Marie Colvin

Marie Colvin
SinhMarie Catherine Colvin
(1956-01-12)12 tháng 1, 1956
Oyster Bay, New York, Hoa Kỳ
Mất22 tháng 2, 2012(2012-02-22) (56 tuổi)[1]
Homs, Syria
Quốc tịchHoa Kỳ
Học vịĐại học Yale
Nghề nghiệpNhà báo, thông tín viên chiến tranh

Marie Catherine Colvin (12 tháng 1 năm 1956 – 22 tháng 2 năm 2012)[2] là nhà báo người Mỹ làm việc cho tờ báo The Sunday Times của Anh từ năm 1985. Bà bị giết chết khi thu thập tin tức về cuộc vây hãm thành phố HomsSyria.

Thời trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Marie Catherine Colvin sinh tại Oyster Bay, Quận Nassau, New York, trên đảo Long Island thuộc bang New York. Bà tốt nghiệp bằng trung học ở Trường trung học Oyster Bay năm 1974, sau đó vào học ở Đại học Yale và đậu bằng cử nhân môn Nhân chủng học năm 1978.[3][4]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Một năm sau khi tốt nghiệp, Colvin bắt đầu làm phóng viên thu thập tin tức của cảnh sát từ nửa đêm tới 6 giờ sáng cho hãng thông tấn United Press International ở thành phố New York.[5] Năm 1984, Colvin trở thành trưởng văn phòng chi nhánh của hãng United Press International tại Paris. Năm 1985 bà chuyển sang làm việc cho báo The Sunday Times của Anh. Bắt đầu từ năm 1986, bà làm thông tín viên ở Trung Đông cho tờ báo này, rồi từ năm 1995 làm thông tín viên về các vấn đề đối ngoại.

Năm 1986, bà là nhà báo đầu tiên phỏng vấn Muammar Gaddafi sau vụ Hoa Kỳ ném bom Libya ngày 15 tháng 4 năm 1986 (để trả đũa vụ đặt bom khủng bố một hộp đêm mà lính Mỹ hay lui tới ở Tây Berlin ngày 5 tháng 4 năm 1986 được cho là do Lybia thực hiện).[6] Mặc dù chuyên đảm nhiệm khu vực Trung Đông, bà cũng đưa tin về các cuộc xung đột ở Chechnya, Kosovo, Sierra Leone, Zimbabwe, Sri LankaĐông Timor. Năm 1999 ở Đông Timor, bà được qui cho công lao cứu sống 1.500 phụ nữ và trẻ em trong một khu lộ thiên có hàng rào chung quanh bị lực lượng do Indonesia hậu thuẫn bao vây. Bà không chịu bỏ rơi họ, ở lại với Lực lượng Liên Hợp Quốc, để tường thuật tin thời sự trên báo của bà và trên truyền hình.[7] Những phụ nữ và trẻ em bị bao vây nói trên đã được di tản 4 ngày sau đó.

Bà đã đoạt giải "Giải Dũng cảm trong nghề báo" của International Women's Media Foundation (Quỹ Truyền thông của Phụ nữ quốc tế) cho công lao tường thuật tin tức ở Kosovo và Chechnya.[8][9][10] Bà đã viết và làm các phim tài liệu, trong đó có Arafat: Behind the Myth cho đài BBC.[11] Bà cũng xuất hiện trên phim tài liệu Bearing Witness năm 2005.

Bà bắt đầu đeo tấm che mắt (eyepatch) sau khi bị mất thị lực ở mắt bên trái do bị trúng mảnh đạn B 40 do quân đội của chính phủ Sri Lanka bắn ra hôm 16 tháng 4 năm 2001 khi bà làm phóng sự về cuộc nội chiến Sri Lanka.[12][13][14][15] Sau đó Colvin bị chứng rối loạn stress sau sang chấn và phải nhập viện để điều trị. Colvin cũng là nhân chứng và là người trung gian hoà giải trong những ngày cuối cùng của cuộc nội chiến Sri Lanka và tường thuật về những tội ác chiến tranh trong thời nội chiến này.[15]

Năm 2011, khi tường thuật về cuộc nội chiến Libya, bà đã được cho cơ hội để phỏng vấn Muammar Gaddafi, cùng với 2 nhà báo khác mà bà có thể đề cử. Cuộc phỏng vấn quốc tế đầu tiên từ khi bắt đầu chiến tranh, bà thực hiện cùng với 2 người bạn Christiane Amanpour của hãng ABC News[16]Jeremy Bowen của hãng BBC News.[17]

Cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 2 năm 2012, Colvin đi qua biên giới vào Syria bất hợp pháp bằng cách ngồi đàng sau xe mô tô chạy băng đồng, vì nỗ lực của chính phủ Syria ngăn chặn không cho các nhà báo nước ngoài vào đưa tin về cuộc nổi dậy ở Syria 2011–2012. Colvin đặt nơi làm việc ở phía tây quận Baba Amr của thành phố Homs, và thực hiện buổi phát sóng cuối cùng của mình vào buổi chiều ngày 21.2.2012 trên đài BBC, Kênh 4 (Anh), CNNITN thông qua điện thoại vệ tinh.[18]

