Ngư lôi MK-48

Ngư lôi hạng nặng Mark 48
Các kỹ thuật viên đang tiến hành bảo trì ngư lôi Mark 48 vào năm 1982.
LoạiNgư lôi hạng nặng
Nơi chế tạoHoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Phục vụ1972–present (Mod 1)[1]

1988–present (ADCAP)

2008–present Mod 7 Common Broadband Advanced Sonar System (CBASS)
Sử dụng bởiHải quân Hoa Kỳ
Brazilian Navy
Royal Australian Navy
Royal Canadian Navy
Royal Netherlands Navy
Republic of China Navy
Lược sử chế tạo
Người thiết kếGould, Inc.[1]
Naval Surface Warfare Center
Năm thiết kế1967[1]
Nhà sản xuấtGould/Honeywell (Mod 1)
Hughes Aircraft (ADCAP) Westinghouse Naval Systems Cleveland Ohio
Giá thành$894,000 (1978 USD)[2]
$3,500,000 (ADCAP) (1988)[3]
$3,800,000 (CBASS)(2005 USD)[4]
$5.39m (2022) [5]
Thông số
Khối lượng3.434 lb (1.558 kg) (original), 3.695 lb (1.676 kg) (ADCAP)
Chiều dài19 ft (5,8 m)[6]
Đường kính21 in (530 mm)[6]

Tầm bắn hiệu quả38 km (24 mi; 21 nmi) at 55 kn (102 km/h; 63 mph) or 50 km (31 mi; 27 nmi) at 40 kn (74 km/h; 46 mph) (estimated),[6][7]
officially "greater than 5 dặm [4,3 nmi; 8,0 km]"
Đầu nổhigh explosive plus unused fuel
Trọng lượng đầu nổ647 lb (293 kg)[6]
Cơ cấu nổ
mechanism
proximity fuze

Động cơswash-plate piston engine; pump jet
Chất nổ đẩy đạnOtto fuel II
Độ sâu tối đa500 fathoms,[6] 800 m (2.600 ft) (estimated),[7] officially "greater than 1,200 ft"[8]
Tốc độ55 kn (63 mph; 102 km/h)[6] (estimated)[7]
officially "greater than 28 kn (52 km/h; 32 mph)"
Hệ thống chỉ đạoCommon Broadband Advanced Sonar System
Nền phóngsubmarine

Mark 48 cùng với phiên bản nâng cấp Advanced Capability (ADCAP) là một loại ngư lôi hạng nặng của Hải quân Hoa Kỳ. Chúng được thiết kế để tấn công các tàu ngầm năng lượng hạt nhân lặn ở độ sâu lớn cùng với các tàu mặt nước.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngư lôi Mark 48 ban đầu được phát triển với tên gọi REsearch TORpedo Concept II (RETORC II), một trong số các loại vũ khí theo khuyến nghị bởi Project Nobska, một nghiên cứu vào mùa hè năm 1956 về tác chiến chống ngầm.[9] Ngư lôi Mk-48 được thiết kế vào cuối những năm 1960s nhằm tạo ưu thế cho Hải quân Mỹ trước hạm đội tàu ngầm của Liên Xô. Ngư lôi được đưa vào trang bị từ năm 1972, thay thế cho các loại ngư lôi Mk-37, Mk-14Mk-16 làm vũ khí chính trên các tàu ngầm của Hải quân Mỹ.[3] Với việc Liên Xô chế tạo và đưa vào vận hành tàu ngầm Đề án 705 Lyra năm 1977, Mỹ quyết định đẩy nhanh tốc độ chương trình ADCAP, nhằm tạo ra một nâng cấp toàn diện cho ngư lôi Mk-48. Các cuộc thử nghiệm được tiến hành trên các ngư lôi nhằm cải tiến đặc tính thủy âm và điện tử. Phiên bản mới nhất của Mk-48 là Mk-48 Mod 4, được thử nghiệm và đưa vào trang bị từ năm 1985, đưa vào trang bị vào năm 1988. Từ đó đến nay, ngư lôi đã được tiến hành cải tiến nhiều lần. Tính đến năm 2012 Mk-48 Mod 6 đã được đưa vào trang bị; phiên bản Mod 7 được bắn thử nghiệm vào năm 2008 trong cuộc tập trận Rim of Pacific Naval. Tính đến năm 2001, Hải quân Mỹ có trong trang bị 1.046 ngư lôi Mk-48.[7] Năm 2017, công ty Lockheed sản xuất khoảng 50 quả ngư lôi mỗi năm.[10]

Triển khai

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngư lôi Mk-48 được thiết kế để phóng đi từ ống phóng ngư lôi của tàu ngầm. Ngư lôi Mk-48 được trang bị trên các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio, tàu ngầm lớp Seawolf, tàu ngầm lớp Los Angeles, và tàu ngầm lớp Virginia. Nó cũng được trang bị trong Hải quân Canada, Australa, và Hà Lan. Hải quân Hoàng gia Anh không lựa chọn trang bị ngư lôi Mark 48, thay vào đó họ sử dụng ngư lôi nội địa Spearfish.

Mk-48 và Mk-48 ADCAP được điều khiển qua dây nối với tàu ngầm mẹ. Nó cũng có cảm biến chủ động và thụ động để tiến hành tìm kiếm, theo dõi và tấn công mục tiêu. Ngư lôi Mark 48 được thiết kế để nổ dưới ki tàu mặt nước, phá vỡ và tiêu diệt mục tiêu. Trong trường hợp bắn trượt mục tiêu, nó có khả năng quay trở lại tấn công thêm lần nữa.[11]

Động cơ

[sửa | sửa mã nguồn]

Sử dụng động cơ swashplate piston engine với nhiên liệu monopropellant đơn nguyên Otto fuel II.

