
  • Yelena Khimina
  • Dmitriy Komnov
  • Aleksey Krivoruchko, quan tòa địa phận Tverskoy
  • Oleg Logunov
  • Sergei G. Podoprigorov, quan tòa địa phận Tverskoy
  • Ivan Pavlovitch Prokopenko
  • Dmitri M. Tolchinskiy
  • Svetlana Ukhnalyova
  • Natalya V. Vinogradova
  • Kazbek Dukuzov, tha bổng trong vụ án ám sát Paul Klebnikov
  • Lecha Bogatyrov, cầm quyền Áo cho là đã hạ sát Umar Israilov

Phản ứng chính phủ Nga

[sửa | sửa mã nguồn]

Để trả đũa luật Magnitsky, chính phủ Nga cho ra luật Dima Yakovlev, cấm không cho người Hoa Kỳ nhận trẻ em Nga làm con nuôi, cũng như xử người đã chết, ông Magnitsky, là có tội.[21]
Sau đó họ ra một luật cấm các công dân Hoa Kỳ không được làm việc với các tổ chức chính trị phi chính phủ ở Nga. Gần đây họ ra thêm một luật cấm bất kỳ người ngoại quốc nào được nói chuyện trên các đài truyền hình nhà nước, nếu họ làm mất uy tín nước Nga.[22]

Ngoài ra, chính phủ Nga được tường thuật đã vận động hành lang chống lại đạo luật này thông qua một công ty quan hệ công chúng do Kenneth Duberstein đứng đầu.[23][24] Sau đó, một luật sư người Nga, Natalia Veselnitskaya cũng đã được thuê để vận động hành lang chống lại Đạo luật Magnitsky ở Mỹ. Cô đã thiết lập một cuộc họp với Donald Trump Jr., với mục đích thảo luận về vấn đề này.[25][26]

Phản ứng chính phủ Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Báo chí Anh tường thuật vào tháng 7 năm 2013, bộ Nội vụ Anh cũng đã cấm 60 viên chức Nga có liên hệ tới vụ Magnitsky không được phép vào Anh.[27]

Luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky

[sửa | sửa mã nguồn]

Luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (tiếng Anh: Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) được xây dựng trên cơ sở Luật Magnitsky, mở rộng chế tài với các cá nhân vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới. Theo đó, các cá nhân, quan chức ở các nước, kể cả Việt Nam, nếu bị liệt vào dạng vi phạm nhân quyền, sẽ có thể bị Hoa Kỳ hạn chế nhập cảnh, hoặc đóng băng tài sản. Văn bản điều luật quy định: "Tổng thống có thể áp dụng chế tài... đối với bất kỳ cá nhân nào mà Tổng thống xác định rõ ràng, dựa trên các bằng chứng đáng tin cậy, là phải chịu trách nhiệm về hành vi giết hại bất hợp pháp, tra tấn hoặc các vi phạm nghiêm trọng khác đối với quyền con người được quốc tế công nhận nhằm vào các cá nhân ở bất kỳ quốc gia nào". Luật nầy cũng áp dụng cho các cá nhân bị kết tội tham nhũng, biển thủ và một số tội danh khác. Điều luật này có hiệu lực 6 năm nhưng chỉ có Tổng thống Mỹ là có quyền chấm dứt chế tài với một cá nhân nào đó với điều kiện phải báo cáo cho Quốc hội. Nó là một phần của Dự Luật Ủy Quyền Quốc phòng năm 2017 (National Defense Authorization Act), gọi tắt là NDAA hoặc S.2943 mà Tổng thống Obama đã ký vào ngày 26-12-2016 sau khi được thông qua bởi hạ viện và thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 8.12.[28]

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Ủy ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS) cho biết có ba đối tượng có thể bị trừng phạt:

  • Thứ nhất là những giới chức chính quyền và những thuộc hạ của họ hoặc những người ngoài chính phủ hợp tác với giới chức chính quyền vi phạm nghiêm trọng quyền con người mà được quốc tế ghi nhận.
  • Thứ hai là những giới chức quyền cướp đoạt tài sản của người dân.
  • Và thứ ba là những giới chức chính quyền can dự vào những vụ tham nhũng lớn và đàn áp những người đi phanh phui những vụ ấy.”

