Nói tiếng lạ

Một buổi cầu nguyện ở Mexico trong đó có biểu hiện ân tứ nói tiếng lạ

Nói tiếng lạ (tiếng Anh: Speaking in tongues hay Glossolalia) là một hoạt động hoặc thực hành trong đó mọi người thốt ra những từ ngữ hoặc âm thanh giống như lời nói, thường được những người theo đạo cho là ngôn ngữ mà người nói không biết, bất khả tri. Một định nghĩa được các nhà ngôn ngữ học sử dụng là việc phát âm trôi chảy các âm tiết giống như lời nói mà không có bất kỳ ý nghĩa dễ hiểu nào. Trong một số trường hợp, như một phần của thực hành tôn giáo, một số người tin rằng đó là ngôn ngữ thiêng liêng nhiệm màu mà người nói không hay biết[1]. Ân tứ nói tiếng lạ được thực hành trong hệ Ngũ TuầnCơ Đốc giáo ân tứ[2][3] cũng như trong các tôn giáo khác[4][5]. Đôi khi người ta phân biệt giữa "Glossolalia" và "Xenolalia" hoặc "Xenoglossy" điều này liên quan cụ thể đến niềm tin rằng ngôn ngữ đang được nói là một ngôn ngữ tự nhiên mà người nói trước đó chưa biết đến[6]. Theo giáo phái Chứng nhân Jê-hô-va thì nói tiếng lạ là khả năng mà một số tín đồ đạo Cơ đốc thời ban đầu đã nhận được nhờ đó họ có thể nói tiếng nước ngoài mà không cần phải học. Phép lạ này xảy ra lần đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem vào buổi sáng của Lễ Ngũ Tuần, kỳ lễ của người Do Thái khoảng năm 33 công nguyên. Khoảng 120 môn đồ của Chúa Giê-su nhóm lại và rồi “tất cả đều được tràn đầy thần khí thánh và bắt đầu nói những ngôn ngữ khác” (Công vụ 1:15; 2:1-4). Một đám đông lớn “đến từ mọi nước trên khắp thế giới” tụ tập lại, và rồi “mỗi người đều nghe các môn đồ nói ngôn ngữ của họ”.​— Công vụ 2:5, 6.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Anh thì từ nói tiếng lạ Glossolalia là một từ mượn của từ tiếng Hy Lạp: γλωσσολαλία/glossolalía, là một từ ghép của từ γλῶσσα/glossa có nghĩa là ngôn ngữ bằng lưỡi[7] và cụm từ λαλέω/laleō có nghĩa là nói, trò chuyện, tán gẫu, tạo âm thanh[8]. Cụm từ tiếng Hy Lạp (dưới nhiều hình thức khác nhau) xuất hiện trong Tân Ước trong các sách Công vụ các Sứ đồ (sách Công vụ) và Cô-rinh-tô I. Trong Công vụ 2, những người theo Chúa Kitô nhận biết được Đức Thánh Linh và nói bằng ngôn ngữ của ít nhất mười lăm quốc gia hoặc nhóm dân tộc. Cụm từ chính xác nói tiếng lạ đã được sử dụng ít nhất là kể từ khi bản dịch Tân Ước sang Tiếng Anh trung đại trong Kinh thánh Wycliffe vào thế kỷ XIV[9] Frederic Farrar lần đầu tiên sử dụng cụm từ glossolalia vào năm 1879.[10]. Trong thế giới Cổ đại, người ta thường có quan niệm rằng các vị thần nói những ngôn ngữ khác với ngôn ngữ loài người, và các nhà sử học tôn giáo đã xác định được những tài liệu tham khảo về lời nói bí truyền trong văn học Hy Lạp-La Mã giống với tiếng lạ, đôi khi được giải thích là ngôn ngữ của thiên thần hoặc thần thánh[11]. Vào thế kỷ 12 thì Bernard xứ Clairvaux giải thích rằng việc nói tiếng lạ không còn nữa vì có những phép lạ lớn hơn đó cuộc sống được biến đổi của những người tin theo Chúa[12].