Cảm biến và các cải tiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu dò của ngư lôi Mk 48 có trang bị sonar chủ động. Theo một số báo cáo, cảm biến của ngư lôi có khả năng phát hiện từ trường và điện trường xung quanh. Điều này có thể là do ngư lôi có cuộn điện từ trường trong đầu đạn, có khả năng cảm nhận được từ trường thay đổi do khối lượng kim loại ki tàu tạo ra, và kích nổ đầu đạn ở một khoảng cách xác định.

Ngư lôi đã được phát triển và nâng cấp qua nhiều phiên bản. Vào những năm 1990s, phiên bản Mod 6 của ADCAP đã cải tiến giảm độ ồn của động cơ ngư lôi, khiến nó khó bị phát hiện hơn.

Ngư lôi Mk48 Mod 7 Common Broadband Advanced Sonar System (CBASS) được tối ưu hóa cho việc hoạt động ở độ sâu lớn và cả vùng nước nông ven bờ và có khả năng chống lại các biện pháp đối phó của đối phương.[8] Ngư lôi Mod 7 tăng độ rộng băng thông sonar, bổ sung thêm khả năng truyền/thu tín hiệu ping sonar ở băng tần rộng hơn, được trang bị công nghệ phân tích tín hiệu tốt hơn, cho phép nó theo dõi và tấn công mục tiêu tối hơn.[12]

Map with Mark 48 operators in blue

Current operators

[sửa | sửa mã nguồn]

Future operator

[sửa | sửa mã nguồn]

References

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Jolie, E.W. (15 tháng 9 năm 1978). “A Brief History of US Navy Torpedo Development: Torpedo Mine Mk48”. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ Polmar, Norman. "The Ships and Aircraft of the U.S. Fleet: Torpedoes". United States Naval Institute Proceedings, November 1978, p. 159.
  3. ^ a b “MK 48”. Federation of American Scientists Military Analysis Network. www.fas.org. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2011.
  4. ^ “Mark 48 CBASS”. www.deagel.com.
  5. ^ “New Look at Air Force's Ship-Killing Smart Bomb in Action, Seeker Details Revealed”. 22 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ a b c d e f Thomas, Vincent C. The Almanac of Seapower 1987. Navy League of the United States (1987). ISBN 0-9610724-8-2. p. 190.
  7. ^ a b c d “Mk 48 ADCAP”. Jane's Naval Forces News. www.janes.com. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2011.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
  8. ^ a b "US Navy Fact File: Heavyweight Torpedo - Mark 48 Lưu trữ 2020-07-02 tại Wayback Machine", US Navy, 17 January 2009, Retrieved 10 March 2010.
  9. ^ Friedman, Norman (1994). U.S. Submarines Since 1945: An Illustrated Design History. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. tr. 109–114. ISBN 1-55750-260-9.
  10. ^ Osborn, Kris (24 tháng 11 năm 2017). “Navy Engineers New Lethal, Super High-Tech Mk 48 Torpedo”. Scout.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2017.
  11. ^ D'Costa, Ian. “This is what makes the Mark 48 one of the deadliest torpedoes ever built”. We are the mighty. Mighty Networks. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2018.
  12. ^ The U.S. Navy's New Lethal Torpedo Is Almost Ready for War - Nationalinterest.org, 31 May 2016
  13. ^ Gady, Franz-Stefan (9 tháng 9 năm 2016). “US Agrees to Supply Taiwan With Advanced Torpedoes”. The Diplomat. After many years of delay, the United States will finally approve the sale of advanced MK-48 heavyweight torpedoes to Taiwan, an unnamed official of Taiwan’s Ministry of National Defense told Defense News. According to local Taiwanese media reports, the “problem” over the purchase of the MK-48 has “now been resolved” and the MK-48 is included in this year’s military budget request, currently being debated in Taiwan’s Legislative Yuan. The sale of the torpedoes was first requested during the presidency of George W. Bush. Neither the United States nor Taiwan has officially confirmed the deal. It is also unclear how many torpedoes will be sold and under what timeframe. Once procured, the MK-48 Mod 6 Advanced Technology (AT) heavyweight torpedoes will be installed aboard the two Hai Lung-class (improved Dutch Zwaardvis-class) submarines, according to the source.
  14. ^ “U.S. to sell Taiwan $180-million worth of torpedoes”. The Globe and Mail Inc. Reuters. 20 tháng 5 năm 2020.
[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Raytheon Bản mẫu:Mark-series torpedoes

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cơ bản về nến và cách đọc biểu đồ nến Nhật trong chứng khoán
Cơ bản về nến và cách đọc biểu đồ nến Nhật trong chứng khoán
Nền tản cơ bản của một nhà đầu tư thực thụ bắt nguồn từ việc đọc hiểu nến và biểu đồ giá trong chứng khoán
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Chưa bao giờ trong lịch sử có nền kinh tế của một quốc gia hồi phục nhanh như vậy sau chiến tranh và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Review hòn đảo nhiệt đới Siargao Philippines 3 ngày 2 đêm
Review hòn đảo nhiệt đới Siargao Philippines 3 ngày 2 đêm
Siargao là một hòn đảo phía Đông Nam Philippines, nổi tiếng với hình dáng giọt nước mắt tear-drop
Cách quản lý thời gian để học tập sao cho tốt
Cách quản lý thời gian để học tập sao cho tốt
Cùng tìm hiểu cách quản lý thời gian tối ưu cho việc học tập của một học bá Đại học Bắc Kinh