Phú Mỹ

Phú Mỹ
Thị xã
Thị xã Phú Mỹ
Quốc lộ 51 đoạn chạy qua trung tâm phường Phú Mỹ

Tên cũTân Thành
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhBà Rịa – Vũng Tàu
Trụ sở UBNDđường Độc Lập, khu phố Vạn Hạnh, phường Phú Mỹ
Phân chia hành chính5 phường, 5 xã
Thành lập12/4/2018[1]
Loại đô thịLoại III
Năm công nhận2020[2]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Văn Thắm
Bí thư Thị ủyHuỳnh Văn Danh
Địa lý
Tọa độ: 10°34′50″B 107°05′6″Đ / 10,58056°B 107,085°Đ / 10.58056; 107.08500
MapBản đồ thị xã Phú Mỹ
Phú Mỹ trên bản đồ Việt Nam
Phú Mỹ
Phú Mỹ
Vị trí thị xã Phú Mỹ trên bản đồ Việt Nam
Diện tích333,84 km²
Dân số (2018)
Tổng cộng223.688 người
Thành thị165.525 người (69%)
Nông thôn58.163 người (31%)
Mật độ671 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính754[3]
Biển số xe72-E1-E2
Websitephumy.baria-vungtau.gov.vn

Phú Mỹ là một thị xã thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.

Thị xã được thành lập năm 2018 trên cơ sở nâng cấp huyện Tân Thành.

Với vị trí địa lý thuận lợi nằm dọc theo sông Thị Vải - Cái Mép, nơi đây tập trung các khu công nghiệp, cụm cảng biển nước sâu của tỉnh và khu vực và là một trong những địa phương có tổng thu ngân sách dẫn đầu cả nước.

Hiện nay, địa phương được định hướng phát triển các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, dịch vụ hậu cần và công nghệ cao.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã được đặt tên theo thị trấn huyện lỵ huyện Tân Thành - Thị trấn Phú Mỹ, vốn là một xã và một làng ở trong vùng. Làng Phú Mỹ bắt nguồn từ 2 làng đã có từ thế kỷ 19 - Phú ThạnhMỹ Xuân. Năm 1934, Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định sáp nhập hai làng này thành làng mới đặt tên là Phú Mỹ.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Phú Mỹ nằm ở phía tây của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có vị trí địa lý:

Thị xã nằm dọc theo quốc lộ 51, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 40 km và cách thành phố Bà Rịa khoảng 20 km.

Điều kiện tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Phú Mỹ có diện tích tự nhiên là 333,84 km², dân số năm 2019 là 221.030 người.

Địa hình của thị xã tương đối bằng phẳng. Ở trung tâm và phía Đông Nam có hai khối núi Thị VảiNúi Dinh với đỉnh cao nhất trên 450m. Phía tây và tây nam khu vực đầm lầy và rừng ngập mặn tiếp giáp với sông Thị Vải đổ ra vịnh Gành Rái.

Phía đông và đông bắc có địa hình bán trung du, với nhiều sông suối, ao hồ thủy lợi. Tiêu biểu là các hồ Đá Đen, Châu Pha, Suối Nhum.

Các sông suối tiêu biểu: suối Tiên, suối Đá, suối Nhum, sông Xoài.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ hành chính thị xã Phú Mỹ

Thị xã Phú Mỹ có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước và 5 xã: Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc Tiên. Trong đó, phường Phú Mỹ là trung tâm hành chính của thị xã.

Đơn vị hành chính cấp xã Phường Phú Mỹ Phường Mỹ Xuân Phường Hắc Dịch Phường Phước Hòa Phường Tân Phước Tân Hải Tóc Tiên Tân Hòa Châu Pha Sông Xoài
Diện tích (km²) 31,87 38,93 32,00 54,68 29,75 22,42 30,64 33,78 32,53 29,19
Dân số (người) 29.738 32.345 16.565 16.126 15.182 10.091 2.862 9.237 10.916 5.983
Mật độ dân số (người/km²) 933 831 518 295 510 450 85 301 336 205
Năm thống kê 2018 2018 2018 2018 2018 2003 1999 2003 2003 1999
Năm thành lập 2018 2018 2018 2018 2018 2003 1994 2003 1994 1994
Nguồn: Website thị xã Phú Mỹ

