Quỷ học

Họa phẩm về hình ảnh quỷ ám (bóng đè)

Quỷ học (Demonology) là môn nghiên cứu có phương pháp về ma quỷ hay tín ngưỡng về ma quỷ.[1] Môn nghiên cứu này là một nhánh của thần học liên hệ đến các tồn tại siêu nhiên mà không phải thần linh. Nó nghiên cứu cả với những sinh thể thánh thiện không nằm trong vòng sùng bái hoặc giới hạn trong đó như các vị thần, và mọi loại sinh vật quái ác. Người chuyên môn hành nghề về quỷ học được gọi là quỷ học gia hay nhà quỷ học.

Từ nguyên của “demon” bắt đầu từ thời của Homer trở đi, nghĩa là sự sống thánh thiện, nhưng tên gọi trong tiếng Anh hiện nay hàm chứa ý nghĩa là hiểm ác. (Để giữ sự phân biệt, tiếng Anh khi đề cập đến các từ ngữ theo ý nghĩa trong tiếng Hy-lạp gốc thì sử dụng cách viết là “Daemon” hay “Daimon”.)

Ma quỷ, khi được coi là linh hồn, có thể thuộc về cả hai hạng linh hồn được quan niệm vật linh nguyên thủy thừa nhận; cũng chính là nói, chúng có thể là người (nhân loại), hoặc có thể không phải con người (phi nhân), linh hồn có thể xuất ly hoặc linh hồn lìa khỏi xác mà chưa bao giờ ở trong một cơ thể. Một sự phân biệt rõ nét thường được rút ra giữa hai hạng này, nhất là ở người Melanesia, vài nhóm người Châu Phi và những nơi khác; hay ví dụ loài Jinn (cự linh) ở Ả-rập không thể làm biến hóa linh hồn con người được; đồng thời các hạng này thường được quan niệm như là sản sinh những kết quả tương đồng với nó như bệnh tật.[2][3]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ “demonology” đi từ chữ δαίμων (daimōn) – nghĩa là “thần, thần lực, Thượng đế”, và chữ λογία (logia) – tức là “giảng nghĩa, giải thích”, trong tiếng Hy-lạp.[4]

Sự hiện diện của quỷ trong các nền văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số nhà khoa học cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều nằm trong sự chi phối của linh hồn. Mỗi linh hồn sẽ đảm nhận nhiệm vụ kiểu soát một nguyên tố tự nhiên hoặc thậm chí là một vật thể nhất định, và tất cả chúng sẽ nằm dưới sự chi phối của một linh hồn cấp cao hơn[5] Lấy ví dụ như những người Inuit tin vào sự hiện diện của linh hồn của biển đất và trời, gió, mây, và tất cả mọi thứ trong tự nhiên. Họ tin rằng tất cả mọi thứ từ những bờ vịnh nhỏ trên biển đến những hòn đảo hay những tảng đá nổi bật đều có một vị thần hộ mệnh của riêng mình.[6] Trong số chúng tồn tại những thể mang tính cách hung hãn, thường xuất hiện bởi lòng ham muốn của con người với thể giới siêu nhiên [7] Theo như văn hóa của người Hàn Quốc, có vô số ma quỷ đang tồn tại trong tự nhiên; chúng tồn tại cả trong những tòa nhà và có mặt tại mọi địa điểm.[6]

Các triết gia Hy Lạp như Porphyry, người chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Platon, đồng thời là cha sứ tại một nhà thờ thuộc Giáo hội Kitô giáo[8], cho rằng thế giới tràn ngập các linh hồn,[6], sau nay niềm tin của ông được củng cố thêm rằng ma quỷ nhận được sự thờ phượng từ những người tà giáo chống lại thần linh.[9]

Đặc điểm của thế giới tâm linh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hầu hết các nền văn hóa trên thế giới, sự ác cảm với thế giới tâm linh không hề phổ biến. Tại Trung Phi, người Mpongwe tin vào những linh hồn bản địa hiệt như những người Inuit, nhưng họ tin rằng chúng đa phần là vô hại đối với cuộc sống con người. Khi đi ngang qua những nơi trú ngụ của những linh hồn thì những người qua đường thường phải mang theo những vật cúng nho nhỏ như một món quà dành tặng đến những linh hồn ở nơi đây. Những hành vi quấy phá nhỏ đôi lúc xảy ra như ném cây xuống người qua đường được người bản địa tin rằng ra do những linh hồn gọi là Ombuiri gây nên.[6][10]

