Quân đội viễn chinh Pháp vùng Viễn Đông

Quân đội viễn chinh Pháp vùng Viễn Đông
Corps Expéditionnaire Français en Extrême-Orient
CEFEO phù hiệu mang biểu tượng cái neo truyền thống của Hải quân Pháp
Hoạt động1945 – 26 Tháng Tư, 1956
Quốc gia Pháp
Phục vụPháp Quân đội Pháp
Phân loạiViễn chinh
Trang bịPháp, Anh, Hoa Kỳ
Tham chiếnChiến tranh Đông Dương
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Jean de Lattre de Tassigny

Quân đội viễn chinh Pháp vùng Viễn Đông (tiếng Pháp: Corps Expéditionnaire Français en Extrême-Orient, tắt là CEFEO) là một lực lượng quân đội viễn chinh của quân đội Liên hiệp Pháp thành lập ở Đông Dương thuộc Pháp trong năm 1945 trong thời gian Chiến tranh Thái Bình Dương. Sau đó, CEFEO đã chiến đấu và thất bại trong cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất trong cuộc chiến chống lại quân nổi dậy Việt Minh.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh Thái Bình Dương (1945)

[sửa | sửa mã nguồn]

CEFEO được thành lập vào đầu năm 1945 như là sự thay thế cho các Lực lượng viễn chinh Pháp vùng Viễn Đông cũ (Forces Expéditionnaires Françaises d'Extrême-Orient, FEFEO). Mục đích của nó là để hỗ trợ chính quyền Gilbert Sabattier có trụ sở tại Sài Gòn, chỉ huy "Lực lượng Pháp Đông Dương" (Forces Françaises d'Indochine)[1] và chỉ huy lực lượng Pháp quốc Tự do chiến đấu chống quân Nhật từ sau ngày Nhật đảo chính. Sau khi nước Pháp giải phóng và Đức Quốc Xã đầu hàng ở châu Âu, Pháp muốn khôi phục lại thuộc địa ở Đông Dương. Vào ngày 7 tháng 6 năm 1945, Leclerc được chỉ định làm chỉ huy của CEFEO. Vào ngày 22 tháng 6, Leclerc đã chuyển quyền chỉ huy Sư đoàn 2 Armored (2ème DB) - đơn vị nổi tiếng đã giải phóng Paris vào tháng 8 năm 1944 cho Đại tá Dio. Leclerc đã quyền chỉ huy Lực lượng Pháp Viễn Đông (Forces Françaises en Extrême-Orient) vào ngày 15 tháng 8.

Chiến tranh Đông Dương đầu tiên (1946–1954)

[sửa | sửa mã nguồn]
lính dù thuộc địa ở đồng bằng Bắc Bộ năm (1952)

Năm 1946, Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (1885–1945) và làm cho Phong trào giải phóng dân tộc nổi lên, lan tràn sang cả Lào, Campuchia. Phong trào dẫn đầu bởi Việt Minh, một phong trài chính trị kết hợp Chủ nghĩa dân tộcCộng sản. Chiến tranh bùng nổ và những năm đầu quân Pháp phải chống lại loại hình chiến tranh du kích, từ năm 1950 được các nước cộng sản hỗ trợ Lực lượng Việt Minh tăng cường sử dụng loại hình chiến tranh thông thường. Cuộc Chiến tranh Đông Dương đầu tiên chính thức kéo dài từ ngày 20 tháng 11 năm 1946 cho đến ngày 20 tháng 7 năm 1954 và được giải quyết bởi Hiệp định Genève.

Giải thể (1956)

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi người lính CEFEO cuối cùng rời khỏi Việt Nam, Lào và Campuchia vào năm 1956, lực lượng đã bị Tổng thống Pierre Jacquot giải tán.

Thành phần

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn lính CEFEO là các tình nguyện viên đến từ các lãnh thổ thuộc địa hoặc xứ bảo hộ của Liên hiệp Pháp tại Maghreb (Maroc, Algérie và Tunisia), châu Phi cận Sahara, Madagascar và Đông Nam Á. Ngoại lệ là Binh đoàn Lê dương Pháp của Pháp bao gồm chủ yếu là tình nguyện viên châu Âu (bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan và đáng chú ý nhất là người Đức).

Hầu hết các đơn vị thuộc địa không chuyên nghiệp (BPC), toàn bộ Tham mưu trưởng đều từ chính quốc Pháp, như một số bộ binh thuộc địa, các đơn vị pháo binh và chuyên gia.

Vào đầu tháng 11 năm 1953, các tình nguyện viên Liên hiệp Pháp đã trở về từ Chiến tranh Triều Tiên, họ khởi hành từ Incheon đến Việt Nam.[2] Họ sẽ tham gia vào Trận Đắk Pơ vào tháng 6 và tháng 7 năm 1954.

Tổng chỉ huy

[sửa | sửa mã nguồn]

Các chỉ huy ở Bắc Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tháng 5 năm 1947 - tháng 2 năm 1948: Thiếu tướng Raoul Salan;
  • Tháng 8 năm 1948 - tháng 9 năm 1949: Chuẩn tướng Charles Chanson;
  • Tháng 9 năm 1949 - tháng 11 năm 1950: Thiếu tướng Marcel Alessandri;
  • Tháng 2 năm 1951 - tháng 5 năm 1953: Trung tướng François de Linares;
  • Tháng 6 năm 1953 - tháng 10 năm 1954: Thiếu tướng René Cogny.

Các chỉ huy của Nam Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tháng 12 năm 1946 - tháng 2 năm 1948: Thiếu tướng Georges Nyo;
  • Tháng 2 năm 1948 - tháng 9 năm 1949: Chuẩn tướng Boyer de la Tour;
  • Tháng 9 năm 1949 - tháng 7 năm 1951: Chuẩn tướng Charles Chanson;
  • Tháng 9 năm 1951 - tháng 6 năm 1953: Thiếu tướng Paul-Louis Bondis.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Martin Thomas (1997). “Journal of Southeast Asian Studies, Vol. 28, 1997”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2018.
  2. ^ Departure of the French U.N. Korean battalion Lưu trữ 2007-09-29 tại Wayback Machine, French newsreels archives (Les Actualités Françaises), ngày 5 tháng 11 năm 1953
  3. ^ Mémoires - Fin d'un empire, Raoul Salan, tome 2, pages 285 et 412.
  4. ^ Agonie de l'Indochine (1953-1954), pages 3 et 278.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Genshin Impact] Tại sao Eula lại hot đến vậy
[Genshin Impact] Tại sao Eula lại hot đến vậy
Bài viết sẽ tổng hợp mọi nội dung liên quan đến nhân vật mới Eula trong Genshin Impact
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
Nói phim này là phim chuyển thể ngôn tình hay nhất, thực sự không ngoa tí nào.
Review game Kena: Bridge of Spirits
Review game Kena: Bridge of Spirits
Kena: Bridge of Spirits là một tựa game indie được phát triển bởi một studio Mỹ mang tên Ember Lab - trước đây là một hãng chuyên làm phim hoạt hình 3D và đã rất thành công với phim ngắn chuyển thể từ tựa game huyền thoại Zelda
Red Loong lại đeo một đống lò lửa trên lưng - Black Myth: Wukong
Red Loong lại đeo một đống lò lửa trên lưng - Black Myth: Wukong
Trong phần lore của Xích Nhiêm Long (Red Loong), có kể rất chi tiết về số phận vừa bi vừa hài và đầy tính châm biếm của chú Rồng này.