Nguyễn Phúc Miên Tể

Nghĩa Quốc công
義國公
Hoàng tử nhà Nguyễn
Thông tin chung
Sinh21 tháng 10 năm 1822
Mất5 tháng 12 năm 1844 (22 tuổi)
An tángPhường Thủy Biều, Huế
Hậu duệ2 con trai
1 con gái
Tên húy
Nguyễn Phúc Miên Tể
阮福綿宰
Tên tự
Trọng Chân (仲真)
Tên hiệu
Tùng Thự (松墅)
Thụy hiệu
Cung Đạt Nghĩa Quốc công
恭達義國公
Thân phụNguyễn Thánh Tổ
Minh Mạng
Thân mẫuAn tần
Hồ Thị Tùy

Nguyễn Phúc Miên Tể (chữ Hán: 阮福綿宰; 21 tháng 10 năm 18225 tháng 12 năm 1844), tựTrọng Chân (仲真), hiệu Tùng Thự (松墅)[1], tước phong Nghĩa Quốc công (義國公), là một hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng tử Miên Tể sinh ngày 7 tháng 9 (âm lịch) năm Nhâm Ngọ (1822), là con trai thứ 18 của vua Minh Mạng, mẹ là Ngũ giai An tần Hồ Thị Tùy[2]. Hoàng tử là người con thứ ba của bà An tần. Khi ra ở phủ riêng, ông xem nhiều sách vở, thông thuộc kinh thư, có học hạnh. Ông là người khiêm tốn, biết giữ phép tắc[1].

Năm Minh Mạng thứ 20 (1839), vua cho triệu 7 hoàng tử còn nhỏ tuổi chưa được phong tước vào chầu, trong đó có Miên Tể, sai làm thơ ngay trước mặt để vua xem học lực. Miên Tể và các hoàng tử Miên Vũ, Miên Bật, Miên Thủ lời thơ thông ý đều được gia thưởng; Miên Tích làm thơ chưa hợp cách, cũng châm chước cho qua; riêng hai hoàng tử Miên Thần, Miên Trữ đều bỏ giấy trắng, bị phạt 3 tháng lương[3]. Vua truyền chỉ quở mắng các thầy giảng tập của các hoàng tử, bắt từ nay phải chú tâm dạy dỗ, nếu các hoàng tử không được công trạng gì sẽ bị nghị tội không tha[3].

Năm Minh Mạng thứ 21 (1840), ông được vua cha phong làm Tư Nghĩa Quận công (思義郡公)[4]. Cùng năm đó, vua cho đúc các con thú bằng vàng để ban thưởng cho các hoàng thân anh em, các hoàng tử công và hoàng tử chưa được phong tước. Quận công Miên Tể được ban cho một con hải mã bằng vàng nặng 6 lạng 9 đồng cân[5].

Năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), Giáp Thìn, ngày 26 tháng 10 (âm lịch), quận công Miên Tể qua đời, hưởng dương 23 tuổi[2]. Mộ của ông được táng tại Nguyệt Biều (nay thuộc phường Thủy Biều, Huế), cạnh tẩm mộ của Phong Hòa Công chúa Nhu ThuậnTương An Quận vương Miên Bảo; còn phủ thờ của ông được dựng ở phường Vĩnh Lợi, Huế[2].

Nghe tin ông mất, vua lấy làm thương tiếc, nghỉ chầu 3 ngày, ban 1000 quan tiền và các đồ khâm liệm, cho đi đường hầm để chôn, nơi nghỉ ngơi, quan tài các việc, truy tặng làm Nghĩa Quốc công (義國公), thụyCung Đạt (恭達)[1]. Vua sai Ninh Thuận công Miên Nghi, hoàng tử thứ tư của Minh Mạng, ban cho rượu tế và sai các quan đến tế cùng[1].

Tuy Lý vương Miên Trinh có làm bài văn viếng ông rằng[1]:

Tính ông tĩnh mặc, cung kiệm tự giữ. Chăm học ngồi thường giường, dấu giày không ra đến ngõ. Cổng sân tĩnh mịch, cây cỏ tốt um, bàn ghế đầy bụi, sắt cầm đứt dây. Tay chán quản bút, giá để đầy sách tôi đòi được dạy học, lúc già biết làm thơ." Lại nói: "Giữ tính khiêm tốn, để tiện bè, tiến thoái có lễ độ, men tường mà chạy[6]. Chỗ có đông người, nói cười có ý tứ. Cẩn thận ít nói, không ai khen không ai trách. Không thiết chơi thứ gì, chỉ thích đọc sách cổ, học đến nơi đến chốn lắm, nhưng cũng khá chăm siêng, tưởng rằng vẫn còn cùng chiếu học tập, ngờ đâu đã vội về nấm cỏ khôn. Người mất, của còn, anh em thương xót.

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh chị em

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài quốc công Miên Tể, bà An tần còn sinh được thêm 2 hoàng tử và 1 hoàng nữ, là:

  • Anh trai: Tương An Quận vương Miên Bảo, hoàng tử thứ 12.
  • Em trai: Hòa Thạnh vương Miên Tuấn, hoàng tử thứ 37.
  • Chị gái: Phong Hòa Công chúa Nhu Thuận, hoàng nữ thứ 8.

Quốc công Miên Tể có 2 con trai và 1 con gái. Ông được ban cho bộ chữ Thù (殳) để đặt tên cho các con cháu trong phòng[7]. Con trai trưởng của ông là công tử Hồng Hào, lúc đầu tập phong làm Đôn Nghĩa Đình hầu (敦義亭侯), sau vì có tội bị đoạt tước phong. Cháu nội của quốc công Miên Tể là Ưng Linh tập phong Tá quốc khanh (奉國卿)[1].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Đại Nam liệt truyện, tập 3, quyển 6 – phần Nghĩa Quốc công Miên Tể
  2. ^ a b c Nguyễn Phúc tộc thế phả, tr.298
  3. ^ a b Đại Nam thực lục, tập 5, tr.570
  4. ^ Đại Nam thực lục, tập 5, tr.672
  5. ^ Đại Nam thực lục, tập 5, tr.695
  6. ^ Theo điển của Chính Khát Phủ nước Lỗ khắc vào cái đỉnh rằng: một lần phong thì khom lưng xuống, hai lần phong thì cúi rạp lưng xuống, ba lần phong thì rạp đầu xuống rồi noi tường mà chạy. Ý nói: càng nhận phong tước cao càng khiêm cung.
  7. ^ Đại Nam thực lục, tập 6, tr.755
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Gần như ai cũng biết, khi nói về 1 người Nga bất kỳ ta mặc định anh ta là Ivan
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nigredo là một Magic Caster và nằm trong những NPC cấp cao đứng đầu danh sách của Nazarick
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
Sau bài viết về Hutao với Đạo giáo thì giờ là Xiao với Phật giáo.
Cảm nhận sách: lối sống tối giản thời công nghệ số - Cal Newport
Cảm nhận sách: lối sống tối giản thời công nghệ số - Cal Newport
Cuốn sách “lối sống tối giản thời công nghệ số” là một tập hợp những quan điểm, suy tư của Cal Newport về cách sử dụng công nghệ ngày nay