Theo Tiến sĩ Thắng, có hai con đường để đưa những danh sách của những đối tượng trên đến Tổng thống Hoa Kỳ trong thời gian 120 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ. Cách thứ nhất là gửi đến một số uỷ ban đặc trách, hữu trách trong Thượng viện, Hạ viện để đưa lên Tổng thống. Bên cạnh đó, văn phòng dân chủ nhân quyền và lao động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng có thể đệ trình lên Tổng thống.[29]

Trừng phạt

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh hành pháp 13818, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 12 năm 2017, đây là lần đầu tiên Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky được thực hiện, theo đó Hoa Kỳ Chính phủ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 13 cá nhân được mô tả là "những kẻ vi phạm nhân quyền, và các nhân vật tham nhũng".[30][31] Dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Trump, Steven Mnuchin, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ, đã tuyên bố các biện pháp trừng phạt đối với mười ba người. "[30] Các cá nhân bị xử phạt bao gồm Yahya Jammeh, cựu tổng thống của Gambia và Roberto Jose Rivas Reyes, chủ tịch Hội đồng bầu cử tối cao của Nicaragua.[32] Thêm 39 công ty và cá nhân có liên quan cũng bị Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính xử phạt.[32]

Phê bình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tạp chí Quốc phòng toàn dân cho là:"Điều luật nhân quyền toàn cầu Magnitsky là đi ngược lại với các nguyên tắc hợp tác giữa các quốc gia nói chung, quan hệ đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng. Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, nên không cho phép bất cứ ai, chính phủ nào có quyền áp đặt cơ chế pháp lý của họ lên công dân của mình (nếu không có sự thỏa thuận của Nhà nước Việt Nam). Bởi vậy, Điều luật Magnitsky là bất khả thi đối với Việt Nam." [33]

Luật Magnitsky ở các nước khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Luật tương tự và lấy cảm hứng từ Đạo luật Magnitsky Toàn cầu Hoa Kỳ ban hành tháng 12 năm 2016 sau đó đã được ban hành ở các quốc gia khác.

Vào ngày 8 tháng 12 năm 2016, Estonia đã đưa ra một đạo luật mới lấy cảm hứng từ Đạo luật Magnitsky, không cho phép người nước ngoài bị kết án vi phạm nhân quyền vào Estonia. Luật được nhất trí thông qua tại Quốc hội Estonia, tuyên bố rằng nó cho phép Estonia không cho phép nhập cảnh nếu trong số những điều khác, "có thông tin hoặc lý do chính đáng để tin" rằng họ đã tham gia vào các hoạt động dẫn đến "cái chết hoặc thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe của một người ".[34]

Vương quốc Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 21 tháng 2 năm 2017, Hạ viện Anh nhất trí thông qua sửa đổi Dự luật tài chính hình sự của nước này lấy cảm hứng từ Đạo luật Magnitsky cho phép chính phủ đóng băng tài sản của những người vi phạm nhân quyền quốc tế ở Anh.[35]

Vào ngày 1 tháng 5 năm 2018, Hạ viện Anh, không có sự phản đối, đã thêm "sửa đổi Magnitsky" vào Dự luật trừng phạt và chống rửa tiền cho phép chính phủ Anh áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những người vi phạm nhân quyền thô bạo.[36]

Vào tháng 5 năm 2017, Bộ Ngoại giao Nga đã cảnh báo Canada rằng luật mới dự kiến ​​của họ, được gọi là Công lý cho các nạn nhân của các quan chức nước ngoài tham nhũng Bill (Luật Sergei Magnitsky), là một "bước đi không thân thiện" và rằng "Nếu Quốc hội Canada phê chuẩn luật trừng phạt này, các mối quan hệ giữa các nước chúng ta, đang trải qua thời kỳ khó khăn, sẽ chịu thiệt hại đáng kể ". CBC News tại Canada cũng báo cáo rằng Nga đã đưa Bộ trưởng Ngoại giao Canada, Chrystia Freeland, và mười hai chính trị gia và nhà hoạt động Canada khác vào danh sách đen của Kremlin và không cho phép họ vào "Nga vì những chỉ trích về hành động của Nga ở Ukraine và việc thôn tính Crimea ".[37]