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Con người đã sinh sống ở Phú Mỹ từ thời tiền sử. Tại các di chỉ Gò Cây Me, Gò Cá Sỏi (xã Tân Hòa, thị xã Phú Mỹ), các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di vật đồ gốm, đá và xương có niên đại khoảng 3500 - 3000 năm cách ngày nay.[4]

Bản đồ hạt Bà Rịa năm 1881 cho thấy khu vực thị xã Phú Mỹ hiện nay tương ứng với các làng Mỹ Xuân, Phú Thạnh, Phước Hòa

Từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, khu vực này thuộc vương quốc cổ Phù Nam, rồi sau đó bị sáp nhập vào lãnh thổ Chân Lạp.

Trong các thế kỷ 16-17, triều đình Chân Lạp bước vào thời kỳ suy vong do nội chiến và chia rẽ. Cuộc hôn nhân giữa vua Chey Chetta IICông nữ Ngọc Vạn đã tạo điều kiện cho chúa Nguyễn lập đồn thu thuế và dựng dinh điền ở xứ Mô Xoài.

Do chiến tranh, nội loạn, từ thế kỷ 16-17, lưu dân Việt ở các vùng Thuận-Quảng và miền Trung Việt Nam đã di cư vào trong Nam.[5] Nhiều người đã chọn định cư tại xứ Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay) và lập các thôn, làng dọc theo các cửa sông, cửa biển. Trên khu vực Phú Mỹ ngày nay có các làng Phú Thạnh, Mỹ Xuân, Phước Hòa và nhiều thôn ấp rải rác trên quốc lộ 51.

Năm 1698, Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lý, lập ra phủ Gia Định gồm 2 huyện Tân Bình và Phước Long. Khu vực Phú Mỹ khi đó thuộc tổng Phước An, thuộc huyện Phước Long. Đến năm 1808, khi các tổng trở thành huyện, thì Phú Mỹ nằm trong tổng Phước Hưng, huyện Phước An, Phủ Phước Long, thuộc Trấn Biên Hòa.

  • Làng Phú Thạnh: có đình Phú Thạnh, sau đổi thành đình Phú Mỹ do hai làng Mỹ Xuân và Phú Thạnh sáp nhập thành làng Phú Mỹ.
  • Làng Mỹ Xuân:
  • Đình thần Phước Hòa xây dựng năm 1852 thờ tướng Nguyễn Long Môn.

Khu vực phía Đông thị xã Phú Mỹ chủ yếu là vùng đất sinh sống của người Chơ ro, được xếp vào tổng An Trạch

Pháp thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi chiếm Nam Kỳ Lục tỉnh năm 1864, Pháp chia vùng đất Bà Rịa thành các hạt thanh tra, sau đổi thành hạt tham biện. Huyện Phước An xưa đổi thành nằm trong hạt Bà Rịa. Trong đó, các làng ở phía tây thị xã Phú Mỹ nằm trong tổng An Phú Hạ của huyện này. Địa bàn

Ngày 30-08-1866, hạt thanh tra Bà Rịa tiếp nhận 03 tổng: An Trạch, Long Cơ, Long Xương từ hạt thanh tra Bảo Chánh giải thể chuyển sang. Địa bàn của tổng An Trạch tương ứng với khu vực phía Đông thị xã Phú Mỹ ngày nay.

Bản đồ tỉnh Bà Rịa năm 1930. Có thể thấy các làng người Kinh ở phía Tây và làng Thượng ở phía Đông thị xã Phú Mỹ

Ngày 14-01-1899, Thống đốc Nam kỳ cho thành lập làng Hội Bài từ ba ấp: Ngã Tư, Cái Đôi, Ba Gian của làng Long Hương. Ngoài ra, chính quyền cho nhập hai tổng An Trạch và Cơ Xương thành Cơ Trạch gồm 15 làng. Trong đó, có 3 làng Hắc Dịch, Phước Chỉ, Bằng La thuộc tổng Cơ Trạch có địa bàn ở khu phía đông thị xã Phú Mỹ ngày nay.