Phái Ngũ tuần

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thế kỷ XX thì Charles Parham và những người theo ông thời kỳ đầu tin rằng nói tiếng lạ là Xenoglossia, và một số người theo ông đã đi đến các nước ngoài và cố gắng sử dụng ân tứ này để chia sẻ Phúc âm với những người không nói tiếng Anh. Từ thời kỳ phục hưng Phố Azusa và trong số những người tham gia đầu tiên vào phong trào Ngũ Tuần, có nhiều lời kể về những cá nhân nghe thấy ngôn ngữ của chính họ được nói bằng tiếng lạ. Phần lớn những người Ngũ Tuần và Phong trào Đặc ân coi việc nói tiếng lạ chủ yếu là ngôn ngữ của thần thánh, hoặc "ngôn ngữ của các thiên thần" chứ không phải ngôn ngữ của con người[13]. Trong những năm sau cuộc phục hưng trên phố Azusa, những người Ngũ Tuần đến cánh đồng truyền giáo nhận thấy rằng họ không thể nói ngôn ngữ của người dân địa phương theo ý muốn khi họ nói tiếng lạ ở những vùng đất xa lạ[14]. Sự phục hưng tại Phố Azusa kéo dài cho đến khoảng năm 1915. Từ đó, nhiều nhà thờ Ngũ Tuần mới mọc lên khi mọi người đến tham dự các buổi lễ tại Los Angeles và mang niềm tin mới tìm thấy của họ đến các cộng đồng trên khắp Hoa Kỳ và nước ngoài. Trong thế kỷ XX, nói tiếng lạ đã trở thành một phần quan trọng trong bản sắc của các nhóm tôn giáo này. Trong những năm 1960, phong trào ân tứ trong các nhà thờ Tin Lành chính thống và trong số phong trào Công giáo ân tứ đã tiếp nhận một số niềm tin Ngũ Tuần, và việc thực hành nói tiếng lạ đã lan sang các giáo phái Cơ đốc khác. Cuộc thảo luận về tiếng lạ đã thấm nhuần vào nhiều nhánh của Tin Lành, đặc biệt là kể từ phong trào ân tứ lan rộng vào những năm 1960[15] hoặc bằng sự xâm nhập[16]. Nhiều nhóm Cơ đốc giáo đã chỉ trích phong trào Ngũ tuần và ân tứ vì quá chú ý đến các biểu hiện huyền bí, chẳng hạn như nói tiếng lạ[17]. Trong một số Giáo hội Tin lành và các Giáo hội Tin lành khác, kinh nghiệm này được hiểu là một ân tứ nói được ngoại ngữ mà không cần phải học chúng (Xenoglossy) để truyền giáo, và chủ nghĩa ngừng lại là lập trường thần học cho rằng ân tứ này và các ân tứ thuộc linh khác chỉ dành cho thời đại tông đồ, và sau đó bị thu hồi[18][19].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Colman, Andrew M. biên tập (2009). “Glossolalian”. A Dictionary of Psychology. Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2011.
  2. ^ Lum, Kathryn Gin; Harvey, Paul (2018). The Oxford Handbook of Religion and Race in American History (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. tr. 801. ISBN 978-0190856892. ... would prove influential on the development of black Pentecostalism in the early twentieth century, as glossolalia, or speaking in tongues, would be understood as a third work of grace following Holiness and receipt of the Holy Spirit.
  3. ^ The Encyclopedia of Christianity (bằng tiếng Anh). Wm. B. Eerdmans Publishing. 1999. tr. 415. ISBN 978-9004116955. While in Houston, Texas, where he had moved his headquarters, Parham came into contact with William Seymour (1870–1922), an African-American Baptist-Holiness preacher. Seymour took from Parham the teaching that the baptism of the Holy Spirit was not the blessing of sanctification but rather a third work of grace that was accompanied by the experience of tongues
  4. ^ Rose, Seraphim (1997). Orthodoxy and the Religion of the Future (bằng tiếng Anh). St Herman Press. tr. 137. ISBN 188790400X. There is scarcely to be found an example of "speaking in tongues" in any even nominally Christian context for over 1,600 years after the time of Paul...and yet this "gift" is possessed by numerous shamans and witch doctors of primitive religions, as well as by modern spritistics mediums and the demonically possessed.
