Nhóm Địa phương

Thiên hà dị hình trong Nhóm Địa phương Sextans A cách Trái Đất 4,3 triệu năm ánh sáng. Các ngôi sao sáng màu vàng lớn là thuộc về Ngân Hà. Có thể thấy các ngôi sao trẻ màu xanh trong thiên hà Sextans A.
Sự phân bố của nguyên tố sắt (theo thang đo logarit) trong bốn thiên hà lùn vệ tinh của Ngân Hà.

Nhóm Địa phươngnhóm các thiên hà bao gồm Ngân Hà, Thiên hà Tiên Nữ, Thiên hà Tam Giác, NGC 300, NGC 55, NGC 404, ...

Nhóm này chứa hơn 54 thiên hà trong đó có các thiên hà lùn. Tâm hấp dẫn của nhóm nằm ở vị trí đâu đó gần giữa Ngân Hà và thiên hà Tiên Nữ. Nhóm Địa phương có đường kính hơn 10 triệu năm ánh sáng (3,1 mêgaparsec) và sự phân bố của các thiên hà trong nhóm tạo nên nhóm có hình quả tạ[1]. Nhóm này có khối lượng vào khoảng 1,29±0,14 ×1012 M[1]vận tốc phân tán vào khoảng 61±8 km/s.[2] Nhóm Địa phương thuộc về nhóm thiên hà lớn hơn gọi là Siêu đám Xử Nữ (hay Siêu đám Địa Phương).[3]

Hai thiên hà lớn nhất trong nhóm là Ngân Hà và thiên hà Thiên hà Tiên Nữ. Hai thiên hà xoắn ốc này có các thiên hà vệ tinh bao gồm:

Bản đồ

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu đồ minh họa vị trí Trái Đất và Ngân Hà trong vũ trụ quan sát được. (Click here for smaller image.)

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]
Thiên hà xoắn ốc
Tên Loại Chòm sao Ghi chú
Thiên Hà Tiên Nữ (M31, NGC 224) SA(s)b Tiên Nữ Thiên hà lớn nhất trong nhóm, nặng ước chừng 125% khối lượng của Ngân Hà.

Đường kính: 220.000 năm ánh sáng, khối lượng: (1,15±0,35)×1012 lần khối lượng Mặt Trời, số sao: 1 nghìn tỷ

Ngân Hà SBbc Nhân Mã (trung tâm) Đường kính: 175±25 nghìn năm ánh sáng, khối lượng: (1,3±0,3)×1012 khối lượng Mặt Trời, số sao: (2,5±1,5)×1011.[5][6]
Thiên hà Tam Giác (M33, NGC 598) SA(s)cd Tam Giác Lớn thứ 3, thiên hà trọng tâm duy nhất trong nhóm Địa phương và có thể là thiên hà vệ tinh của Thiên hà Tiên Nữ. Nó có khối lượng khoảng 50 tỷ khối lượng Mặt Trời và có khoảng 60 tỷ ngôi sao.
Thiên hà elip
Tên Loại Chòm sao Ghi chú
M32 (NGC 221) E2 Tiên Nữ Vệ Tinh của Thiên hà Tiên Nữ
Thiên hà vô định hình
Tên Loại Chòm sao Ghi chú
Wolf–Lundmark–Melotte Ir+ Kình Ngư
IC 10 KBm hoặc Ir+ Tiên Hậu
Đám Mây Magellan Nhỏ(SMC, NGC 292) SB(s)m pec Đỗ Quyên Vệ tinh của Ngân Hà, là thiên hà lớn thứ 6 trong Nhóm Địa phương

Khối lượng: 7 × 10⁹ khối lượng Mặt Trời

Thiên Hà lùn Đại Khuyển Irr Đại Khuyển Vệ tinh của Ngân Hà
Thiên hà lùn Song Ngư (LGS3) Irr Song Ngư
IC 1613 (UGC 668) IAB(s)m V Kình Ngư
Thiên hà lùn Phượng Hoàng Irr Phượng Hoàng
Thiên hà lùn Leo A (Leo III) IBm V Sư Tử
Thiên Hà lùn Bảo Bình IB(s)m Bảo Bình Khoảng cách 3,2 triệu năm ánh sáng. Khá biệt lập trong không gian, thành viên của Nhóm Địa phương được khám phá vào năm 1999.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Karachentsev, I. D.; Kashibadze, O. G. (2006). “Masses of the local group and of the M81 group estimated from distortions in the local velocity field”. Astrophysics. 49 (1): 3–18. Bibcode:2006Ap.....49....3K. doi:10.1007/s10511-006-0002-6.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ van den Bergh, Sidney (1999). “The local group of galaxies”. The Astronomy and Astrophysics Review. Springer. 9 (3–4): 273–318 (1999). Bibcode:1999A&ARv...9..273V. doi:10.1007/s001590050019. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2012.
  3. ^ R. B. Tully (1982). “The Local Supercluster”. Astrophysical Journal. 257: 389–422. Bibcode:1982ApJ...257..389T. doi:10.1086/159999.
  4. ^ Miller, Bryan W.; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2001), “The Star Formation History of LGS 3”, The Astrophysical Journal, 562 (2): 713–726, arXiv:astro-ph/0108408, Bibcode:2001ApJ...562..713M, doi:10.1086/323853
  5. ^ http://www.atlasoftheuniverse.com/galaxies.html
  6. ^ https://arxiv.org/abs/1503.00257

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Thiên hà Tam Giác

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan