Quắc Quốc phu nhân | |
---|---|
Chân dung Quắc Quốc phu nhân, hình ảnh minh họa trong Bách mỹ tân vịnh đồ truyện (百美新詠圖傳) | |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | không rõ |
Mất | 756 |
Giới tính | nữ |
Gia quyến | |
Thân phụ | Dương Huyền Diễm |
Anh chị em | Dương Quý Phi, Hàn Quốc phu nhân Dương thị |
Người tình | Dương Quốc Trung, Đường Huyền Tông |
Gia tộc | họ Dương Hoằng Nông |
Quốc tịch | nhà Đường |
Quắc Quốc phu nhân Dương thị (chữ Hán: 虢國夫人楊氏; ? - 756), tên thật chưa rõ, một trong những người chị của Dương Quý phi.
Bà nổi tiếng có nhan sắc mà không cần trang điểm, được vinh hiển phong làm Mệnh phụ do em gái Dương Quý phi đắc sủng, đồng thời bị đồn có quan hệ loạn luân với anh họ Dương Quốc Trung.
Dương thị là người huyện Vĩnh Nhạc, Bồ Châu (nay là Vĩnh Tế, Vận Thành, tỉnh Sơn Tây), con gái thứ ba của Tư mã Tham quân Thục Châu Dương Huyền Diễm (楊玄琰). Thuở nhỏ, Dương thị ở cùng cha tại đất Tứ Xuyên, cũng có tài mạo. Lớn lên, Dương thị gả cho người họ Bùi, sinh ra một con trai là Bùi Huy (裴徽) và một con gái. Sau khi Dương Quý phi được Đường Huyền Tông sủng ái, là chị của Quý phi, Dương thị được Huyền Tông gọi là Tam di (三姨) và thụ phong tước hiệu [Quắc Quốc phu nhân], trong khi người chị cả Đại di là Hàn Quốc phu nhân còn người em gái Bát di là Tần Quốc phu nhân[1].
Cũng vì là chị của sủng phi, Quắc Quốc phu nhân cùng chị gái Hàn Quốc phu nhân và em gái Tần Quốc phu nhân được ân điển, có xe ngựa đưa rước, vải lụa châu báu chất đầy, trở nên vô cùng rựa rỡ. Mỗi khi Quắc Quốc phu nhân cùng hai người chị Tần Quốc, Hàn Quốc nhập triều, các mệnh phụ thậm chí công chúa cũng đều kiêng dè nhường trước[2]. Con trai Bùi Huy của bà, được cưới con gái của Thái tử Lý Hanh, tức là Cáo Quốc công chúa.
Được một thời gian, Tần Quốc phu nhân qua đời, chị của Quý phi chỉ còn Hàn Quốc và Quắc Quốc thụ ân sủng[3]. Do còn khá trẻ đã trở thành góa phụ, bản tính lại lẳng lơ thiếu giữ gìn, nên Quắc Quốc phu nhân một mặt dựa vào thế của Quý phi em mình mà sống sung túc, mặt khác lại liếc mắt đưa tình với Đường Huyền Tông, không hề có chút tránh kỵ mà ở cùng một phòng với anh họ Dương Quốc Trung của mình[4][5].
Trong thời gian đầu của Loạn An Sử, Đường Huyền Tông cùng Dương Quý phi đến đất Thục, Hàn Quốc và Quắc Quốc đi theo. Khi Chính biến Mã Ngôi xảy ra, Dương Quốc Trung bị binh sĩ giết chết, Dương Quý phi bị ban chết. Nghe tin bạo loạn cũng như cái chết của Dương Quốc Trung lẫn Quý phi, Quắc Quốc phu nhân cùng con cái và vợ của Quốc Trung là Bùi thị chạy đến Trần Thương (nay là Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây). Huyện lệnh Tiết Cảnh Tiên (薛景仙) nghe tin, cho người truy đuổi, Quắc Quốc phu nhân hoảng sợ đưa những người chạy trốn vào một khu rừng trúc, sau đó dùng vũ khí giết chết chính con trai, con gái của bà đồng thời cũng giết luôn Bùi thị, hòng sau đó tự mình cũng tự sát. Huyện lệnh Tiết Cảnh Tiên truy bắt đến đúng lúc Quắc Quốc phu nhân chỉ vừa thắt cổ, nên đem xuống và giải về quan phủ. Trong ngục, Quắc Quốc phu nhân do vết thương ứ đọng ở cổ mà cũng chết. Bà được mai táng ở vùng ngoại ô Trần Thương[6][7]. Chị của bà là Hàn Quốc phu nhân cũng bị giết trong cơn loạn binh[8].
Giai thoại về Quắc Quốc phu nhân: Một lần, vào sinh nhật của Đường Huyền Tông, bà đã chuẩn bị một tiết mục đặc biệt mừng sinh nhật hoàng thượng. Nhưng do luyện tập mệt mỏi nên đã thức dậy muộn, chưa trang điểm đã vội vàng vào cung. Huyền Tông thấy Quắc Quốc phu nhân tuy chưa trang điểm nhưng lại có vẻ đẹp khác thường, ánh mắt long lanh đa tình, đôi môi đỏ mọng hình như muốn mời gọi nam nhân, đôi má ửng hồng, những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, sức sống rào rạt như đóa phù dung sau cơn mưa.
Thi nhân Trương Hỗ (張祜) đã viết bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của bà:
|
|
Nhà thơ Đỗ Phủ cũng có bài thơ nói về sự vinh sủng và nhan sắc của Quắc Quốc phu nhân:
|
|
|