NGC 3921

Hình ảnh của NGC 3921 chụp bằng kính viễn vọng Hubble

NGC 3921 là tên của một cặp thiên hà đã trải qua sự tương tác thiên hà nằm ở chòm sao phương bắc tên là Đại Hùng. Dựa trên giá trị dịch chuyển đỏ là 0.019667, khoảng cách của thiên hà này với chúng ta là khoảng xấp xỉ 59 triệu năm ánh sáng (18 mega parsec)[1]. Vào ngày 14 tháng 4 năm 1789, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel đã phát hiện ra thiên hà này[2]. Nó được mô tả bởi nhà thiên văn học người Đan Mạch/Anh John Louis Emil Dreyer (người biên soạn danh mục thiên thể NGC) mô tả là "khá mờ, nhỏ, tròn".[3]

NGC 3921 là những gì còn sót lại của một sự kiện va chạm thiên hà, hai thiên hà này được cho là thiên hà đĩa đã va chạm vào nhau cách đây 700 triệu năm[4]. Bức ảnh chụp được cho thấy nó có sự hình thành sao nổi bật với các cấu trúc giống như bụng sóng (khẳng định đây là những gì còn lại của 2 thiên hà đã va chạm nhau[4]). Bởi vì thế, NGC 3921 được nằm trong bản đồ các thiên hà dị thường của nhà thiên văn học người Halton Arp với định danh Arp 224.[5]

Ngoài việc đang trong giai đoạn hình thành sao mới với tỉ lệ cực cao, nó còn có một vài những đặc điểm nổi bật khác. Một trong số chúng là có một nguồn phát ra tia X cực đại được định danh là X-2 và phát ra tia X với cường độ 8×1039 erg/s[6]. Thêm vào đó, nó được quan sát là có hai cụm sao cầu[7]. Cả hai chúng đều khá trẻ, có khối lượng bằng một nửa của Omega Centauri: minh chứng cho nhận định khi hai thiên hà giàu chất khí va chạm sẽ tạo ra nhiều cụm sao cầu giàu kim loại.[7]

Dữ liệu hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Đại Hùng và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 11h 51m 06.863s[8]

Độ nghiêng +55° 04′ 43.38″[8]

Giá trị dịch chuyển đỏ 0.019667[9]

Cấp sao biểu kiến 12.64[5]

Cấp sao tuyệt đối −22.09[7]

Vận tốc xuyên tâm 5896 km/s[9]

Kích thước biểu kiến 2.1′ × 1.3′

Loại thiên hà (R')SA0/a(s) pec[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Crook, Aidan C.; Huchra, John P.; Martimbeau, Nathalie; Masters, Karen L.; Jarrett, Tom; Macri, Lucas M. (2007). “Groups of Galaxies in the Two Micron All Sky Redshift Survey”. The Astrophysical Journal. 655 (2): 790–813. arXiv:astro-ph/0610732. Bibcode:2007ApJ...655..790C. doi:10.1086/510201.
  2. ^ Seligman, Courtney. “New General Catalogue objects: NGC 3900 - 3949”. cseligman.com. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2017.
  3. ^ “Revised NGC Data for NGC 3921 - Hartmut Frommert - SEDS”. seds.org. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2017.
  4. ^ a b “Evolution in slow motion | ESA/Hubble”. www.spacetelescope.org. 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2017.
  5. ^ a b “NGC 3921”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2017.
  6. ^ Jonker, P. G.; Heida, M.; Torres, M. A. P.; Miller-Jones, J. C. A.; Fabian, A. C.; Ratti, E. M.; Miniutti, G.; Walton, D. J.; Roberts, T. P. (2012). “The Nature of the Bright Ulx X-2 in Ngc 3921: Achandraposition Andhstcandidate Counterpart”. The Astrophysical Journal. 758 (1): 28. arXiv:1208.4502. Bibcode:2012ApJ...758...28J. doi:10.1088/0004-637X/758/1/28.
  7. ^ a b c Schweizer, François; Seitzer, Patrick; Brodie, Jean P. (2004). “Keck Spectroscopy of Two Young Globular Clusters in the Merger Remnant NGC 3921”. The Astronomical Journal. 128 (1): 202–210. arXiv:astro-ph/0404424. Bibcode:2004AJ....128..202S. doi:10.1086/421851.
  8. ^ a b Skrutskie, M. (2006). “The Two Micron All Sky Survey (2MASS)”. The Astronomical Journal. 131 (2): 1163–1183. Bibcode:2006AJ....131.1163S. doi:10.1086/498708.
  9. ^ a b c “NED results for object NGC 3921”. National Aeronautics and Space Administration / Infrared Processing and Analysis Center. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Hải Phòng] Cùng thư giãn tại Time Coffee Núi Đèo
[Hải Phòng] Cùng thư giãn tại Time Coffee Núi Đèo
Không gian tại quán là một lựa chọn lí tưởng với những người có tâm hồn nhẹ nhàng yên bình
Review phim “Hôn lễ của em”
Review phim “Hôn lễ của em”
Trai lụy tình cuối cùng lại trắng tay! Trà xanh mới là người lí trí nhất!
Đại hiền triết Ratna Taisei: Tao Fa - Jigokuraku
Đại hiền triết Ratna Taisei: Tao Fa - Jigokuraku
Tao Fa (Đào Hoa Pháp, bính âm: Táo Huā) là một nhân vật phản diện chính của Thiên đường địa ngục: Jigokuraku. Cô ấy là thành viên của Lord Tensen và là người cai trị một phần của Kotaku, người có biệt danh là Đại hiền triết Ratna Ratna Taisei).
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Bộ phim kể về Yutaro - nhân vật chính, một cậu học sinh cấp 3 "học giỏi, chơi giỏi" nhưng tất cả những điều đó chỉ khiến cậu ta càng thêm trống rỗng và cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và vô vị