Vào ngày 19 tháng 10 năm 2017, Quốc hội Canada đã thông qua Dự luật, sau một cuộc bỏ phiếu nhất trí tại Hạ viện Canada, với 277 thuận, và không phiếu chống.[38] Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã cáo buộc Canada dùng luật Magnitsky mới của nước này cho "các trò chơi chính trị".[39]

Đạo luật Magnitsky của Canada cũng nhắm vào 19 quan chức Venezuela và 3 quan chức Nam Sudan, cùng với 30 cá nhân Nga bị trừng phạt lúc đầu.[40]

Vào ngày 9 tháng 11 năm 2017, Quốc hội Litva đã phê chuẩn để thảo luận về các sửa đổi liên quan đến luật, với 78 phiếu ủng hộ, một phiếu chống và năm phiếu trắng. Cuối cùng, vào ngày 16 tháng 11 năm 2017 (kỷ niệm 8 năm ngày mất của Sergei Magnitsky), Quốc hội Litva đã nhất trí thông qua luật.[41]

Vào ngày 8 tháng 2 năm 2018, Quốc hội Latvia (Saeima) đã chấp nhận đính kèm luật trừng phạt, lấy cảm hứng từ vụ Sergei Magnitsky, để cấm người nước ngoài bị coi là phạm tội vi phạm nhân quyền vào nước này.[42]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Obama signs Russia rights law despite Putin fury”. AFP. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ Alexandra Ma (ngày 17 tháng 7 năm 2018). “Putin hinted he wanted Trump to give him access to one man — and it reveals his greatest weakness”. Business Insider.
  3. ^ “Q&A: The Magnitsky affair”. BBC News. ngày 7 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  4. ^ “Russia puts dead lawyer Sergei Magnitsky on trial”. Perth Now. ngày 27 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  5. ^ Eckel, Mike (ngày 13 tháng 5 năm 2017). “U.S. Settles Magnitsky-Linked Money Laundering Case On Eve Of Trial”. RadioFreeEurope/RadioLiberty. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2018.
  6. ^ “Q&A: The Magnitsky affair”. BBC News. ngày 11 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2018.
  7. ^ “Russia puts dead lawyer Sergei Magnitsky on trial”. Perth Now. AFP. ngày 27 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  8. ^ Gray, Rosie (ngày 25 tháng 7 năm 2017). “Bill Browder's Testimony to the Senate Judiciary Committee”. The Atlantic. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2017. ... they put him in an isolation cell, chained him to a bed, and eight riot guards came in and beat him with rubber batons. That night he was found dead on the cell floor.
  9. ^ Trindle, Jamila (ngày 15 tháng 5 năm 2014). “The Magnitsky Flip-Flop”. Foreign Policy. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2018.
  10. ^ "Russia Human Rights Legislation Passes Foreign Affairs Committee" Lưu trữ 2012-06-09 tại Library of Congress Web Archives, committee press release, ngày 7 tháng 6 năm 2012.
  11. ^ Baker, Peter, "Syria Crisis and Putin’s Return Chill U.S. Ties With Russia", The New York Times, ngày 13 tháng 6 năm 2012. Truy cập 2012-06-13.
  12. ^ Belton, Catherine (ngày 26 tháng 6 năm 2012). 'Magnitsky law' makes progress in Senate”. Ft.com. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2012.
  13. ^ Kathy Lally and Will Englund (ngày 6 tháng 12 năm 2012). “Russia fumes as U.S. Senate passes Magnitsky law aimed at human rights”. The Washington Post. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2012.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  14. ^ “Statement by the Press Secretary on H.R. 6156”. Whitehouse.gov. ngày 14 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2012.
  15. ^ Andrey Fedyashin (ngày 15 tháng 12 năm 2012). “Russia-US: Normalization fraught with conflictill”. The Moscow Times. The Voice of Russia. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2012.
  16. ^ “Obama signs Magnitsky Act linked with Jackson-Vanik Amendment termination”. Interfax. ngày 14 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2012.
  17. ^ “Obama Signs Magnitsky Bill”. Reuters. The Moscow Times. ngày 17 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2012.