  5. ^ Whelan, Christal (2007). “Shifting Paradigms and Mediating Media: Redefining a New Religion as "Rational" in Contemporary Society”. Nova Religio. 10 (3): 54–72. doi:10.1525/nr.2007.10.3.54.
  6. ^ Cheryl Bridges Johns and Frank Macchia, "Glossolalia", The Encyclopedia of Christianity (Grand Rapids, MI; Leiden, Netherlands: Wm. B. Eerdmans; Brill, 1999–2003), 413.
  7. ^ Liddell, Henry George; Scott, Robert (1940). “γλῶσσα”. Trong Jones, Henry Stuart; McKenzie, Roderick (biên tập). A Greek-English Lexicon. Oxford: Clarendon Press.
  8. ^ Liddell, Henry George; Scott, Robert (1940). “λαλέω”. Trong Jones, Henry Stuart; McKenzie, Roderick (biên tập). A Greek-English Lexicon. Oxford: Clarendon Press.
  9. ^ Mark 16:17
  10. ^ “glossolalia”. Oxford English Dictionary (ấn bản thứ 2). 1989.
  11. ^ Petruzzello, Melissa. “Glossolalia”. Encyclopedia Britannice. Encyclopedia Britannica. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  12. ^ "Premier Serrmon Pour Le Jour de L'Ascension. Sur l'Evangile du jour." Lưu trữ 7 tháng 2 năm 2020 tại Wayback Machine "3. Il y des signes plus certains et des miracles plus salutaires que ceux-là, ce sont les mérites. Et je ne crois pas qu'il soit difficile de savoir en quel sens on doit entendre les miracles dont il est parlé en cet endroit, pour qu'ils soient des signes certains de foi, et par conséquent de salut. En effet, la première oeuvre de la foi, opérant par la charité, c'est la componction de l'âme, car elle chasse évidemment les démons, en déracinant les péchés de notre coeur. Quant aux langues nouvelles que doivent parler les hommes, qui croient en Jésus-Christ, cela a lieu, lorsque le langage du vieil homme cesse de se trouver sur nos lèvres, et que nous ne parlons plus la langue antique de nos premiers parents, qui cherchaient dans des paroles pleines de malice à s'excuser de leurs péchés".
  13. ^ D. Swincer, Tongues: Genuine Biblical Languages: A Careful Construct of the Nature, Purpose, and Operation of the Gift of Tongues for the Church (2016) pp. 88–90 [thiếu ISBN]
  14. ^ Faupel, D. William. Glossolalia as Foreign Language: An Investigation of the Twentieth-Century Pentecostal Claim. “31-1-05”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2005.
  15. ^ Example: Christenson, Laurence, Speaking in tongues: and its significance for the church, Minneapolis, MN : Dimension Books, 1968.[thiếu ISBN][cần số trang]
  16. ^ Example: Gromacki, Robert Glenn, The Modern Tongues Movement, Nutley, NJ: Presbyterian and Reformed Publishing Co., 1973, ISBN 0875523048 (Originally published 1967)[cần số trang]
  17. ^ Wolfgang Vondey, Pentecostalism: A Guide for the Perplexed, T&T Clark, UK, 2012, p. 37-38
  18. ^ Gerald R. McDermott, The Oxford Handbook of Evangelical Theology, Oxford University Press, UK, 2013, p. 332
  19. ^ Mal Couch, A Bible Handbook to the Acts of the Apostles, Kregel Academic, USA, 1999, p. 38

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chủ đề Cơ Đốc giáo
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
Trải qua thời thơ ấu không như bao đứa trẻ bình thường khác, một phần nào đó đã tác động không nhỏ đến cái nhìn của Mễ Mông
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Đế quốc phương Đông (Eastern Empire), tên chính thức là Nasca Namrium Ulmeria United Eastern Empire
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Kujou Sara sử dụng Cung thuật Tengu, một kĩ năng xạ thuật chết chóc nổi tiếng của Tengu.
Marley and Me - Life and love with the world's worst dog
Marley and Me - Life and love with the world's worst dog
Một cuốn sách rất đáng đọc, chỉ xoay quanh những câu chuyện đời thường nhưng vô cùng giản dị. Chú chó lớn lên cùng với sự trưởng thành của cặp vợ chồng, của gia đình nhỏ đấy