Như vậy khu vực Phú Mỹ khi đó có 4 làng : Mỹ Xuân, Phú Thạnh, Phước Hòa, Hội Bài, Hích Dịch, Phước Chỉ, Bằng La.

Dân số các làng ở khu vực Phú Mỹ (1901)
Làng Dân số
Tổng An Phú Hạ
Hội Bài 584
Phước Hòa 739
Phú Thạnh 405
Mỹ Xuân ?
Tổng Cơ Trạch
Hích Dịch ?
Bằng La ?
Phước Chỉ ?

Ngày 22 tháng 1 năm 1934, Thống đốc lại cho sáp nhập hai làng Phú Thạnh và Mỹ Xuân thành làng Phú Mỹ thuộc tổng An Phú Tân. Như vậy về mặt hành chính, khu vực này chỉ còn 3 làng: Phú Mỹ, Phước Hòa và Hội Bài và các làng Hắc Dịch, Bằng La, Phước Chỉ ở tổng Cơ Trạch.

Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịaquần đảo Trường Sa. Vùng đất thị xã Phú Mỹ ngày nay tương ứng với tổng An Phú Tân, quận Châu Thành, tỉnh Phước Tuy. Tổng An Phú Tân gồm 4 xã : Phú Mỹ, Phước Hòa, Phước Lễ và Long Hương.

Những năm 1954-1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đưa nhiều người di cư từ miền Bắc vào Nam. Nhiều cộng đoàn Công giáo đã được tái định cư tại các khu vực dọc theo quốc lộ 15 (tức Quốc lộ 51 ngày nay) hình thành nên các họ đạo Chu Hải, Láng Cát, Phước Lộc.

Dân số các khu vực Phú Mỹ[6]
Số ấp Dân số
Quận Long Lễ
Phú Mỹ 1 1.181
Phước Hòa 10 4.853
Quận Đức Thạnh
Hắt Dịch 4 không có số liệu
Tổng cộng 6.034

Ngày 23 tháng 12 năm 1961, quận Đức Thạnh được thành lập trên cơ sở bốn xã của tổng Cơ Trạch (gồm xã Hắc Dịch) tách từ quận Châu Thành.

Năm 1962, quận Châu Thành đổi tên thành quận Long Lễ. Từ lúc nay đến ngày thống nhất, khu vực này là các xã Phú Mỹ, Phước Hòa thuộc quận Long Lễ, và xã Hắc Dịch thuộc quận Đức Thạnh. Xã Hắc Dịch gồm các 4 ấp: Cây Dầu, Thống Nhất, Châu Pha, Lò.

Về phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, khu vực thị xã Phú Mỹ được xếp vào huyện Châu Đức thành lập năm 1965 từ hai huyện Châu Thành và Đức Thạnh.

Với vị trí chiến lược, địa hình hiểm trở, nhiều hang động, sông, suối, Núi Dinh là địa bàn tranh chấp ác liệt giữa các bên tham chiến trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Từ năm 1952, các lực lượng cách mạng của Thị ủy Bà Rịa, Tỉnh ủy Bà Rịa - Long Khánh, Thị ủy Vũng Tàu và Thành đoàn Sài Gòn - Gia Định đã lập căn cứ tại đây.[7] Năm 1961, các lực lượng cách mạng còn xây dựng hệ thống địa đạo tại xã Hắc Dịch với tổng chiều dài 2.500 m nhằm bảo vệ lực lượng và lưu giữ vũ khí, lương thực.[8] Các lực lượng quân sự thuộc Việt Nam Cộng hòa và Đồng minh đã mở hàng trăm trận càn quét, huy động nhiều vũ khí, hỏa lực tấn công nhưng không thể phá nổi các căn cứ ở khu vực này. Đến thời điểm đầu năm 1975, nơi đây là địa điểm tập kết quân lớn trong cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 1975.[9] Hiện nay các di tích cách mạng này đều đã được công nhận và xếp hạng.

Thống nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 2 năm 1976, chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam sáp nhập ba tỉnh gồm Biên Hòa, Phước Tuy và Long Khánh thành tỉnh Đồng Nai, đồng thời, các quận chuyển thành huyện. Hai quận Long Lễ và Đức Thạnh được hợp lại thành huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai.

Khuôn viên chùa trên núi Tóc Tiên

Chính quyền huyện Châu Thành tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát động người dân về quê hương tổ chức khai hoang, ổn định sản xuất nông nghiệp. Về thủy lợi, huyện đã đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, như nạo vét kênh mương và xây dựng đập Sông Xoài (Châu Pha), đập sông Dinh (Bà Rịa).[10] Thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp, huyện đã phát động chương trình làm ăn hợp tác xã. Đồng thời, huyện đã bố trí lực lượng lao động từ 4 xã dọc Lộ 51 và Bà Rịa đi kinh tế mới tại các vùng Châu Pha, Hắc Dịch sản xuất.[10]

Ngày 8 tháng 12 năm 1982, Chính phủ tách xã Hắc Dịch và xã Long Hương để thành lập xã kinh tế mới lấy tên Châu Pha. Đồng thời, chia xã Phước Hòa thành 2 xã Phước Hòa và Hội Bài, và chia xã Phú Mỹ thành 2 xã Mỹ Xuân và Phú Mỹ.

Vòng xoay trung tâm Hắc Dịch

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới thành lập.[11]

Huyện Tân Thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 45-CP[12]. Theo đó:

  • Thành lập huyện Tân Thành trên cơ sở tách các xã Phú Mỹ, Hội Bài, Phước Hòa, Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Châu Pha; khu kinh tế mới Tóc Tiên và 800 ha diện tích tự nhiên của thôn Phước Tân, thị trấn Bà Rịa thuộc huyện Châu Thành cũ
  • Chuyển xã Phú Mỹ thành thị trấn Phú Mỹ (thị trấn huyện lỵ huyện Tân Thành)
  • Chia xã Hắc Dịch thành 2 xã Hắc Dịch và Sông Xoài
  • Thành lập xã Tóc Tiên trên cơ sở khu kinh tế mới Tóc Tiên.
Một cao ốc tại thị trấn Phú Mỹ

Huyện Tân Thành có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Phú Mỹ và 7 xã: Châu Pha, Hắc Dịch, Hội Bài, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Sông Xoài, Tóc Tiên.

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, chia xã Hội Bài thành 2 xã: Tân Hải và Tân Hòa, chia xã Phước Hòa thành 2 xã: Phước Hòa và Tân Phước[13].

Thực hiện chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chính quyền địa phương đã cho thiết lập nhiều khu công nghiệp trên khu vực huyện Tân Thành. Từ năm 1996 đến nay, lần lượt các khu công nghiệp ra đời, bao gồm: KCN Mỹ Xuân A (1996), KCN Phú Mỹ 1 (1998), Mỹ Xuân B1 (1998), Mỹ Xuân A2 (2001), Cái Mép (2002) và KCN Phú Mỹ 2 (2008).

Những năm 1992 trở đi, chính phủ Việt Nam bắt đầu quan tâm đầu từ cụm cảng biển Cái Mép - Thị Vải làm cảng nước sâu chiến lược của Việt Nam. Năm 2005, Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết cụm cảng này.[14] Từ đó các dự án cảng biển và dịch vụ hậu cần lớn nhỏ tại Cái Mép đã được triển khai xây dựng, đem lại nhiều thay đổi chiến lược về hạ tầng và kinh tế - xã hội cho thị xã Phú Mỹ.

Nhờ sự phát triển các khu công nghiệp và dịch vụ hậu cần cảng biển, doanh thu từ thuế và dịch vụ đã giúp cho huyện Tân Thành thay đổi từ diện mạo địa phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội. Nếu như 1994, trên địa bàn huyện tỷ trọng công nghiệp chiếm 8,59%, dịch vụ 24,33% và nông nghiệp là 67,08% thì đến năm 2014, tỷ trọng công nghiệp đã chiếm 72%, dịch vụ 24,75% và nông nghiệp còn 3,25%.[15]

Những năm 2011 trở đi, huyện Tân Thành đã đầu tư xây dựng hàng loạt công trình hạ tầng đô thị mới, như quy hoạch và thi công hệ thống đường nội đô cho thị trấn Phú Mỹ và các xã, các khu dân cư tập trung kiểu mẫu, trung tâm văn hóa thể thao.[16]

Ngày 7 tháng 10 năm 2013, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 969/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Phú Mỹ mở rộng là đô thị loại IV.[17]

Đến năm 2017, huyện Tân Thành có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phú Mỹ (huyện lỵ) và 9 xã: Châu Pha, Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tân Phước, Tóc Tiên.

Thị xã Phú Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 12 tháng 4 năm 2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 492/NQ-UBTVQH14[1]. Theo đó:

  • Thành lập thị xã Phú Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Tân Thành.
  • Chuyển thị trấn Phú Mỹ và 4 xã: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Tân Phước thành 5 phường có tên tương ứng.

Sau khi thành lập, thị xã Phú Mỹ có 333,84 km² diện tích tự nhiên và 175.872 người với 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước và 5 xã: Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc Tiên.

Ngày 24 tháng 11 năm 2020, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1484/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Phú Mỹ là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.[2]

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan nhà nước ở thị xã Phú Mỹ bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Đảng Cộng sản Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thị xã Phú Mỹ (Thị ủy Phú Mỹ) là cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm thực thi đường lối của đảng và lãnh đạo chính quyền địa phương. Cơ quan điều hành đảng bộ là Ban chấp hành Đảng bộ, được bầu tại Đại hội Đảng bộ thị xã khóa 6, nhiệm kỳ 2020-2025. Người đứng đầu cơ quan này là ông Nguyễn Văn Việt, Bí thư Thị ủy, nhậm chức từ năm 2022.[18]

Văn phòng Thị uỷ đặt tại số 2, đường Lê Duẩn, phường Phú Mỹ.

Hội đồng nhân dân

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng nhân dân thị xã Phú Mỹ (HĐND) giữ vai trò hành pháp và giám sát Ủy ban nhân dân và các ngành chức năng ở địa phương. Hội đồng này quyết định các vấn đề của địa phương, ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn trên địa bàn mình, ở các cấp dưới mình và các vấn đề mà các cấp trên (tỉnh, trung ương) phân bổ.

Các đại biểu hội đồng nhân dân được cử tri thị xã trực tiếp bầu lên tại kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo phương pháp bầu theo khối (block voting). Theo đó, toàn thị xã được chia thành 7 khu vực bầu cử nhiều đại diện. Cử tri tại mỗi đơn vị chọn ra 5 đại biểu hội đồng nhân dân từ danh sách ứng viên tại khu vực mình. Do bầu cử quốc hội diễn ra theo chu kỳ 5 năm, nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân thường kéo dài 5 năm.

Hội đồng nhân dân thị xã Phú Mỹ hiện nay là Hội đồng khóa 5 nhiệm kỳ 2021–2026 bao gồm 35 đại biểu được bầu tại kỳ Bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XV. Đứng đầu cơ quan này là ông Đặng Văn Hùng - Phó Chủ tịch.

Ủy ban nhân dân

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban nhân dân thị xã Phú Mỹ (UBND) là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ. Các thành viên của Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra và bổ nhiệm tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Vì vậy nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân thường trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân.

Ủy ban hiện tại được HĐND khóa 2021-2026 chọn ra với tổng cộng 16 thành viên, bao gồm Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch, và các Ủy viên phụ trách các vấn đề cơ yếu của thành phố như: nội vụ, tài chính, tài nguyên - môi trường, văn hóa - thông tin, giáo dục - đào tạo, kinh tế, y tế, tư pháp, an ninh quân sự.

Người đứng đầu UBND thị xã hiện nay là ông Nguyễn Văn Thắm.[19]

Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã đặt tại Trung tâm hành chính nằm trên đường Độc Lập, phường Phú Mỹ.

Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân

[sửa | sửa mã nguồn]

Tòa án Nhân dân thị xã Phú Mỹ là cơ quan xét xử của nước Việt Nam có thẩm quyển xét xử sơ thẩm tại khu vực. Trụ sở của tòa đặt tại đường Lê Duẩn.

Viện kiểm sát nhân dân thị xã Phú Mỹ là cơ quan thi hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Viện có trụ sở tại đường Nguyễn Tất Thành.

Một cảng biển ở Phú Mỹ

Thị xã Phú Mỹ là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất của tỉnh. Hàng loạt các nhà máy lớn đã xây dựng như: nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2 – 1, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 4, nhà máy thép VINA-KYOEI, nhà máy thép Pomina 2, nhà máy luyện phôi thép Pomina 3, nhà máy phân bón NPK, nhà máy gạch men Mỹ Đức, nhà máy sản xuất thùng phuy, các nhà máy xay lúa mì, bột mì, sản xuất hạt nhựa PVC, sản xuất nhựa đường, sản xuất ống thép, cốt thép, chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc.

Thị xã Phú Mỹ là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất của tỉnh. Tính đến năm 2023, trên toàn thị xã đã có 9 khu công nghiệp tập trung với tổng số vốn đầu tư 16.3 tỷ USD và 3 cụm công nghiệp.[20] Hàng loạt các nhà máy lớn đã xây dựng như: nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2 – 1, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 4, nhà máy thép VINA-KYOEI, nhà máy thép Pomina 2, nhà máy luyện phôi thép Pomina 3, nhà máy phân bón NPK, nhà máy gạch men Mỹ Đức, nhà máy sản xuất thùng phuy, các nhà máy xay lúa mì, bột mì, sản xuất hạt nhựa PVC, sản xuất nhựa đường, sản xuất ống thép, cốt thép, chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc.

Cao ốc ở trung tâm Phú Mỹ

Tại thị xã này tập trung các khu công nghiệp nặng và năng lượng lớn, đặc biệt là tại phường trung tâm Phú Mỹ. Khu công nghiệp khí – điện – đạm Phú Mĩ có tổng mức đầu tư hơn 6 tỷ USD với các nhà máy điện có tổng công suất lên đến 3900 MW, chiếm gần 40% tổng công suất điện năng của cả nước, nhà máy đạm Phú Mỹ có công suất 800.000 tấn phân đạm urê và 20.000 tấn amonia/năm. Ngoài ra, còn nhiều dự án nhà máy thép, nhà máy tổng hợp PVC khác tập trung tại đây. Rất nhiều cảng lớn đã được xây dựng bên dòng sông Thị Vải thuộc hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải.

Dân số thị xã Phú Mỹ kể từ năm 1994 đến nay
Năm Dân số Nguồn
1994 73.004
2009 107.000 Thống kê năm 2009
2015 171.139 Website thị xã Phú Mỹ [21]
2017 153.643
2018 175.872 Nghị quyết 492 thành lập thị xã Phú Mỹ
2019 221.030

Tính đến năm 2022, trên toàn thị xã có 16 dân tộc thiểu số như: Châu Ro, Hoa, Nùng, Mường... với 1.384 hộ/5.575 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 3% dân số toàn thị xã.[22]

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo

[sửa | sửa mã nguồn]
Vườn tượng trong chùa Đại Tòng Lâm

Phật giáo xuất hiện tại Phú Mỹ từ khoảng thế kỷ 16-17 cùng với đoàn người định cư từ miền ngoài. Trong thời kháng chiến, các chùa chiền, tịnh viện ở Núi Dinh là nơi che chở, nuôi dấu lực lượng cách mạng.

Thị xã có quần hội rất đông tăng ni và cơ sở thờ tự Phật giáo. Theo Ban trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tính đến đầu năm 2017, trên địa bàn thị xã Phú Mỹ tập trung nhiều chùa chiền Phật giáo nhất tỉnh, với 200/430 cơ sở thờ tự.[23] Các cơ sở này đa dạng về hình thức như chùa, tịnh xá, thiền viện, tu viện, và tịnh thất. Số lượng tăng ni tổng cộng có 2.988 vị, với 1.210 tăng và 1.778 ni.[24] Ngoài ra, còn có 1 trường Trung cấp Phật học đặt tại Chùa Đại Tòng Lâm.

Công tác Phật sự do Ban trị sự Giáo hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Phú Mỹ đặt trụ sở tại Chùa Đại Tòng Lâm đảm nhiệm. Số phật tử trên toàn thị xã là 35.732 người.

Công giáo

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà thờ Song Vĩnh

Cộng đồng Công giáo chiếm số tín đồ lớn nhất 49.689 người. Cộng đồng này xuất hiện từ thời điểm của cuộc di cư 54, khi chính quyền Ngô Đình Diệm đưa giáo dân từ miền Bắc vào Nam, và các cuộc di cư, khai hoang sau ngày thống nhất đến nay.

Trên địa bàn thị xã có 13 giáo xứ Công giáo nằm trong địa hạt của giáo hạt Long Hương, Giáo phận Bà Rịa. Có 3 cơ sở tu viện là Tu viện Mân Côi, Dòng nữ trợ thế Thánh Tâm Chúa Giêsu và Đan viện Xi tô Thánh mẫu Phước Sơn. Ngoài ra, có 1 Chủng viện (Đại chủng viện Thánh Tôma) tại phường Phước Hòa. Phần đông các nhà thờ và tu viện này này tọa lạc trên tuyến Quốc lộ 51.

Các tôn giáo khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Về đạo Tin lành, hiện có 3 chi hội và điểm nhóm thờ tự liên kết với Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam gồm các điểm: Tân Thành, Tân Phước và Hắc Dịch.

Đạo Cao đài có 2 thánh sở tại Mỹ Xuân và Tân Hòa, đều thuộc Hội thánh Cao đài Tòa thánh Tây Ninh.

Ngoài ra, còn có 3 đình làng tín ngưỡng dân gian người Việt tại các phường Mỹ Xuân, Phú Mỹ và Phước Hòa.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Theo quy hoạch, với lợi thế riêng về luồng nước sâu, cảng Thị Vải sẽ là cảng biển chính của hệ thống Cảng Sài Gòn trong tương lai gần. Thị xã Phú Mỹ cách sân bay Quốc tế Long Thành 30 km đường bộ.
  • Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dự kiến có chiều dài tuyến 77,6 km trong đó đoạn Biên Hòa – Phú Mỹ dài 38 km, Phú Mỹ – đường ven biển Vũng Tàu dài 28 km, đoạn nối từ đường ven biển Vũng Tàu – QL51C dài 2,8 km và đoạn nối Phú Mỹ – QL51 (vào cảng Cái MépThị Vải) dài 8,8 km.
  • Đường vành đai 4 với thiết kế chuẩn cao tốc với 12 làn xe kết nối từ cảng biển quốc tế Cái Mép về sân bay quốc tế Long Thành. Đây sẽ là tuyến đường chính thay thế cho QL51 trong tương lai. Hiện đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt vào năm 2013, dự kiến khởi công 2023.

Hợp tác - kết nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 29 tháng 3 năm 2022, thị xã Phú Mỹ đã ký kết văn kiện hợp tác với thành phố Monterey Park, bang California, Hoa Kỳ.[25] Đây là địa phương nước ngoài đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác với thị xã này.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị quyết số 492/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị xã Phú Mỹ và các phường thuộc thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
  2. ^ a b “Công nhận thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là đô thị loại III”. Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng. 24 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Khai quật di chỉ Gò Cây Me”. Bảo tàng lịch sử Việt Nam.
  5. ^ “Vùng đất Nam Bộ dưới thời Chân Lạp trông như thế nào?”. Dân Việt. 9 tháng 9 năm 2019.
  6. ^ Dân-số Việt-Nam theo đơn-vị hành-chánh trong năm 1965. Saigon: Viện quốc-gia thống-kê. 1967. tr. 79.
  7. ^ “Núi Dinh, điểm đến lý tưởng của Vũng Tàu”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ. ngày 20 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2023.
  8. ^ “Di tích địa đạo Hắc Dịch nguy cơ bị xóa sổ”. Báo Bà Rịa-Vũng Tàu. 7 tháng 4 năm 2012.
  9. ^ Linh Đan (ngày 24 tháng 3 năm 2020). “Núi Dinh - Sơn thủy hữu tình”. báo Bà Rịa – Vũng Tàu. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2023.
  10. ^ a b Đảng bộ huyện Châu Thành. “Châu Thành đấu tranh và xây dựng (1945-1985)” (PDF). Tuyên giáo Đồng Nai.
  11. ^ “Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội ban hành”.
  12. ^ “Nghị định 45-CP năm 1994 về việc thành lập thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành, huyện Châu Đức thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
  13. ^ “Nghị định 152/2003/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường thuộc thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành, chia huyện Long Đất thành huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
  14. ^ Bùi Cảnh (8 tháng 9 năm 2005). “TRÊN SÔNG CÁI MÉP – THỊ VẢI: MỘT HỆ THỐNG CẢNG HIỆN ĐẠI SẼ HÌNH THÀNH ?”. Báo Bà Rịa-Vũng Tàu.
  15. ^ “Tân Thành(Bà Rịa- Vũng Tàu): Điểm sáng trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư”.
  16. ^ Sa Huỳnh (16 tháng 12 năm 2016). “Huyện Tân Thành: Hạ tầng đô thị đi trước, tạo đà phát triển”. Báo Bà Rịa-Vũng Tàu.
  17. ^ “Thị trấn Phú Mỹ mở rộng được công nhận đô thị loại 4”. Báo Bà Rịa – Vũng Tàu điện tử.
  18. ^ Quang Vũ (7 tháng 9 năm 2022). “Ông Nguyễn Văn Việt giữ chức Bí thư Thị ủy Phú Mỹ”. Báo Bà Rịa-Vũng Tàu.
  19. ^ Đăng Khoa (29 tháng 6 năm 2021). “Kỳ họp thứ Nhất HĐND TX.Phú Mỹ: Bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND nhiệm kỳ 2021-2026”. Báo Bà Rịa-Vũng Tàu.
  20. ^ “Nền tảng vững chắc đưa thị xã Phú Mỹ tiến lên thành phố tương lai”. Nhân Dân. 1 tháng 11 năm 2023.
  21. ^ “Lịch sử hình thành”. Thị xã Phú Mỹ.
  22. ^ Diễm Quỳnh (15 tháng 11 năm 2022). “TX.Phú Mỹ quan tâm đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Báo Bà Rịa-Vũng Tàu.
  23. ^ “Báo cáo Tổng kết công tác Phật sự của Ban trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhiệm kỳ V (2012-2017)”. Kỷ yếu Đại hội Đại biểu Phật giáo Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ VI (2017-2022). NXB Hồng Đức: 37. 2017.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  24. ^ “Báo cáo Tổng kết công tác Phật sự năm 2019”. Báo cáo Tổng kết công tác Phật sự năm 2019.
  25. ^ “UBND TX.Phú Mỹ ký kết hợp tác với TP.Monterey Park, bang California, Hoa Kỳ”. Báo Bà Rịa-Vũng Tàu. 29 tháng 3 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Kanroji Mitsuri (Luyến Trụ) - Kimetsu No Yaiba
Nhân vật Kanroji Mitsuri (Luyến Trụ) - Kimetsu No Yaiba
Kanroji Mitsuri「甘露寺 蜜璃 Kanroji Mitsuri」là Luyến Trụ của Sát Quỷ Đội.
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Bộ phim kể về Yutaro - nhân vật chính, một cậu học sinh cấp 3 "học giỏi, chơi giỏi" nhưng tất cả những điều đó chỉ khiến cậu ta càng thêm trống rỗng và cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và vô vị
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Gần như ai cũng biết, khi nói về 1 người Nga bất kỳ ta mặc định anh ta là Ivan
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Vương miện Trí thức - mảnh ghép còn thiếu trong giả thuyết Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không