Ngày 22.2.2012 Colvin và nhiếp ảnh gia từng đoạt giải Rémi Ochlik người Pháp bị giết chết bởi một trái rocket do quân đội Syria pháo kích thành phố Homs tháng 2 năm 2012, khi họ tìm cách chạy ra khỏi tòa nhà dùng làm phương tiện truyền thông tạm thời.[13][19][20] Nhà báo đồng nghiệp Jean-Pierre Perrin và các nguồn tin khác tường thuật là tòa nhà này đã bị quân đội Syria đặc biệt nhắm vào, vì có các tín hiệu điện thoại vệ tinh phát ra.[21]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Colvin đã kết hôn 2 lần với nhà báo Patrick Bishop; cả hai cuộc hôn nhân đều kết thúc bằng ly dị. Bà cũng kết hôn với nhà báo Juan Carlos Gumucio, người đã tự sát năm 2002.[2] Bà sống ở Hammersmith, West London, và không có con.[18]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordland, Rod; Cowell, Alan (ngày 22 tháng 2 năm 2012). “Two Western Journalists Killed in Syria Shelling”. New York Times.
  2. ^ a b Greenslade, Roy (ngày 22 tháng 2 năm 2012). “Marie Colvin obituary”. Guardian.
  3. ^ “Journalist Killed in Syria Attended Yale”. NBC Connecticut. ngày 22 tháng 2 năm 2012.
  4. ^ “Colvin '78 killed in Syria”. Yale Daily News. ngày 22 tháng 2 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
  5. ^ Ricchiardi, Sherry (tháng 4 năm 2000). “Highway to the Danger Zone”. American Journalism Review. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
  6. ^ Miller, Judith (1997). God has Ninety-Nine Names: Reporting from a Militant Middle East. New York: Simon and Schuster. tr. 232. ISBN 0684832283.
  7. ^ Greenslade, Roy (ngày 22 tháng 2 năm 2012). “Marie Colvin obituary”. www.guardian.co.uk. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
  8. ^ “Woman Journalist Gets Her Story: In Spite of Grenade Attack, Marie Colvin Files Her Report”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
  9. ^ Walford, Charles (ngày 22 tháng 2 năm 2012). “Veteran Sunday Times journalist Marie Colvin 'killed in heavy shelling in Syria' just hours after broadcast on ITN News At Ten”. Mail Online. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
  10. ^ Spillius, Alex (ngày 22 tháng 2 năm 2012). “Marie Colvin killed in Syria: life and times of distinguished war correspondent”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
  11. ^ Fatima, Nazish (ngày 22 tháng 2 năm 2012). “Death of Marie Colvin, American journalist of war”. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
  12. ^ Hodgson, Jessica (ngày 18 tháng 4 năm 2001). “Sunday Times journalist may lose sight”. Guardian.
  13. ^ a b Wardrop, Murray (ngày 22 tháng 2 năm 2012). “Syria: Sunday Times journalist Marie Colvin 'killed in Homs'. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
  14. ^ Walt, Vivienne (ngày 22 tháng 2 năm 2012). “Syria: War Reporter Marie Colvin and Photographer Rémi Ochlik Are Killed”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
  15. ^ a b Colvin, Marie (ngày 25 tháng 5 năm 2009). “Slain Tamil chiefs were promised safety”. The Australian. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
  16. ^ Christiane Amanpour (ngày 1 tháng 3 năm 2011). “Col Gaddafi 'brushed off the international pressure'. ABC News.
  17. ^ Jeremy Bowen (ngày 1 tháng 3 năm 2011). “Col Gaddafi 'brushed off the international pressure'. BBC News.
  18. ^ a b “Veteran American war reporter Marie Colvin killed when Syrian army shells media center just hours after her last TV broadcast”. Daily Mail. ngày 22 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
  19. ^ 'Foreign journalists killed' in Homs shelling”. Al Jazeera. ngày 22 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
  20. ^ “Veteran war reporter Marie Colvin killed in Syria”. Channel 4. ngày 22 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
  21. ^ “Marie Colvin: Britain summons Syria ambassador over killing”. The Telegraph. ngày 22 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng
Tiền nhiệm
Christina Lamb
British Foreign Reporter of the Year
2001, 2010
Kế nhiệm
Jon Swain
Tiền nhiệm
Dan McDougall
Kế nhiệm
Charles Clover
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Akatsuki no Goei - Trinity Complete Edition [Tiếng Việt]
Akatsuki no Goei - Trinity Complete Edition [Tiếng Việt]
Cậu chuyện lấy bối cảnh Nhật Bản ở một tương lai gần, giai đoạn cảnh sát hoàn toàn mất kiểm soát, tội phạm ở khắp nơi
Những điều cần biết về nguyên tố thảo - Genshin Impact
Những điều cần biết về nguyên tố thảo - Genshin Impact
Trước hết, hệ Thảo sẽ không tương tác trực tiếp với Băng, Nham và Phong. Nhưng chỉ cần 3 nguyên tố là Thủy, Hỏa, Lôi
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
Là những vị khách tham quan, bạn có thể thể hiện sự kính trọng của mình đối với vùng đất bằng cách đi bộ chậm rãi và nói chuyện nhẹ nhàng
Visual Novel Nekopara vol.1 Việt Hoá
Visual Novel Nekopara vol.1 Việt Hoá
Câu chuyện kể về Minazuki Kashou, con trai của một gia đình sản xuất bánh kẹo truyền thống bỏ nhà ra đi để tự mở một tiệm bánh của riêng mình tên là “La Soleil”