  18. ^ “Magnitsky Sanctions Listings”. US Department of the Treasury. ngày 12 tháng 4 năm 2013.
  19. ^ “Factbox: Who's who on the U.S. Magnitsky list”. Yahoo News. Reuters. ngày 12 tháng 4 năm 2013.
  20. ^ “Magnitsky List release: severe blow on Moscow-US ties”. Voice of Russia. ngày 12 tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2014.
  21. ^ “DEAD RUSSIAN LAWYER MAGNITSKY FOUND GUILTY”. AP. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2013.
  22. ^ J.Y. (ngày 30 tháng 1 năm 2013). “Russian politics: The Kremlin's new Anti-Americanism”. The Economist. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2013.
  23. ^ Kredo, Adam (ngày 19 tháng 7 năm 2012). “Bank of Putin: Goldman Sachs lobbying against human rights legislation”. The Washington Free Beacon. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2012.
  24. ^ Абаринов, Владимир (ngày 3 tháng 8 năm 2012). “Противозаконное задержание”. Graniru.org (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
  25. ^ Sullivan, Andy; Mohammed, Arshad (ngày 11 tháng 7 năm 2017). “Trump Jr. emails suggest he welcomed Russian help against Clinton”. Reuters. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
  26. ^ Watkins, Ali (ngày 14 tháng 7 năm 2017). “U.S. officials probing Russian lobbyist who met Trump team”. Politico. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
  27. ^ Russians linked to Sergei Magnitsky case banned from entering UK, Daily Telegraph vom 9. Juli 2013
  28. ^ Tổng thống Obama ký luật liên quan nhân quyền, www.bbc.com, 26-12-2016
  29. ^ Luật Magnitsky của Mỹ ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?, www.rfa.org, 08-12-2016
  30. ^ a b Background Briefing on the Rollout of the Global Magnitsky Sanctions, United States Department of State (ngày 21 tháng 12 năm 2018).
  31. ^ Trump, Donald (ngày 21 tháng 12 năm 2017). “Executive Order Blocking the Property of Persons Involved in Serious Human Rights Abuse or Corruption”. Whitehouse.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2017.
  32. ^ a b “United States Sanctions Human Rights Abusers and Corrupt Actors Across the Globe” (press release) (Thông cáo báo chí). United States Department of the Treasury. ngày 21 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2018.
  33. ^ Điều luật nhân quyền Magnitsky vi phạm nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết?, tapchiqptd.vn, 08-12-2016
  34. ^ Rettman, Andrew (ngày 9 tháng 12 năm 2016). “Estonia joins US in passing Magnitsky law”. EUobserver. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2017.
  35. ^ “UK House of Commons Passes the Magnitsky Asset Freezing Sanctions”. Organized Crime and Corruption Reporting Project. ngày 21 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  36. ^ “UK lawmakers back 'Magnitsky amendment' on sanctions for human...”. Reuters. ngày 1 tháng 5 năm 2018 – qua www.reuters.com.
  37. ^ Sevunts, Levon (ngày 18 tháng 5 năm 2017). “Russia warns Canada over 'blatantly unfriendly' Magnitsky Act”. CBC News. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2017.
  38. ^ “As Canada's Magnitsky bill nears final vote, Russia threatens retaliation”. CBC News. Thomson Reuters. ngày 4 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2017.
  39. ^ Blanchfield, Mike (ngày 20 tháng 10 năm 2017). “Vladimir Putin accuses Canada of 'political games' over Magnitsky law”. Global News. The Canadian Press. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2017.
  40. ^ “Russia, South Sudan and Venezuela are Canada's 1st targets using sanctions under Magnitsky Act”. CBC News. ngày 3 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
  41. ^ “Lithuania: Parliament Adopts Version of Magnitsky Act”. OCCRP. ngày 16 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2018.
  42. ^ “Latvia Becomes Final Baltic State to Pass Magnitsky Law”. OCCRP. ngày 9 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan