Phúc lợi xã hội là một bộ phận của thu nhập quốc dân, được dùng để làm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của người dân trong xã hội, chủ yếu là phân phối ngoài theo lao động.[1]
Phúc lợi xã hội bao gồm những chi phí xã hội:
Phúc lợi xã hội gồm 3 nhóm cơ bản:
Phúc lợi xã hội gồm 2 hình thức hoạt động:
Phúc lợi xã hội là phương tiện cần thiết để điều chỉnh các quan hệ xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, đồng thời xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc.
Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, việc tăng cường phúc lợi xã hội đã trở nên cần thiết để nhà nước có thể đáp ứng những nhu cầu của người dân. Trong quá trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, nhà nước Việt Nam cần có cái nhìn mới về phúc lợi xã hội. Điều kiện hiện nay đang khiến cho nhà nước không thể chi phí tràn lan cho phúc lợi xã hội. Nó phải tập trung vào những vấn đề thiết yếu nhất của người dân lao động, bảo đảm các thành phần kinh tế được công bằng và khuyến khích người dân tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển nước nhà. Phúc lợi xã hội không thể vượt quá khả năng của nền kinh tế, đồng thời cũng không bị động, cứng nhắc.