Chính vì vậy mà phần lớn linh hồn, đặc biệt là những loại liên quan đến hoạt động của tự nhiên, thường được coi là trung lập hoặc thậm chí là hiền hòa với con người: những người nông dân Châu Âu chỉ sợ hãi chọc phải vị Thần thực vật khi đào những rãnh ngô và lấy đi tài sản của thần thực vật trên lãnh thổ của họ; tương tự như vậy, không có lý do gì mà những linh hồn ít tương tác với con người hơn lại được coi là có ác ý, và chúng ta cũng đã khám phá ra rằng vị thần Petara của Người Dayak khác xa với thứ gọi là hung tàn và hiểm ác,[6] mà ngược lại được coi là người bảo vệ con người trong thầm lặng.[11]

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bamberger, Bernard Jacob, (ngày 15 tháng 3 năm 2006). Fallen Angels: Soldiers of Satan's Realm. Jewish Publication Society of America. ISBN 0-8276-0797-0
  • Rémy, Nicholas (1974). Demonolatry. University Books.

 Bài viết này bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộngChisholm, Hugh biên tập (1911). “Demonology”. Encyclopædia Britannica (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Animism at The Catholic Encyclopedia
  2. ^ "Demon" Lưu trữ 2007-10-16 tại Wayback Machine from Funk & Wagnalls New Encyclopedia, © 2006 World Almanac Education Group, retrieved from history.com
  3. ^ van der Toorn, Becking, van der Horst (1999), Dictionary of Deities and Demons in The Bible, Second Extensively Revised Edition, Entry: Demon, pp. 235-240, William B. Eerdmans Publishing Company, ISBN 0-8028-2491-9
  4. ^ Autenrieth, A Homeric Lexicon
  5. ^ Ludwig, Theodore M., The Sacred Paths: Understanding the Religions of the World, Second Edition, pp. 48-51, © 1989 Prentice-Hall, Inc., ISBN 0-02-372175-8
  6. ^ a b c d e  Một hoặc nhiều câu trước bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộngThomas, Northcote W. (1911). “Demonology”. Trong Chisholm, Hugh (biên tập). Encyclopædia Britannica. 8 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 5–8.
  7. ^ Rink, Henry (1875), "Chapter IV: Religion" of Tales and Traditions of the Eskimo, London, 1875, at sacred-texts.com
  8. ^ Cumont, Franz (1911), The Oriental Religions in Roman Paganism, Chapter VI: Persia, p. 267 at sacred-texts.com
  9. ^ Augustine, The City of God Lưu trữ 2006-10-04 tại Wayback Machine, Book 8, Chapters 24-25, at the Christian Classics Ethereal Library
  10. ^ Hamill Nassau, Robert (Rev.) M.D., S.T.D., (1904), Fetichism in West Africa, Chapter V: Spiritual Beings in Africa - Their Classes and Functions, Charles Scribners Son
  11. ^ Greem, Eda (c. 1909), Borneo: The Land of River and Palm at the Project Canterbury website
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Tại True Ending của Black Myth: Wukong, chúng ta nhận được cú twist lớn nhất của game, hóa ra Dương Tiễn không phải phản diện mà trái lại, việc tiếp nhận Ý thức của Tôn Ngộ Không
La Dolce Vita – 5 bí kíp để tận hưởng “cuộc sống ngọt ngào” kiểu Ý
La Dolce Vita – 5 bí kíp để tận hưởng “cuộc sống ngọt ngào” kiểu Ý
Theo nghiên cứu từ Đại học Leicester, người Ý thường khoẻ mạnh và sống lâu hơn so với nhiều quốc gia Châu Âu khác. Bí mật của họ là biến mọi khoảnh khắc cuộc sống trở nên ngọt ngào và đáng nhớ. Với họ, từng phút giây ở thời điểm hiện tại đều đáng thưởng thức bằng mọi giác quan.
Mình học được gì sau cú
Mình học được gì sau cú "big short" bay 6 tháng lương?
Nếu bạn hỏi: thị trường tài sản số có nhiều cơ hội hay không. Mình sẽ mạnh dạn trả lời có
Giải thích các danh hiệu trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Giải thích các danh hiệu trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Tổng hợp một số danh hiệu "Vương" trong Tensura