Ngữ tộc Munda | |
---|---|
Khu vực | Ấn Độ, Bangladesh |
Phân loại | Nam Á
|
Phân nhánh | Kherwari
Korku
Kharia-Juang
Koraput
|
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-2 và 639-5 | mun |
Glottolog | mund1335 [1] |
Ngữ tộc Munda là một nhánh của ngữ hệ Nam Á, được khoảng 9 triệu người ở miền trung và miền đông Ấn Độ và Bangladesh sử dụng.
Ngữ tộc này nói chung được đặt ở vị trí đối lập với ngữ tộc Môn-Khmer ở Đông Nam Á, nghĩa là chúng có quan hệ họ hàng xa với tiếng Việt và tiếng Khmer. Nguồn gốc của ngữ tộc này vẫn chưa được xác định, nhưng có giả thuyết cho rằng đây là những ngôn ngữ bản địa đã bị suy giảm tầm quan trọng ở miền đông Ấn Độ. Ho, Munda và Santal là những ngôn ngữ tiêu biểu trong ngữ tộc này.
Ngữ tộc này thường được chia làm hai ngữ chi: ngữ chi Bắc Munda, được nói tại cao nguyên Chota Nagpur ở Jharkhand, Chhattisgarh, Bengal, và Odisha, và ngữ chi Nam Munda, được dùng ở miền Trung Odisha và dọc ranh giới bang Andhra Pradesh và Odisha.
Ngữ chi Bắc Munda, tiêu biểu là ngôn ngữ Santhal, là ngữ chi lớn hơn, chiếm khoảng 9/10 số người nói trong ngữ tộc Munda. Ngôn ngữ Munda và ngôn ngữ Ho chiếm số lượng người nói nhiều tiếp sau ngôn ngữ Santhal. Tiếp theo là ngôn ngữ Korku và Sora. Các ngôn ngữ còn lại trong ngữ chi được nói bởi các nhóm dân tộc nhỏ, sống cách biệt và hầu như không được biết đến.
Đặc điểm của ngữ tộc Munda là ba số (số ít, số hai, và số nhiều), hai giống (động vật và phi động vật), có phân biệt "chúng tôi" với "chúng ta" và có sử dụng hoặc là hậu tố hoặc trợ từ để chia thì. Trong hệ thống ngữ âm Munda, đa phụ âm không được dùng thường xuyên trừ trường hợp nó đứng giữa một từ. Ngoại trừ ở ngôn ngữ Korku với các âm tiết thể hiện sự khác nhau khi đi với thanh điệu cao và thanh điệu thấp, các ngôn ngữ Munda còn lại đều có ngữ điệu theo quy luật.
Ngữ tộc Munda được nhất trí chia làm năm nhánh. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các nhánh vẫn còn là đề tài tranh cãi.
Hệ thống phân đôi của Diffloth (1974) được chấp nhận rộng rãi hơn:
Gregory Anderson vào năm 1999 đề nghị phân loại như sau:[2] Các ngôn ngữ riêng lẻ được viết nghiêng.
Tuy nhiên, năm 2001, Anderson tách Juang và Kharia ra từ nhánh Juang-Kharia và bỏ Gtaʔ từ nhánh cũ Gutob-Remo-Gtaʔ. Do đó, đề xuất năm 2001 của ông có năm nhánh cho phân nhóm Nam Munda.
Anderson (2001) tuân theo Diffloth (1974), ngoại trừ việc phủ nhận tính hợp lệ của Koraput. Thay vì thế, ông đề nghị, trên nền tảng của các so sánh hình thái học, phân nhóm Tiền-Nam Munda nên được chia trực tiếp thành 3 nhóm con của Diffloth: Kharia-Juang, Sora-Gorum (Savara), và Gutob-Remo-Gtaʼ (Remo).[3]
Theo ông, phân nhóm Nam Munda bao gồm năm nhánh sau, còn phân nhóm Bắc Munda thì vẫn giữ nguyên như cách phân loại của Diffloth (1974) và Anderson (1999).
Proto-Sora-Gorum Proto-Juang <- -> Proto-Kharia <- -> Proto-Gutob-Remo <- -> Proto-Gtaʔ
Tuy thế, Diffloth (2005) lại giữ Koraput nhưng bỏ phân nhóm Nam Munda và phân Kharian-Juang vào nhóm Bắc:
Munda |
| ||||||||||||||||||||||||
|origmonth=
và |origdate=
(trợ giúp)
|origmonth=
và |origdate=
(trợ giúp)|origmonth=
và |origdate=
(trợ giúp)|origmonth=
và |origdate=
(trợ giúp)|origmonth=
và |origdate=
(trợ giúp)|origmonth=
và |origdate=
(trợ giúp)