Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú
| |
---|---|
Phân bố địa lý | Đông Dương |
Phân loại ngôn ngữ học | Nam Á
|
Ngữ ngành con |
|
Glottolog: | khmu1236[1] |
Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú là một nhóm các ngôn ngữ trong ngữ hệ Nam Á được sử dụng chủ yếu ở miền bắc Lào, cũng như ở nước láng giềng như phía bắc Việt Nam và miền nam Vân Nam, Trung Quốc. Tiếng Khơ Mú là ngôn ngữ có nhiều người nói nhất trong nhóm này.
Paul Sidwell (2015) cho rằng quê hương của Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú nằm ở nơi hiện là tỉnh Oudomxay, miền bắc nước Lào.
Các ngôn ngữ thuộc Nhóm ngôn ngữ Khơ mú là:
Có một số bất đồng về việc tiếng Bit thuộc Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú hay Palaung; Svantesson tin rằng nó rất có thể thuôc Nhóm ngôn ngữ Palaung và đôi khi nó được đặt trong Nhóm ngôn ngữ Mảng, nhưng hầu hết các phân loại ở đây đều coi chúng thuộc Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú. Tương tự, Diffloth cho rằng tiếng Xinh Mun thuộc Nhóm ngôn ngữ Mảng và tiếng Kháng thuộc Nhóm ngôn ngữ Palaung.
Ngôn ngữ Bumang được phát hiện gần đây cũng có khả năng là thuộc Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú hoặc Palaung. Jerold A. Edmondson coi nó có liên quan mật thiết nhất với tiếng Kháng. Ngoài ra, tiếng Quảng Lâm là một ngôn ngữ được chứng thực kém ở Việt Nam có thể liên quan chặt chẽ với tiếng Kháng hoặc tiếng Bit.
Theo phân loại truyền thống nó thuộc về nhánh Bắc Môn-Khmer của ngữ tộc Môn-Khmer, nhưng theo các phân loại gần đây hơn, nó thuộc về ngữ tộc Khasi-Khơ Mú. Nó bao gồm các phân nhóm sau:
Chỉ có tiếng Khơ Mú là ngôn ngữ duy nhất trong nhóm có số lượng tương đối lớn người sử dụng, trong khi các ngôn ngữ khác, như tiếng Mlabri, chỉ có rất ít người sử dụng. Tồn tại một sự chưa đồng thuận trong việc đặt nhánh Khao, trong bài này liệt kê như là một phần của cây ngôn ngữ Khơ Mú, nhưng nó có thể trên thực tế là thuộc nhóm Khơ Mú hay nhóm Palaung; theo nhà ngôn ngữ học Svantesson thì tiếng Khao và tiếng Bit tốt nhất nên phân loại như là thuộc nhóm Palaung[2]